Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 74 - 82)

“Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng tác phẩm”; “cũng như kết cấu của những biểu hiện xã hội khác, kết cấu tác phẩm văn học không thể quy vào một sự tương quan của những hình thức thuần túy”[2; tr.98]. Kết cấu tác phẩm không chỉ là liên kết các hiện tượng của con người. Mối quan tâm lớn nhất của nhà văn là làm sao sắp xếp tài liệu để cho cái chính yếu được nổi bật lên, cái quan trọng gây được ấn tượng mãnh mẽ. Kết cấu tác phẩm thể hiện được quá trình vật

lộn của nhà văn với tài liệu sống, để biểu thị một chân lý khái qt. Nó cũng phản ánh q trình tư duy của nhà văn và quá trình vận động của tư duy ấy. Tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu. Tổ chức kết cấu của tác phẩm văn học có vai trị vơ cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành cơng của tác phẩm đó. Ở mỗi tác phẩm, nhà văn thường tạo nên một kết cấu khác nhau. Kết cấu sẽ góp phần bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của mỗi tác giả. Tìm hiểu kết cấu là tìm hiểu vai trò của sự kiện, biến cố, nhân vật được nhà văn tổ chức sắp xếp như thế nào trong tương quan gắn bó chặt chẽ với chủ đề tư tưởng. Để tìm hiểu về nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tơi đi vào các kiểu kết cấu sau.

3.2.1 Kết cấu đồng hiện

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, quá khứ, hiện tại và cả tương lai cùng hiện hữu ở cùng một thời điểm, đan cài và hịa quyện nhau, đơi khi khơng phân định rạch rịi. Trong đó, chúng ta thấy có những kiểu đồng hiện: đồng hiện giữa thực và ảo; giữa cuộc sống trần thế với cõi tâm linh.

Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, người đọc nhận thấy nội tâm nhân vật rất phức tạp và chằng chéo, không chỉ những nhân vật bình thường như Khẩn (Ngồi), người phụ nữ xưng “em” (Trí nhớ suy tàn)… mà cịn ở các nhân vật điên loạn như Tính (Thoạt kì thủy)…, các nhân vật này như sống và trải nghiệm ở cả hai thế giới thực và ảo.

Ở Thoạt kì thủy có rất nhiều giấc mơ của Tính được tái hiện, nó tạo nên sự mơ hồ ở cõi ảo, là khoảnh khắc vô thức của một người điên. Ở cuối tác phẩm, Nguyễn Bình Phương có thêm phần phụ chú liệt kê toàn bộ những giấc mơ của Tính, Hiền. Điều đặc biệt là những giấc mơ cứ đan cài với cuộc sống thực và nó thường lặp lại vào ngày 17 - ngày gắn nhiều với dấu tích tâm linh theo quan niệm của người phương Đông:

“Đêm 17

Trời trắng xóa. Có một vầng trăng đen, to bằng đít chén nằm ở đỉnh. Trời đổi thành đen, vầng trăng lại đỏ. Cứ thế đổi màu liên tục cho đến lúc choàng tỉnh” [33; tr.164];

Kiến nâu kéo hàng ngang đi qua mặt sông. Tiếng người léo nhéo, lộn xộn. Tự dưng núi Hột đến, lừng lững chốn hết tất cả. Nặng, khó thở. Người điên cười u ú, răng nhe ra. Trăng mọc trồi từ vách đá xám, lại to chốn núi. Ánh sáng sơi ùng ục…” [33; tr.164];

“Đêm 17 tháng sau

Sông Cái biến thành cái lưỡi, liếm khắp mặt ông Điện. Rắn bị lúc nhúc dưới chân, Tính chạy, nhưng khơng được.

Ơng Điện xọc dao vào cổ lợn. Lợn kêu, hóa thành ơng Khoa” [33; tr.165]. …

Ngịi bút Nguyễn Bình Phương thực sự biến hóa khi dẫn dắt người đọc di chuyển nhuần nhuyễn giữa cõi thực và cõi ảo trong tiểu thuyết Ngồi. Ở đó, nhân vật chao đảo giữa hai thế giới, một bên là hiện thực cuộc sống trần trụi và đầy bế tắc của Khẩn cùng những người xung quanh, đó là cuộc sống đời thường của Khẩn và Minh – người sống với Khẩn như vợ chồng nhưng không kết hôn, là Nhung – người tình cùng cơ quan, là Thúy – người bạn cũ với cuộc sống đầy uẩn khúc, là Hùng, Nghĩa, Thái với vô vàn chuyện đời tư chán nản. Bên cạnh đó, một thế giới khác mơ hồ, mong manh, sâu thẳm và thiêng liêng trong tiềm thức của Khẩn mỗi khi nghĩ về Kim - người con gái bí ẩn luôn xuất hiện và chia sẻ những tâm sự thầm kín nhất nơi Khẩn. Thế giới ảo xuất hiện hằng đêm trong những giấc mơ chập chờn với tiếng mõ vô danh đều đặn và nhẫn nại, cũng có khi nó xuất hiện trong những giấc mơ ban ngày, hay những ảo giác đến đột ngột như thể đơi khi hiện thực nứt tốc ra để lộ một vực sâu hun hút. Dường như cõi miền mờ ảo kia chực chờ đâu đó trong một góc khuất của hiện thực, hay trong một ngõ ngách của tâm hồn để bất cứ lúc nào cũng có thể hiện ra như những câu hỏi bất tận về ý nghĩa cuộc sống của con người, luôn luôn phức tạp, luôn luôn chằng chéo.

Bên cạnh kết cấu đồng hiện giữa cõi thực và ảo là sự đồng hiện giữa cuộc sống trần thế và đời sống tâm linh. Ở hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều có sự đan xen giữa cuộc sống thực nơi trần thế và cuộc sống thuộc về thế giới tâm linh. Nếu Vào cõi là sự pha trộn giữa thế giới thực xoay quanh cuộc

sống của Tuấn và chị em Vang, Vọng với thế giới ma mị qua cuộc sống và lời tiên đốn của Đơng điên thì Bả giời cũng có sự pha trộn tương tự giữa cuộc sống dân làng Phan với Tượng cùng những mộng mị, mê tín về sự biến mất của con gà, sự

xuất hiện của đôi rắn mào và câu chuyện đời tư của những hồn ma. Trong Những

đứa trẻ chết già, cuộc sống trần thế và tâm linh cũng đan cài đồng hiện. Có lẽ đây

là tác phẩm thể hiện rõ nét nhất sự đồng hiện song hành này. Không gian tiểu thuyết là mảnh đất Thái Nguyên, được tái hiện với vẻ hoang sơ, kì bí. Khơng gian này được tô đậm bằng những đoạn văn mở đầu phần “vô thanh” và mở đầu các “chương”:

“Vơ thanh I: Khơng khí ảm đạm và lưu cữu. Hồng hơn trung du bao giờ cũng rề rà, mỏi mệt. Những quả đồi chầm chậm lùi lại, chầm chậm xuất hiện. Đôi chỗ chè hoang mọc xanh đậm lên tận chóp đồi. Hương chè nhả ra chát đặc” [33; tr.14].

“Chương 2: Chiều mùa hạ. Trời vàng rực ẩn sau lớp rừng bị cháy tơ mướp đang cố gắng hồi sức. Những cơn gió hiếm hoi lóp ngóp bị lên từ lịng đất làm vô số lá khô và tàn tro bay loạn xạ khắp làng... Làng Phan co mình dưới ánh sáng lờ mờ, uể oải. Những ngôi nhà thưa thớt, mái cũ kĩ bị tốc lên trơng giống như tóc kẻ đi ngược gió” [33; tr.25].

“Vơ thanh II: Những quả đồi vẫn tiếp tục sinh ra. Con tàu từ từ trôi bên cạnh. Móng trâu đạp lên sỏi lạo xạo. Gã đánh xe xê dịch mơng cho đỡ mỏi. Khói thuốc từ mũi hai thanh niên phả về phía sau lãng đãng...” [33; tr.38].

...

Nguyễn Bình Phương đã chồng lên đó bao nhiêu khái niệm thời gian, làm sống dậy tất cả mọi yếu tố: quá khứ, hiện tại và cả tương lai, tiền kiếp và hậu kiếp. Trong tác phẩm, đồng hiện thời gian của một chuyến xe trâu, gầm gừ hai tiếng “vắt, diệt” và thời gian của biết bao sự kiện trong gia đình lão Liêm trải qua ba thế hệ: cụ Trường hấp, lão Liêm và Hải. Ở đây, trục thời gian của hai cốt truyện đồng hiện với nhau mà người đọc khơng biết đó là sự tiếp nối hay chỉ là sự song hành với nhau.

3.2.2 Kết cấu đa tuyến

Đặc trưng kết cấu văn học hậu hiện đại là sự phân rã cốt truyện và tính xoắn kép. Chính vì vậy mà trong văn học đương đại Việt Nam, các nhà văn thường sử dụng lối kết cấu đa tuyến, tức là cùng một cuốn tiểu thuyết mà có sự xuất hiện đồng thời, song hành của hai hay nhiều tuyến truyện rời rạc, có thể có hoặc không liên quan đến nhau. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương từ Bả

giời cho đến Ngồi hầu hết đều sử dụng một cách nhuần nhuyễn và thành công

dạng kết cấu này.

Ngay từ tiểu thuyết đầu tay (Bả giời) - một tác phẩm vẫn còn đơn giản về cốt truyện, chưa thực sự mang “sức nặng”, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng hai mạch truyện đan cài nhau. Mạch truyện thứ nhất và cũng là mạch truyện chính của tác phẩm là câu chuyện về làng Phan xung quanh cuộc sống nhân vật Tượng. Nhưng ở đâu đó, độc giả lại bắt gặp mạch truyện thứ hai là cuộc trò chuyện của những linh hồn vang vọng từ cõi chết. Tuy có mờ nhạt hơn mạch truyện thứ nhất nhưng nó lại góp phần tạo nên chỉnh thể cốt truyện cho Bả giời.

Bả giời, chúng ta dễ dàng nhận thấy đâu là tuyến truyện chính, đâu là

tuyến truyện phụ, nhưng đến các tác phẩm sau, điều này trở nên khó đốn định. Ngay tiểu thuyết thứ hai (Vào cõi), tác giả vẫn sử dụng hai mạch truyện song hành, tuy có rời rạc nhưng ít nhiều chúng cũng có sự liên quan với nhau xoay quanh cuộc sống nhân vật Vọng, nhưng cái khó xác định là cả hai mạch truyện này đều là mạch truyện chính của tác phẩm. Mạch truyện thứ nhất kể về câu chuyện của Tuấn – một anh chàng làm nghề bảo vệ ở khu chợ và tuyến nhân vật thứ hai kể về hai chị em Vang, Vọng. Việc khó phân “thắng bại” hai mạch truyện chính – phụ khơng chỉ ở nội dung mà về dung lượng phản ánh, chúng ta cũng thấy được sự đối xứng (Vào cõi có dung lượng văn bản là 130 trang, trong đó mỗi tuyến truyện này chiếm khoảng một nửa dung lượng của văn bản).

Tiểu thuyết Người đi vắng không chỉ tồn tại hai mạch truyện mà nó thể

hiện sự phức tạp khi cùng đưa ba mạch truyện vào tác phẩm. Trong đó mạch truyện về cuộc sống của gia đình Thắng, Hồn cùng đồng nghiệp là mạch nối với hai tuyến truyện còn lại: tuyến truyện về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn – Lương Lập Nham và tuyến truyện cuộc đời của những hồn ma. Ba mạch truyện này được phân định rõ ràng, trong đó mạch lịch sử kể về cuộc nổi dậy của nghĩa quân khởi nghĩa Đội Cấn ở Thái Nguyên trong quá khứ xa xăm, mạch đời thường thuật lại những biến cố trong gia đình Thắng, Hồn ở thì hiện tại và mạch truyện của những hồn ma trong cõi ảo vọng lại. Tuy có sự kết hợp giữa ba mạch truyện nhưng khơng khiến cho Người đi vắng rơi vào trạng thái rối các tình tiết, sự kiện mà cho thấy sự khéo léo, tài tình của tác giả trong việc đưa vào đề tài lịch sử cùng những yếu tố kì ảo xem lẫn với nhịp sống hiện tại của các nhân vật hiện tồn.

Những đứa trẻ đứa chết già vẫn là kết cấu đồng hiện với hai mạch truyện

chính nhưng ít nhiều hai mạch truyện này có mối quan hệ tương hỗ, nhân quả đến nhau. Tuyến truyện bốn người trên hành trình trở về làng từ chuyến xe trâu cũng là thời điểm mở ra kho báu. Mạch truyện này tạo đà cho mạch truyện thứ hai phát triển thêm kịch tính hơn, đó là câu chuyện về làng Phan và cuộc đi tìm “kho báu” bí ẩn.

Hai tuyến truyện đồng hiện trong Thoạt kì thủy có một độ “lệch” nhất định về thời gian. Mạch truyện thứ nhất kể về câu chuyện con Cú từ khi bị thương lúc mười một giờ mười lăm đến khi hồi phục và cất cánh bay dọc triền sông lúc mười hai giờ. Chỉ khoảng thời gian chưa đến năm mươi phút đó lại tương ứng với một vịng đời khoảng hai mươi năm, từ khi Tính ở trong bụng mẹ đến khi tự sát. Kết cấu của Thoạt kì thủy mang đậm chất kịch, có lẽ cuộc đời của Tính giống như một vở kịch được diễn trên sân khấu với khoảng thời gian bốn mươi lăm phút.

Ngồi cũng được đan cài giữa hai mạch truyện nhưng không phải là những

tuyến truyện rời rạc giữa cõi thực và cõi ảo, giữa hiện tại và quá khứ mà hai tuyến truyện này xoay quanh cuộc sống của Khẩn. Mạch truyện thứ nhất kể về đời sống hiện thực hằng ngày của Khẩn với những mối quan hệ tình yêu, bạn bè và đồng nghiệp. Tuyến truyện thứ hai nhỏ hơn, khơng liền mạch bởi nó xuất hiện trong suy nghĩ của Khẩn với những hồi ức về Kim.

Có lẽ, trong 7 cuốn tiểu thuyết chỉ có duy nhất Trí nhớ suy tàn là được tạo dựng bởi một mạch truyện chính kể về những dịng ý thức miên man của cô gái trẻ khi nhận ra chừng vài tháng nữa là trịn 26 tuổi, đi liền với đó là những kí ức của cơ với hai người tình. Kết cấu dịng ý thức được thể hiện đậm đặc hơn trong tiểu thuyết này.

Như vậy, việc tổ chức theo lối đồng hiện cùng lúc hai hay nhiều mạch truyện trong một tác phẩm đã làm tăng thêm tính đa âm cho tiểu thuyết. Những mạch truyện là những thế giới bình đẳng với nhau, không mạch nào lấn át mạch nào và chúng đều góp phần tạo dựng nên độ hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn tư tưởng nghệ thuật của mỗi tác phẩm.

3.2.3 Kết cấu dòng ý thức

Dòng ý thức được coi là một đặc điểm nổi bật của văn học của thế kỉ XX,

xúc, liên tưởng. Thuật ngữ này do nhà tâm lí học người Mỹ - Uyliam Jeams đặt vào cuối thế kỉ XIX, khi ơng cho rằng “ý thức là một dịng chảy, dịng sơng, trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, phi logic” [16; tr.75]. Dòng ý thức là trường hợp cực đoan của độc thoại nội tâm khi mà các mối liên hệ khách quan với mơi trường thực tại khó bề khơi phục lại. Với sự tác động phối hợp của giả thuyết Jeams, phân tâm học Freud, một số nhà văn phương Tây bắt đầu sáng tác để biểu hiện dòng ý thức, xem đây mới là cái chân thực của đời sống con người, mạnh dạn phơi bày các hoạt động và bí mật của nội tâm. Xây dựng các tác phẩm dịng ý thức, các nhà văn có ý vứt bỏ tính nhất qn và hồn chỉnh của cốt truyện, khơng chú ý bối cảnh, ngoại cảnh, câu văn không dùng dấu chấm, dấu phẩy. Các nhà văn sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật mới như đảo ngược thời gian, thời gian đồng hiện, hòa trộn thực hư, hiện tại, quá khứ và cả tương lai [16; tr.76].

M. Proust, J. Joyce là những tác giả được coi là tiêu biểu cho văn học dòng ý thức. Trong dòng văn học đương đại Việt Nam, nhất là sau thời kì đổi mới, kĩ thuật dịng ý thức đã được khai phá mạnh mẽ với những nhà văn như Võ Thị Hảo (Giàn thiêu), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Tạ Duy Anh (Thiên thần sám

hối), Nguyễn Bình Phương (Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Người đi vắng, Ngồi…).

Có thể nói, kết cấu dịng ý thức là kỹ thuật tự sự được các nhà văn sử dụng nhằm khám thế giới thầm kín tồn tại bên trong con người, tác phẩm được kết nối bằng các mảnh tâm trạng, tạo thành dòng ý thức của nhân vật. Trong Thoạt kì thủy, tác giả cũng sử dụng thành cơng kiểu kết cấu dòng ý thức, nhưng điều đặc

biệt là Nguyễn Bình Phương đã mượn những suy nghĩ của một người điên để áp dụng. Diễn biến nội tâm của nhân vật Tính khơng gì hơn chính là những dịng độc thoại nội tâm vô thức, bản thân nhân vật ấy cũng khơng thể ý thức được mình nói gì bởi đó là một người ln trong trạng thái điên loạn và dịng ý thức đó thường xuất hiện ở những giấc mơ: “Trơng ở giữa những đụn khói, ai cũng lẫn vào nhau, lẫn vào nhau. Tất cả đều mờ. Trăng khơng xuống được tóc, chỉ lơ lửng trên đầu. Trăng cười, vàng sắp thành đen rồi. Cứ nở mãi, nở mãi giữa các đụn khói đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 74 - 82)