Các thủ pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 88 - 98)

3.4.1 Sử dụng các yếu tố kì ảo

Theo các Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của

Rumani, Từ điển Pháp – Việt của các soạn giả khác nhau thì nội hàm của thuật ngữ “cái kì ảo” được hiểu như sau: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là những cái khơng mang tính chân thực, chỉ tn theo quy luật của tưởng tượng. Đó là cái kì quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc”, [6; tr.136]. Như vậy, cái kì ảo có thể hiểu là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được

tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, khơng hịa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng.

Sử dụng các yếu tố kì ảo là một trong những đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Hầu như ở tác phẩm nào, từ Bả giời cho đến Ngồi,

nhà văn đều vận dụng yếu tố kì ảo như một phương tiện nghệ thuật đắc lực. Ngồi các yếu tố kì ảo được lồng ghép trong khơng gian và thời gian như đã trình bày ở trên, cái kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cịn được thể hiện qua các nhân vật có yếu tố kì ảo, các biểu tượng kì ảo và các tình tiết kì ảo…

Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, người đọc như có cảm giác đang được lạc vào mê cung huyền bí và ma mị, bởi lẽ trong hầu hết tác phẩm của anh, yếu tố kì ảo ln song hành và tạo đà cho sự phát triển của diễn biến cốt truyện. Điều đầu tiên mà người đọc dễ nhận thấy chính là các nhân vật của nhà văn thường được miêu tả với những nét kì dị, khác thường cùng những khả năng thần bí, ma quái: “Mắt thị bị lép, lõng bõng mủ… Con mắt cịn lại của Đơng điên về đêm đỏ đòng đọc như mắt cáo. Làng đồn rằng mụ ngủ, bao giờ lưỡi cũng thè ra, rời tận mép chiếu thâm xịt” [29; tr.61]. Không những vậy, Đơng điên cịn thường xuyên ăn ngủ trên bãi tha ma và có thể đốn rất trúng những điều sẽ xảy ra. Hay nhân vật Bào mù (Những đứa trẻ chết già) cũng có linh cảm rất chính xác, hắn ta có thể biết khi nào con Nghê sẽ đến và đi. Ngồi ra cịn có nhân vật người đàn ơng trên chuyến xe trâu trở về làng cũng mang nhiều nét kì ảo, thần bí. Nhân vật này xuất hiện nửa hư, nửa thực và khiến độc giả luôn tự đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa ông ta với Hải, họ là hai con người độc lập hay là tiền kiếp, hậu kiếp của nhau, bởi giữa hai người có khá nhiều nét tương đồng. Yếu tố kì ảo cũng xuất hiện trở đi, trở lại trong Thoạt kì thủy, chủ yếu xuất hiện trong thế giới vô thức và nỗi sợ hãi của nhân vật, đó là những giấc mơ, những giấc mộng mị mê sảng, kì quái, một thế giới tràn ngập ánh trăng lạnh lẽo, máu tốt lên một vẻ man rợ, cịn đá thì có da có thịt và biết chảy máu: “Mỗi hòn đá vỡ là máu túa ra. Da thịt của đá mỏng manh lắm. Sánh sao được với nước sông cái…” [33; tr.31].

Điều khiến độc giả bị cuốn hút mạnh mẽ nhất khi đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng là các tình tiết kì ảo mang đậm chất tâm linh hóa, mọi thứ trở

nên mờ ảo, khơng hề có lời giải thích thấu đáo từ tác giả, vì vậy lịng tin của độc giả cũng mập mờ, khó xác định. Trong Vào cõi là các chi tiết Đơng điên đốn

trước được cái chết của ông Phan, biết được bí mật Vang có bầu và chơn con bên gốc cây roi; trong Bả giời là hình ảnh con gà Đĩ đực bỗng hóa thành tinh kêu khóc nỉ non trên núi, là đôi rắn mào quấn quanh chân Tượng cùng một ngày hai con rắn mào quấn vào bức tượng Phật trong chùa Hang làm cả dân làng náo loạn; trong

Những đứa trẻ chết già là hình ảnh cỗ xe trâu như vang vọng từ cõi âm, là con

Nghê lạ có khả năng mở ra kho báu, là kho báu ào ào chuyển động dữ dội nhưng cuối cùng khơng ai tìm được một chút của cải, báu vật nào; trong Người đi vắng là chi tiết Kỷ đào móng nhà thì thấy một khối bùng nhùng như người cịn nóng hổi rồi tự nhiên cái móng biến mất khung, nhà cũ lại hiện lên; là tiếng nói của Chung trong cõi vơ thức vang vọng lên, không phải chỉ mình Chung mà Thắng, Hà – những người làm việc với anh cũng có thể nghe thấy. Người đọc khơng biết lá thư lạnh lẽo mà anh ta thường xuyên nhận được là do ai gửi và lá bùa trên tủ có sức mạnh vơ hình ra sao nhưng nó có ma lực kì bí khiến ơng Huỳnh phải nhập viện khi nhìn vào nó; trong Thoạt kì thủy, Tính ln bị ám ảnh bởi trăng và bị ánh

trăng truy đuổi trong mỗi giấc mơ. Hay nhân vật “em” trong Trí nhớ suy tàn ln bị ám ảnh bởi cây điệp vàng và người đàn bà mặc áo vàng trong tưởng tượng; trong Ngồi là chi tiết bói chén ma quái, trận huyền đồ của ông già trong mơ của

Thúy hay chi tiết mảnh vải kì bí bỗng chốc xuất hiện trên ghế nhà Minh…

Cái kỳ ảo của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có thể nằm ở bất cứ đâu, có khi nằm ngay ở nhan đề hay cái “tứ” của tác phẩm. Những đứa trẻ chết già là

hình ảnh đứa trẻ con bà giáo vừa sinh ra đã hóa già và chết; trong Trí nhớ suy tàn là hình ảnh người đàn bà áo vàng; hay trong Ngồi là nỗi ám ảnh về sự cô đơn, sự “biến mất” của con người trong cuộc sống hiện tại qua hình ảnh mảnh vải kì lạ xuất hiện trong giấc mơ và sau đó hiện diện trong cuộc sống thực. Chiếc áo được làm bằng chất liệu rất đẹp, nhưng Minh lại vừa sợ hãi vừa khao khát được khốc lên mình chiếc áo đó, mặc dù sợ mình sẽ tan biến đi. Trong giấc mơ, Khẩn cũng mong Minh mặc chiếc áo đó rồi dần dần tan biến vào hư không. Tất cả đều liên quan đến ám ảnh của Khẩn về Kim, anh ta khơng muốn níu kéo sự có mặt của Minh.

Các biểu tượng này xuất hiện đa dạng trong mỗi tác phẩm, nhưng đó khơng phải là cách sử dụng tùy tiện của tác giả mà mỗi chi tiết kì ảo này góp phần soi chiếu nội dung tư tưởng cũng như những thông điệp nhà văn muốn gửi tới độc giả. Và một điều đặc biệt là Nguyễn Bình Phương khơng bao giờ đi đến tận cùng để cố gắng giải thích những chi tiết kì ảo, phi lí và ma qi đó, bởi trong sâu thẳm tư tưởng nhà văn muốn nhắc nhở người đọc rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới khơng hồn thiện, và trong thế giới con người, bao giờ yếu tố ma quái, mộng mị cũng có thể tồn tại song hành với cuộc sống của chúng ta.

3.4.2 Các thi pháp huyền thoại hóa

“Huyền thoại - với tư cách ý thức nguyên hợp của xã hội cổ đại tuy đã lùi vào quá khứ nhưng các yếu tố huyền thoại và tư duy huyền thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật các thời đại về sau” [2; tr.154 – 155]. Chất huyền thoại hóa được các nhà văn hậu hiện đại sử dụng phổ biến và được coi là một công cụ nghệ thuật chủ chốt, chất huyền thoại hóa có nhiều trong các sáng tác của James Joyce, F. Kafka, G. Marquéz… Cũng giống như các nhà văn hậu hiện đại thế giới, Nguyễn Bình Phương sử dụng các thi pháp huyền thoại hóa như một phương tiện nghệ thuật làm nổi bật lên nội dung tư tưởng của tác phẩm. Vì thế, đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, người đọc sẽ gặp thế giới huyền thoại hóa khá đa dạng và sinh động.

Nếu như các nhà văn thường sử dụng thủ pháp nhại cổ tích, tức là trái ngược với thi pháp cổ tích như Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… thì Nguyễn Bình Phương sử dụng thi pháp huyền thoại lịch sử nhưng không nhiều. Trong tiểu thuyết Người đi vắng, chất huyền thoại lịch sử được thể hiện khá đậm đặc khiến

tác phẩm nói về cuộc sống đời thực nhưng lại rất ảo. Chất huyền thoại trong tác phẩm này mang màu sắc lịch sử với cuộc khởi nghĩa Đô Lương đầu thế kỉ XX đột ngột hiện về song hành cùng với hiện tại. Trong một bài phỏng vấn, Nguyễn Bình Phương đã thể hiện rõ quan điểm rất đáng chú ý: “Lịch sử chả là gì nếu khơng có những cá nhân và những cá nhân cũng chả là gì cả nếu bản thân nó khơng vang lên bất kì một ý nghĩ nào” [60]. Những nhân vật lịch sử ở đây được quan tâm và khám phá như là những cá nhân với chiều sâu của những ý nghĩ thuộc về cảm xúc, đấu tranh trong nội tâm của họ. Mạch truyện về Đội Cấn – Lương Lập Nham đặt song song, bình đẳng với mạch truyện về những sự cố trong thực tại của Thắng, Cương,

Hoàn… Những bi kịch của họ soi chiếu lẫn nhau, xa cách về thời gian nhưng dường như có những hằng số chứa đựng những câu hỏi khơng bao giờ giải đáp hết của số phận con người. Ta bắt gặp nỗi cô đơn của Thắng trong nỗi cô đơn của Đội Cấn, ta nhận thấy sự tương đồng trong vực thẳm ngăn cách giữa con người với nhau, dù là những người bạn chí cốt như Đội Cấn – Lương Lập Nham, Cụ Điển – Lão Bính, hay giữa Thắng – Hồn – Cương… Điều đó khiến tác phẩm tuy có sử dụng chất huyền thoại lịch sử nhưng lại dậy lên những ý nghĩa của bi kịch cá nhân trong đời sống thực. Huyền thoại của đất, của những câu chuyện lịch sử, của những hồn ma và cả những vật thể mang linh hồn cùng hiện diện. Chính chất huyền thoại hóa khiến cho tác phẩm trở nên trừu tượng và phức tạp hơn.

Có những tác phẩm, Nguyễn Bình Phương lại đưa khơng khí nhuốm màu huyền thoại cổ tích thần, Phật như trong tiểu thuyết đầu tay Bả giời. Tên Tượng và sự tương đồng giữa việc trong cùng một ngày, cả Tượng và nhũ đá hình Bụt mọc trong chùa Hang đều bị rắn mào quấn quanh. Tượng xuất hiện trong ngôi làng bất ngờ và cũng đầy ma quái, đúng lúc con gà Đĩ đực nhà Linh lùn biến mất, khiến người đọc ít nhiều liên tưởng Tượng chính là sự hóa thân của con gà tinh đó. Tất cả mọi thứ dường như rất khó đốn định, nó nằm trong ảo giác của mỗi con người, nên có người coi Tượng như là ma quỉ hiện hình, có người lại nghĩ Tượng là thần Phật hóa thân…

Chất huyền thoại còn được thể hiện qua không gian bàng bạc nhuốm màu tâm linh và thời gian tâm linh hóa trong hầu hết các tiểu thuyết của nhà văn. Điều này chúng tôi đã đề cập trong phần Không gian và thời gian tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Bên cạnh đó, chất huyền thoại cịn được thể hiện qua biểu tượng hệ thống

nhân vật thần kỳ giống như trong truyện cổ tích. Đó là nhân vật con gà Đĩ đực hóa tinh kêu khóc thảm thiết trên đỉnh núi (Bả giời); là hình tượng lá cây, dịng sơng, con cú, trăng… cũng có những trạng thái như con người, là hình ảnh kho báu kì bí với lời “sấm truyền” mang đậm chất huyền thoại… Tất cả những điều này cho thấy chất huyền thoại tuy không quá đậm đặc trong các tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhưng cũng đủ giúp các tác phẩm của nhà văn thêm kì bí và trở thành một chất xúc tác cuốn hút độc giả hơn. Đây cũng là một trong những “điểm sáng” tạo nên sự thành cơng nói chung trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.

Có thể nói, bằng cách sử dụng các phương thức biểu hiện như: Nghệ thuật tổ chức không – thời gian; Nghệ thuật kết cấu; Các kiểu tổ chức cốt truyện cùng một số thủ pháp nghệ thuật khác, Nguyễn Bình Phương đang dần khẳng định phong cách sáng tác mang đậm “bản sắc riêng” của một nhà văn khơng ngừng tìm tịi, khơng ngừng sáng tạo. Đồng thời, đó cũng là sự khẳng định quá trình làm việc say mê, đầy trách nhiệm và tâm huyết, kết hợp với năng lực luôn được trau dồi, ham học hỏi, khám phá những địa hạt mới, Nguyễn Bình Phương cùng với các nhà văn đương đại khác đang từng bước hoàn thiện hành trình làm mới nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam, những đóng góp đó, đúng như lời nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng: “Khơng chỉ lạ hóa nội dung và hình thức biểu hiện mà còn làm một thay đổi lớn về thể loại tiểu thuyết khơng phải bằng lí luận mà bằng hình tượng nghệ thuật” [55].

KẾT LUẬN

Alain Robbe Grillet – người được coi là ơng hồng của trào lưu “tiểu thuyết mới” cho rằng: “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi quyển tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Khơng có một cơng thức nào có thể thay thế sự nghiền ngẫm liên tục đó… Khơng tơn trọng những hình thức bất biến, mỗi quyển sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” [60]. Đúng vậy, một nhà văn chân chính ý thức được giá trị ngịi bút mình phải là người ln ln tìm tịi những cách tân, đổi mới, tự phủ định chính bản thân mình để phát triển. Nguyễn Bình Phương là một trong số những nhà văn như thế. Từ Bả giời cho đến Ngồi, người đọc nhận thấy kĩ thuật viết tiểu thuyết

của nhà văn có nhiều cách tân mới mẻ về nghệ thuật kết cấu, tổ chức cốt truyện, yếu tố khơng – thời gian ảo, thực giao hịa, cùng một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khác, như sử dụng các yếu tố kì ảo và các thi pháp huyền thoại hóa… Có thể nói Nguyễn Bình Phương đã có những đóng góp khơng nhỏ cả về mặt nội dung phản ánh lẫn nghệ thuật biểu hiện cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

Đánh giá về Nguyễn Bình Phương hiện nay vẫn cịn rất nhiều ý kiến trái chiều, có đầy đủ những lời khen, chê khác nhau. Điều đó như một minh chứng cho thấy Nguyễn Bình Phương đang được dư luận quan tâm. Thật khó để khẳng định vị trí của Nguyễn Bình Phương trong nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam, bởi hành trình khẳng định vị trí và tài năng của nhà văn vẫn còn nhiều điều phải suy ngẫm. Bên cạnh đó, văn chương cũng thật khó có những tiêu chí và chuẩn mực chính xác để đánh giá, nhất là với một nhà văn trẻ vẫn đang trên hành trình khẳng định chính bản thân mình trên văn đàn. Với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu

thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi muốn chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật

tiểu thuyết cũng như những đóng góp cách tân của Nguyễn Bình Phương đối với nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, con đường sáng tác của Nguyễn Bình Phương là cả một hành

trình chiêm nghiệm, thậm chí là trải nghiệm cuộc sống bằng cách tiếp cận con người ở các góc độ khác nhau: đó là con người trong đời sống hiện thực phồn tạp, con người đa trị, con người trong đời sống tâm linh và con người bản năng gốc, để tạo dựng nên các dạng thức con người vừa mang những nét đặc trưng không thể

trộn lẫn, vừa rất gần gũi với con người trong đời sống thực, đó là dạng thức con người dị biệt, con người cơ đơn, lạc lồi, con người sợ hãi, hoài nghi, mất phương hướng, con người tha hóa, suy đồi, phi nhân tính, con người hận thù và bi kịch, con người điên loạn, con người đám đông. Cách tiếp cận, khám phá và miêu tả con người đạt đến mức độ chân thật, sinh động và mang tính biện chứng khiến cho các dạng thức con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương khơng đơn phiến, tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 88 - 98)