Vài nét về tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của J.J.Rousseau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 46 - 53)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát cuộc đời, sự nghiệp của J.J.Rousseau và tác phẩm Bàn

1.2.2. Vài nét về tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của J.J.Rousseau

Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội có thể coi là kết quả của những tháng năm tham gia chính trị cũng như được đúc rút ra từ cuộc đời lao động không mệt mỏi của J.J.Rousseau. Ông là người đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản đứng lên bênh vực quyền lợi cho quần chúng nhân dân, chống lại chế độ phong kiến hà khắc, cổ hủ. Bằng ngòi bút, bằng ý chí kiên định của mình ông vẫn cho xuất bản cuốn sách mặc cho hiểm nguy đến tính mạng. Đoán trước vận mệnh của nó nhưng ông vẫn tìm cách để được xuất bản sách như một lời công bố trước giới quý tộc và chế độ phong kiến về một xã hội mới sẽ phải thay thế cái xã hội đầy rẫy bất công này. Nó như một quy luật phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Bởi vậy ngay khi ra đời dù gặp nhiều khó khăn nhưng cuốn sách được đông đảo quần chúng tiếp nhận.

Chỉ có giới quý tộc là tìm cách truy bắt ông khiến ông lại thêm lần nữa rời bỏ quê hương đi tới miền đất của tự do.

Bản thảo Bàn về khế ước xã hội được ông gửi sang nhà xuất bản Ray ở Amsterdam in. Tác phẩm đã không được ra đời ngay trên chính quê hương của nó vì cường quyền đã chặn đường sống của nó. Nhưng cha đẻ của nó lại mạnh mẽ hơn cả cường quyền và đem nó đến với đông đảo quần chúng bị áp bức, mở đầu cho những chuyển biến lớn lao trong lòng xã hội Pháp mà đỉnh cao là cách mạng tư sản Pháp năm 1789.

Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” ra đời năm 1762, tức là sau cuốn

“Tinh thần pháp luật” của Ch.Montesquieu 14 năm. Nội dung chủ yếu của tác phẩm là bàn về sự hình thành xã hội dân sự; về quyền lập pháp; về ý chí chung của toàn dân; về chủ quyền tối cao và cơ quan quyền lực tối cao trong một nước; về chính phủ (cơ quan hành pháp) và về phương thức thể hiện quyền lực của nhân dân, trong đó nổi bật là bàn về vấn đề cơ quan tư pháp. “Montesquieu nghiên cứu các chỉnh thể với tư cách nhà sử học, Rousseau, với tư cách là nhà triết học và nhà đạo đức suy tưởng về những gì mà một xã hội công bằng cần phải có, ông đã đặt ra những nguyên lý tuyệt đối và rút ra từ đó một giá trị mang tính chất toàn nhân loại” [trích theo 50, tr.220].

Về mục đích của tác phẩm, J.J.Rousseau viết: “Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người. Và có hay không luật pháp đúng với những ý nghĩa chân thực của nó”. Thông qua tác phẩm, ông muốn “gắn liền cái mà luật pháp cho phép làm với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau”[51, tr.51].

Toàn bộ nội dung tác phẩm này được J.J.Rousseau chia làm bốn quyển. Quyển thứ nhất gồm 9 chương, trình bày những ý niệm chung về quá trình hình thành xã hội từ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự và

những ý niệm chung về việc thành lập “Công ước xã hội”. Trong chương 1,2,3,4 của quyển thứ nhất, tác giả đi nghiên cứu, tìm hiểu các xã hội đầu tiên của loài người. Những quan điểm trái chiều về các hình thái xã hội trước đó: xã hội cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ và sự bất công trong xã hội đó. Từ đó, J.J.Rousseau chỉ ra quyền lực trong các hình thái xã hội đó là quyền của kẻ mạnh tức là quyền lực mang tính áp đặt, ép buộc chứ không phải là một thứ quyền khiến người ta tuân theo một cách tự nguyện. Trên cơ sở đó, ông đưa ra một biện pháp hữu hiệu là con người cần kí kết với nhau một bản khế ước để cùng thiết lập một thứ quyền lực hợp pháp khiến mọi người tự nguyện chấp hành nhưng vẫn đảm bảo công bằng, bình đẳng và tự do trong xã hội. Chương 5,6,7,8,9 nói về trạng thái xã hội công dân, trạng thái mà mọi người được sống đúng với danh nghĩa con người, tình trạng bất bình đẳng không còn nữa, mọi người được tự do, hạnh phúc.

Quyển thứ hai gồm 12 chương, chủ yếu bàn về vấn đề lập pháp, sau khi trình bày các trạng thái xã hội trước đó và khẳng định trạng thái dân sự là tất yếu, phù hợp. Trong đó bốn chương đầu bàn về ý chí chung của toàn dân, về chủ quyền tối cao và cơ quan quyền lực tối cao của một nước. Đặc điểm cơ bản của quyền lực tối cao - ý chí chung là không thể từ bỏ, không thể phân chia. Sự thống nhất về quyền lực nhà nước là yếu tố xuyên suốt tư tưởng của ông. Ở chương 4 nói về giới hạn của quyền lực tối cao. J.J.Rousseau khẳng định “quyền của cơ quan tối cao đều là tuyệt đối, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, cũng không và không thể vượt quá giới hạn của các công ước tổng quát” [51, tr.90]. Bởi vậy, ngay cả quyền sinh tử (chương 5) là một trong những quyền tự nhiên của con người, dường như nó là tất yếu nhưng cũng chịu sự quản lý của công ước – quyền lực tối cao. Từ chương 6, 7 tác giả đề cập đến luật pháp - công cụ cơ bản để quản lý đất nước. Chương thứ 8,9,10 ông bàn đến dân chúng - chủ thể của quyền lực nhà nước - người làm ra luật.

Dân chúng là đối tượng cũng như mục đích của nhà nước dân sự. Chương 11, 12 ông phân loại các loại luật trong nhà nước gồm luật chính trị, luật dân sự, luật hình sự và phong tục tập quán.

Quyển thứ ba gồm 18 chương, chủ yếu bàn về vấn đề hành pháp và cơ quan hành pháp. Từ chương 1 đến chương 12 J.J.Rousseau nói về chính phủ, nguyên tắc thành lập chính phủ, các hình thức chính phủ trong lịch sử: chính phủ dân chủ, chính phủ hỗn hợp, chính phủ quân chủ, chính phủ quý tộc. Trên cơ cở đó ông chỉ ra những dấu hiệu của một chính phủ tốt, chính phủ lạm quyền, thoái hóa. Theo ông, các chính phủ trước đó đều bị suy thoái và lạm dụng quyền là do việc không cai trị theo pháp luật hoặc nếu có cai trị theo pháp luật nhưng các thành viên trong chính phủ chiếm đoạt quyền hạn và lạm dụng quyền hành trong thực thi pháp luật. Trong nhà nước dân sự, cần thiết phải thành lập chính phủ - cơ quan hành pháp vì cơ quan lập pháp không thể nắm cả quyền hành pháp được. Vì như thế thì luật và những hoạt động thực tế sẽ trùng hợp nhau, cơ thể chính trị sẽ bị biến chất. Chương 18 ông đưa ra biện pháp ngăn ngừa chính phủ lạm quyền là tiến hành những hội nghị định kì đặc biệt là những “hội nghị định kì không cần đến thủ tục triệu tập chính thức” [51, tr.189].

Quyển thứ tư gồm 9 chương, chủ yếu bàn về vấn đề tư pháp và cơ quan tư pháp. Từ chương 1 đến chương 4 ông tiếp tục nhấn mạnh đến tính nhất quán của ý chí chung. Bởi vậy, việc thành lập các cơ quan quyền lực nhằm cụ thể hóa ý chí chung - quyền lực tối cao trong đời sống là cần thiết. Do đó các cuộc bầu cử diễn ra để thành lập các cơ quan quyền lực vừa mang tính dân chủ, vừa mang tính thống nhất. Cơ quan tư pháp có nhiệm vụ “bảo tồn các luật và quyền lập pháp”. “Cơ quan tư pháp không phải là một bộ phận cấu thành của thành bang. Nó không được có một chút quyền lập pháp hay quyền hành pháp nào cả”. “Đó là cơ quan thiêng liêng nhất và được coi trọng nhất vì

nó là người bảo vệ luật: mà luật là do cơ quan quyền lực tối cao ban hành và do chính phủ chấp hành” [51, tr.218 -219]. Cơ quan tư pháp sẽ cùng với cơ quan hành pháp, lập pháp thành bộ ba quyền lực giúp thực thi quyền lực tối cao trong đời sống nhân dân. Chương 7 J.J.Rousseau nói về chức quan tư pháp như tên gọi, cơ cấu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ. Chương 8, 9 ông nói đến tôn giáo dân sự - công cụ chính trị hữu hiệu mà bất kì nhà nước nào cũng đều sử dụng. Tác giả phân tích các loại tôn giáo đã tồn tại từ trước tới nay và đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản mà tôn giáo dân sự cần phải có để đảm bảo tính uy nghiêm của nó trong đời sống chính trị của nhân dân.

Tư tưởng chủ đạo của J.J.Rousseau trong Bàn về khế ước xã hội cũng như trong các tác phẩm khác (“những áng văn chương”) của ông, như nhà nghiên cứu, dịch giả Hoàng Thanh Đạm - người dịch, chú thích và bình giải

Bàn về khế ước xã hội đã khẳng định, là “lý tưởng tự do, bình đẳng”, là đề cao và hết lòng “bênh vực tự do, bình đẳng”, “bảo vệ tự do, dân chủ”.

Thật vậy, trong Bàn về khế ước xã hội, J.J.Rousseau đã khẳng định: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”; “tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình… và do đó tự mình làm chủ lấy mình”. Rằng, “từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” và nếu cần phải tìm xem “điều tốt nhất cho tất cả mọi người” là gì, “đỉnh cao nhất của các hệ thống lập pháp” là gì thì tất cả chúng ta đều thấy “điều đó quy gọn vào hai mục tiêu: Tự do và bình đẳng”. Do vậy, mọi cộng đồng quốc gia đều cần đến một Khế ước xã hội và vấn đề cơ bản của khế ước xã hội đó là “mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình” [51, tr.66-67].

Với tư tưởng đó, J.J.Rousseau đã công khai tuyên bố lập trường chính trị cấp tiến của ông - đấu tranh cho tự do, bình đẳng và dân chủ, cho nền cộng

hòa và chống lại chính thể quân chủ chuyên chế. Nhân kỉ niệm 230 năm ngày mất của J.J.Rousseau, tác giả Nguyễn Thị Bích Lệ đã có bài viết Jean Jacques Rousseau (1712-1778) – nhà triết học khai sáng mang lập trường chính trị cấp tiến – tả khuynh đăng trên Tạp chí Triết học, số 7(206), năm 2008 nhìn lại chặng đường sáng tác của J.J.Rousseau, những giá trị, hạn chế về tư tưởng của ông. Khi nhận xét về tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của ông tác giả khẳng định “Bàn về khế ước xã hội – tác phẩm quan trọng nhất của ông lại trở thành di sản lý luận cho nhiều chính khách, những người thuộc thế hệ chúng ta hôm nay, nhất là vì sao, tác phẩm này cùng với Tinh thần pháp luật của Montesqueu lại được coi là bộ đôi khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân ở nhiều nước trên thế giới, giờ đây vẫn còn có giá trị gợi mở cho chúng ta trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay”[64].

Kết luận chƣơng 1.

Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội nước Pháp thế kỉ XVII – XVIII đã có những chuyển biến đáng kể tạo tiền đề cho một cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu, mở ra một thời kì phát triển mới của nước Pháp. Trong điều kiện đó, những luồng tư tưởng tiến bộ đã xuất hiện đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khai sáng là trào lưu tư tưởng thể hiện quan điểm chính trị của hầu hết những người thuộc tầng lớp thứ ba mà cụ thể ở đây là hệ tư tưởng tư sản trước hiện thực xã hội đang suy thoái. Cùng với các nhà Khai sáng khác, J.J.Rousseau đã lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của nhân dân, yêu cầu thiết lập nhà nước dân chủ đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội. Tư tưởng của ông được coi là cấp tiến so với tư tưởng của các nhà Khai sáng cùng thời lúc bấy giờ.

J.J.Rousseau là một trong những triết gia, nhà chính trị có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với nước Pháp mà đối với lịch sử tư tưởng chính trị nói chung. Cả cuộc đời sống, làm việc, nghiên cứu cống hiến cho đời ông đã để lại những tác phẩm quý báu, những tư tưởng lớn về giáo dục, chính trị, âm nhạc. Tư tưởng của ông cùng với tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp thời kỳ đó tuy có khác nhau nhưng trong thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến, họ đều chĩa mũi nhọn vào vào chính quyền quân chủ chuyên chế, đòi hỏi thay thế bằng một xã hội khác. Cuộc đấu tranh đó không chỉ dừng lại trên lĩnh vực chính trị mà còn lan sang cả các lĩnh vực khác như triết học, văn học, khoa học, nghệ thuật… Chính vì thế mà trào lưu tư tưởng tiến bộ và cách mạng đó đã vượt ra khỏi nước Pháp có ảnh hưởng khắp châu Âu và “những nhà duy vật Pháp vẫn làm cho thế kỉ XVIII thành ra chủ yếu là thế kỉ của nước Pháp” [trích theo 42, tr.73].

Chƣơng 2. QUAN NIỆM CỦA J.J.ROUSSEAU VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC, SỰ PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƢỚC XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG

XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)