Quan niệm của J.J.Rousseau về chức năng cụ thể của các bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 71 - 81)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Quan niệm về sự phân chia quyền lực nhà nƣớc của J.J.Rousseau

2.2.2. Quan niệm của J.J.Rousseau về chức năng cụ thể của các bộ phận

phận quyền lực nhà nước

Sau khi xác định nguyên tắc của sự phân quyền, J.J.Rousseau đã phân tích chức năng cụ thể của các cơ quan quyền lực nhà nước.

Về cơ quan lập pháp

Khi bàn về cơ quan lập pháp, Ông cho rằng: “lập pháp là đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện mà sức mạnh tập thể có thể đạt tới” [51, tr.100], cơ quan lập pháp bao gồm toàn thể nhân dân hội họp thường xuyên sẽ đưa ra ý muốn chung của quốc gia. Lập pháp, trong quan niệm của ông chính là chủ quyền quốc gia - đấy chính là ý chí của nhân dân có chủ quyền và vì vậy nó phải điều chỉnh những vấn đề chung nhất, liên quan đến tất cả mọi người. Cơ quan này có nhiệm vụ đặt ra một Hiến pháp và đưa ra một hệ thống pháp luật cho quốc gia. Cơ quan lập pháp sẽ thành lập Chính phủ để phụ trách vai trò hành pháp cũng như đề nghị phương pháp lựa chọn các vị thẩm phán vào cơ quan tư pháp.

Rõ ràng, J.J.Rousseau đã đặt lập pháp ở vị trí cao nhất, chi phối các quyền lực khác. Nó mới là sự thể hiện trực tiếp nhất của ý chí nhân dân, của quyền lực tối cao. Chủ quyền nhân dân thể hiện trong quyền lập pháp của nhân dân. Tranh luận với Ch.Montesquieu, J.J.Rousseau chứng minh rằng tự do chính trị nếu có thì có trong một nhà nước nơi nhân dân có quyền lập pháp

trực tiếp. Theo ông, tự do thể hiện ở chỗ công dân được luật pháp bảo vệ và tự mình ban hành luật. Do vậy mà luật chỉ là những điều kiện chính thức của việc tập hợp dân sự. Dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật. Để lập pháp thực sự là cơ quan quyền lực tối cao J.J.Rousseau đòi hỏi mọi người phải tham gia chính sự vì đó là quyền hạn cũng như trách nhiệm của công dân. Cơ quan lập pháp phải phản ánh ý muốn chung của toàn dân chứ không phải ý muốn của các đại diện nhân dân. Để thuận lợi cho việc lập pháp, quốc gia cần đến những nhà lập pháp thông thái, có khả năng đưa ra những dự luật phản ánh ý chí chung để nhân dân biểu quyết. Nhà lập pháp phải có khả năng thuyết phục nhân dân chấp thuận các dự luật bởi vì nhà lập pháp không có quyền sai khiến nhân dân làm theo ý muốn của mình. Ông cũng cho rằng, người lập pháp không phải là người đứng đầu quốc gia hay pháp quan - những người có vai trò thi hành luật pháp. Mà ở đây, nhà lập pháp chính là cơ quan quyền lực tối cao - đại diện trực tiếp quyền và lợi ích của nhân dân. Sự phân biệt rạch ròi này theo ông là đặc trưng của chế độ cộng hòa. Bởi vì nếu để người đứng đầu nhà nước như vua hay các pháp quan làm ra luật thì “luật pháp vốn là công cụ chế ngự tham vọng sẽ trở thành công cụ để duy trì bất công, sẽ không tránh khỏi tình trạng các quan điểm cá nhân làm mờ nhạt sự trong sáng của tác phẩm” [51, tr.101]. Chỉ có ý chí chung buộc ý chí cá nhân phải tuân theo chứ không thể và không bao giờ ý chí cá nhân tự nó lại phù hợp với ý chí chung được. Ý chí cá nhân sẽ được thể hiện ra trong các cuộc bầu phiếu. Nhưng nếu trong các cuộc đầu phiếu ấy, ý chí cá nhân chiếm số đông tức là phù hợp với ý chí chung nhiều hơn thì sẽ quyết định những ý chí cá nhân chiếm số ít. Đó là quy định trong bầu cử ở xã hội công dân. Công việc bỏ phiếu này là công việc của cơ quan quyền lực tối cao nhằm đưa ra một đạo luật trước công chúng, hỏi ý kiến của công chúng xem đạo luật đó có phù hợp với ý chí chung hay không. Những người không đồng tình với đạo luật đó chỉ chiếm số ít trong dân chúng, và họ phải chấp nhận nó vì khi “anh

đã ở trên lãnh thổ nước này tức là anh đồng tình và chịu sự phục tùng chủ quyền tối cao của quốc gia”[51, tr.197]. Trong quá trình làm ra luật, có một vấn đề nảy sinh mà theo nghiên cứu của ông nó hoàn toàn mang tính thực tế, trong bất kỳ sự tồn tại nhà nước nào cũng có. Đó là trình độ cao thấp khác nhau của người dân đã tạo nên nhận thức khác nhau về một đạo luật mà cơ quan quyền lực đưa ra trước dân chúng để trưng cầu dân ý. Vì những người làm ra luật là những người thông thái, có những tư tưởng không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ bình dân, và không phải ai cũng đủ trình độ nhận thức và tầm nhìn xa trông rộng để hiểu được cái lợi ích mà tư tưởng của họ mang lại cho quốc gia. Bởi “người bình dân là những người thường chỉ thích thú những vấn đề liên quan tới quyền lợi riêng của mình, khó mà nhận ra các điều lợi do các luật đúng đắn mang lại, thông qua sự tước bỏ những quyền cá nhân của họ” [51, tr.102]. Sự khác biệt cơ bản giữa những người làm ra luật và dân chúng đã đặt ra một vấn đề không nhỏ là làm thế nào dân chúng nghe theo và chấp hành những đạo luật đó? Trong quá trình nghiên cứu chính trị hàng chục năm cộng với những kinh nghiệm thực tế của mình, ông đã khẳng định rằng “qua mọi thời đại thủ lĩnh quốc gia đều phải nhờ đến sự can thiệp của Trời” [51, tr.103]. Họ gắn cho Trời cái sự thông thái của chính họ để dân chúng phải phục tùng và tuân theo luật pháp như phục tùng các quy luật tự nhiên. Khi phục tùng luật pháp một cách tự nhiên thì dân chúng cũng đã tự nguyện hưởng phúc lợi mà luật pháp mang lại. Đây là phương thức mang tầm “cao siêu” của người lập pháp. Họ không cần phải giải thích lý lẽ cho nhân dân hiểu, cũng không cần phải dùng bạo lực để ép nhân dân. Vì rằng, con người từ xa xưa cho đến ngày nay vẫn có niềm tin vào một đấng thần linh tối cao đầy quyền năng bí ẩn. Niềm tin đó dù khoa học đã giải thích nhưng trong mỗi người dân ở mỗi quốc gia đều giữ riêng cho mình một niềm tin tôn giáo nhất định. Những nhà lập pháp đã lợi dụng yếu tố này mà bắt dân chúng chấp hành luật lệ một cách tự nguyện. Đây cũng là cơ sở, điều kiện để những nhà lập

pháp lạm dụng quyền lực của mình thực thi ý chí cá nhân nhằm làm thay đổi bản chất dân chủ của luật pháp. Nếu như những nhà nước trước đây sử dụng niềm tin tôn giáo như một công cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nước tức coi tôn giáo và chính trị có chung một mục đích là cai trị dân chúng thì với Rousseau, ông lại khẳng định rằng “trong nguồn gốc của các dân tộc, tôn giáo là công cụ của chính trị và chính trị cũng là công cụ của tôn giáo” [51, tr.104]. Có lẽ đây là một kết luận chính xác nhất về mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo. Việc chỉ ra bản chất đúng đắn trong mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo này của ông đã giúp những nhà chính trị sau này có một đường hướng chính trị đúng đắn, có một phương pháp cai trị thông minh. Khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng được nâng cao thì việc sử dụng tôn giáo trong chính trị và ngược lại là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một hình thức chính trị nào, và cần có sự kết hợp hài hòa hai yếu tố đó để đạt được mục đích cao nhất, đặc biệt trong nhà nước dân sự.

Trong quá trình làm ra luật, J.J.Rousseau cho rằng với mỗi mối quan hệ xã hội khác nhau sẽ có luật quy định khác nhau. Ở nhà nước dân sự, theo ông, hệ thống luật pháp chia thành bốn loại luật:

Thứ nhất, luật chính trị hay còn gọi là luật cơ bản. Luật chính trị điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực tối cao với toàn bộ quốc gia.

Thứ hai, luật dân sự. Luật dân sự điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, giữa thành viên với toàn bộ xã hội.

Thứ ba, luật hình sự. Luật này điều chỉnh mối quan hệ giữa công dân với luật pháp. Ngay cái tên của luật cũng đã nói lên tình chất của luật là trừng trị những kẻ không chấp hành nghĩa vụ, cưỡng lại luật pháp.

Thứ tư, theo ông, đây là loại luật quan trọng hơn cả. Nó không khắc lên đá, không khắc lên đồng mà khắc vào lòng mỗi công dân, tạo nên một thứ hiến pháp chân chính của quốc gia. Luật này có một sức mạnh vô hình khiến cho mỗi công dân chấp hành luật lệ một cách nghiêm túc. Trong khi các luật

khác có thể không còn phù hợp thì luật này lại vẫn duy trì được sức mạnh của mình, đi vào thói quen của mỗi công dân. Đó là phong tục tập quan hay còn gọi là dư luận nhân dân. Luật này theo ông, vừa có sức mạnh vô hình đối với mỗi công dân, vừa có tình quy định cao hơn cả đối với các luật khác. Các luật chính trị, luật dân sự, hình sự trước khi ban hành đều phải xem phong tục tập quán ở quốc gia đó như thế nào thì mới đề ra những biện pháp hợp lý và được công chúng tiếp nhận. Theo J.J.Rousseau nhận xét thì “Đây là bộ phận mà nhà lập pháp lớn phải thầm lặng quan tâm nghiên cứu trong khi họ lại tỏ ra dường như chỉ hạn chế trong các điều luật lệ cụ thể” [51, tr.120].

Luật pháp đã ban hành, vậy ai sẽ là người thực thi những luật pháp đó khi mà người làm ra luật và người thực thi luật pháp không phải là một? Theo J.J.Rousseau, cần có một cơ quan thực thi pháp luật, đó là cơ quan hành pháp. Cơ quan hành pháp này do đâu mà có? Do dân bầu cử và luật quy định. Vẫn trên quan điểm chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, ông khẳng định rằng cơ quan hành pháp phải tách rời cơ quan lập pháp để tránh lạm quyền giữa hai cơ quan này. Người lập pháp cũng là người hành pháp thì tất yếu sẽ dẫn đến độc quyền, tư lợi, ý chí chung sẽ không còn chi phối nữa, tự do, bình đẳng cũng không còn và ý chí cá nhân sẽ quyết định toàn bộ. Vậy chính phủ được thành lập như thế nào?

Về cơ quan hành pháp

Chính phủ, theo ông, là một cơ thể trung gian giữa các thần dân với cơ quan quyền lực tối cao cùng thi hành luật pháp, giữa gìn quyền tự do dân sự cũng như tự do chính trị trong xã hội. Khi quyền hành pháp không thể thuộc về cái chung như quyền lập pháp hoặc quyền lực tối cao mà quyền hành pháp chỉ liên quan đến những điều khoản cụ thể thì sự cần thiết phải có một cơ quan đứng ra đảm nhận vai trò này. Chính phủ chỉ là một cơ quan thực hành, thành viên trong chính phủ gọi là pháp quan hoặc vua. Theo luật chính trị, cơ quan quyền lực tối cao là cơ quan có quyền bầu cử, bãi miễn hoặc hạn chế

quyền của các pháp quan đó. Như vậy, chủ quyền thuộc về nhân dân lại một lần nữa được thể hiện triệt để trong cơ cấu tổ chức và vận hành của chính phủ khi ông khẳng định thêm rằng chính phủ vừa là “chủ nhân vừa là thần dân”.

Việc tổ chức chính phủ, theo J.J.Rousseau, là phải sắp xếp thế nào để luôn có thể sẵn sàng hy sinh chính phủ vì nhân dân chứ không phải hy sinh nhân dân vì chính phủ. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng, mỗi lần thay đổi hình thức chính phủ đều là nguy hiểm và chỉ nên thay đổi chính phủ khi nó không thể dung hòa với quyền lợi chung.

Khi bàn về xu hướng lạm quyền, thoái hóa của quyền lực hành pháp và biện pháp khắc phục, J.J.Rousseau cho rằng các thứ chính phủ trên đời, một khi nắm được quyền lực công cộng đều tìm cách lạm dụng thoán đoạt quyền lực tối cao của toàn dân. Đó là vì ý chí riêng thường hay tác động ngược lại ý chí chung, cho nên Chính phủ cũng thường hay có hướng làm trái với quyền lực tối cao của dân chúng.Do không có một ý chí nào có thể cưỡng lại để cân bằng với xu hướng ấy của chính phủ nên sớm muộn chính phủ sẽ lấn át quyền lực tối cao của nhân dân, phá hoại hiệp ước xã hội. Biểu hiện của điều đó là khi người cầm đầu chính phủ không chịu cai trị theo pháp luật lấn át cơ quan quyền lực tối cao hoặc là các thành viên trong chính phủ không tốt, môi trường thoán đoạt quyền hành một cách riêng rẽ. Theo ông, đó là mối nguy hại cố hữu, tiềm tàng trong một cơ thể chính trị từ khi nó mới hình thành.

Để ngăn chặn nguy cơ chính phủ tiếm quyền, theo J.J.Rousseau, phải áp dụng một biện pháp triệu tập hội nghị định kỳ toàn dân với mục đích làm rõ hai câu hỏi: “Một là, toàn dân có muốn giữ nguyên hình thức chính phủ hiện hữu hay không?, Hai là, nhân dân có vừa lòng với sự cai trị của những người hiện đang được ủy thác hay không” [51, tr.189]. Với biện pháp như vậy, chính phủ sẽ luôn bị đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, và nhân dân có quyền chấp nhận hay chối bỏ chính phủ bất cứ lúc nào.

Việc bỏ phiếu hay rút thăm để bầu ra người đứng đầu chính phủ cũng như các pháp quan được ông cho là một trong những biện pháp thể hiện tính dân chủ cao. Đồng tình với quan điểm của Ch.Montesquieu khi nói rút thăm là bản chất của nền dân chủ. Tuy nhiên, trong khi Montesquieu thiên nhiều về phương pháp rút thăm để lựa chọn người trong cơ quan hành pháp thì J.J.Rousseau lại thiên về bầu cử hơn. Theo ông, rút thăm hoàn toàn phó mặc cho sự may rủi, số phận. Nó sẽ thích hợp với việc chính phủ lựa chọn các thủ tướng cho cơ quan của mình hơn là nhân dân lựa chọn thủ tướng cho chính phủ. Bởi vì rút thăm là hoạt động của con người mang tính chất ngẫu nhiên, không có sự biết trước. Kết quả của rút thăm thường gây nên sự bất ngờ. Đối tượng rút thăm có cơ hội ngang nhau, tức đối tượng nào cũng có khả năng được lựa chọn. Với cách thức như vậy, J.J.Rousseau cho rằng để tuyển chọn một người đứng đầu thi hành luật pháp cần phải có sự chọn lựa kỹ càng hơn, lí trí hơn. Ông chọn cách thức bầu cử, vừa đảm bảo sự công bằng, vừa đạt được mục đích mà nhân dân mong muốn. Bầu cử ở đây được ông hiểu là quá trình cân nhắc, lựa chọn có lí tính của nhân dân đối với những người có tài năng, có phẩm chất, năng lực làm việc trong một vị trí nhất định. Người nào có các phẩm chất đáp ứng với nhu cầu công việc thì sẽ được nhân dân bầu cử. Rút thăm chỉ dành trong các trường hợp các chức vụ chỉ cần lương tri, tính công bằng, liêm khiết. Ông cho rằng hình thức bầu cử là hợp lí nhất vì trong lịch sử người ta đã sử dụng một cách có hiệu quả đó là các cuộc đại hội toàn dân ở La Mã cổ xưa.

Như vậy, chính phủ là cần thiết trong một nhà nước dân chủ. Nhưng chính phủ cũng chỉ là một cơ quan trung gian đưa pháp luật vào trong đời sống thực tiễn, thay mặt dân thi hành pháp luật chứ không có quyền quyết định đến sự hình thành pháp luật. Sự tách biệt của bộ phận hành pháp với lập pháp tạo nên tính chuyên biệt trong cơ cấu vận hành của nhà nước đồng thời

tránh được sự lạm quyền lẫn nhau. Bởi trong lịch sử, các hình thái kinh tế xã hội trước đó đã không mang lại sự tự do, bình đẳng và dân chủ cho nhân dân vì các quyền hành trong nhà nước chỉ tập trung trong tay một người hoặc một nhóm người đại diện nhà nước.

Về cơ quan tư pháp

Bên cạnh vai trò các cuộc bầu cử của nhân dân nhằm bảo vệ ý chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 71 - 81)