Mấy nhận xét bƣớc đầu về giá trị và hạn chế trong quan niệm của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 81 - 85)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Mấy nhận xét bƣớc đầu về giá trị và hạn chế trong quan niệm của

của J.Rousseau về quyền lực nhà nƣớc và sự phân chia quyền lực nhà nƣớc trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội

2.3.1. Về giá trị

Qua tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân đã thực sự được nhìn nhận như là những người sáng tạo ra lịch sử. Kể từ J.J.Rousseau trở đi, hàng loạt những hình thức hoạt động chính trị của quần chúng nhân dân đã được thể hiện và thực thi trong đời sống chính trị phương Tây và nhân loại. Các “kỹ thuật” thiết kế quyền lực, tổ chức quyền lực, giám sát quyền lực nhà nước do nhân dân uỷ nhiệm đã được nhiều nhà tư tưởng

chính trị đi sau kế thừa, phát triển và vận dụng vào tổ chức đời sống chính trị ở nhiều quốc gia. Và mặc dù bản thân J.J.Rousseau không phải là nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, song ảnh hưởng tư tưởng của ông đã vượt ra ngoài phạm vi dân chủ tư sản, có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ lịch sử phát triển của chính trị và tư tưởng chính trị cận hiện đại sau này. Tư tưởng chính trị của ông cũng được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu, luận giải, kế thừa và phát triển lên ở một bình diện mới, theo đó chủ nghĩa Mác - Lênin không những khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà các nhà kinh điển và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh rằng: Động lực của lịch sử là thuộc về vai trò của nhân dân, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thấy được nhược điểm cơ bản của J.J.Rousseau, đó là ông không thấy được nguồn gốc thực sự của việc hình thành nhà nước, không thấy lợi ích kinh tế chi phối đằng sau các biến động chính trị, đằng sau việc hình thành các chính phủ cũng như sự tha hoá của chính phủ...

Trong bối cảnh xã hội có những thay đổi lớn lao của nước Pháp thế kỉ XVII - XVIII, tư tưởng của J.J.Rousseau đã có những đóng góp quan trọng cho hệ tư tưởng chính trị tư sản nói riêng, hệ tư tưởng chính trị nhân loại nói chung. Có thể nhận thấy một số đóng góp của ông như sau:

Thứ nhất, cống hiến vĩ đại của J.J.Rousseau với tư cách là một nhà tư tưởng chính trị ở chỗ ông là một trong những người đầu tiên nhìn thấy sự khác biệt giữa xã hội công dân nảy sinh cùng với chế độ tư hữu và nhà nước được thiết lập sau đó trên cơ sở khế ước xã hội giữa những con người với nhau. Nếu như Ch.Montesquieu khi bàn về vấn đề tam quyền phân lập đã phân tích rất cặn kẽ vì sao không nên để quyền lập pháp và quyền hành pháp nắm trong tay một người. Sự tách biệt ba quyền và sự lạm quyền nếu ba quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp nằm trong tay một người, một tổ chức hay toàn bộ dân chúng thì xã hội sẽ bị mất hết trạng thái hòa bình, ổn định của

nó. Ông khái quát một thực tế là “các ông vua chuyên chế bao giờ cũng bắt đầu bằng cách tập hợp bọn quan lại quanh mình, có ông còn tóm hết mọi chức vụ quan trọng của quốc gia vào tay mình” [trích theo 51, tr.250]. Đến J.J.Rousseau tư tưởng về quyền lực lại là thống nhất, là sự thể hiện ý chí của nhân dân.

Thứ hai, ông đã chỉ ra được chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận quyền lực trong nhà nước pháp quyền. Cơ quan lập pháp ban hành luật pháp, cơ quan hành pháp thực thi pháp luật trong đời sống nhân dân, cơ quan tư pháp kiểm tra, giám sát và trừng trị những ai vi phạm pháp luật. Cả ba bộ phận này lấy ý chí chung làm mục đích và phương tiện để hoạt động do đó quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia. Quyền và lợi ích của nhân dân luôn được đảm bảo như thỏa thuận từ ban đầu.

Thứ ba, thấy rõ được bản chất của quyền lực nhà nước với tư cách là ý chí chung thể hiện trong nhà nước chính là quyền lực tối cao. Ông đặc biệt đề cao ý nghĩa của quyền lập pháp, cho rằng đó là đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện mà sức mạnh tập thể có thể đạt tới. Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản làm nên sức sống của tác phẩm. Chủ quyền nhân dân trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị đã nói lên khát vọng về một nhà nước dân chủ theo đúng nghĩa của nó. Cũng từ hoàn cảnh của bản thân bôn ba kiếm sống và một khát khao canh tân đất nước mà tư tưởng về chủ quyền nhân dân của ông được đánh giá là một trong tư tưởng cơ bản của nhà nước pháp quyền.

Ảnh hưởng của J.J.Rousseau đối với những người đương thời, đặc biệt là vào thời kỳ cách mạng cùng với F.Vônte và Ch.Montesquieu đã có tác động mạnh mẽ vào hiện thực lịch sử xã hội đương thời. Học thuyết của ông được các phái lập hiến, những người Girôngđanh và đặc biệt là Giacôbanh sử dụng rộng rãi. Trong các tác phẩm của ông vang lên khẩu hiệu vùng lên chống lại chế độ chuyên chế.

2.3.2. Về hạn chế

Bên cạnh những giá trị mà tư tưởng của J.J.Rousseau để lại vẫn còn những hạn chế mà xét về mặt khách quan do điều kiện lịch sử quy định và xét về mặt chủ quan thì do những nhận thức của J.J.Rousseau quy định. Về hạn chế trong tư tưởng của ông có một số điểm sau:

Thứ nhất, mặc dù với những quan điểm khá hệ thống về nhà nước pháp quyền nhưng J.J.Rousseau chưa hình dung ra được một kiểu nhà nước không có vua. Tuy nhiên ông vẫn mong muốn xây dựng một thể chế nhà nước, trong đó có ba thứ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều phân chia độc lập với nhau và tương tác lẫn nhau để bảo đảm cho người công dân có được quyền tự do, bình đẳng thực sự.

Thứ hai, ông chưa phân tích được tác dụng của hạ tầng kinh tế, của những phát kiến khoa học kỹ thuật và của con người làm ra của cải, vật chất là nhân tố quyết định tiến trình lịch sử của mỗi quốc gia, trong đó thì pháp luật lại thuộc về kiến trúc thượng tầng, có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển.

Thứ ba, tư tưởng chủ quyền nhân dân của ông cũng rơi vào một số hạn chế nhất định. Nền dân chủ, mà vì nó, J.J.Rousseau đã đấu tranh không mệt mỏi suốt cả cuộc đời cuối cùng cũng chỉ là mơ ước, lý tưởng. Ông cho rằng, ví phỏng có một dân tộc „nhà trời” thì chắc họ được cai trị dân chủ thực sự, chứ một “hình thức chính phủ hoàn hảo đến thế thì không đáng cho con người trần gian được hưởng” [51, tr.137]. Nền dân chủ ấy, không thể nào khác là nền dân chủ tư sản, nó mang lại dân chủ cho thiểu số giai cấp thống trị, còn đối với quần chúng nhân dân thì không thể không mang tính hình thức. Như vậy, mặc dù cố gắng xây dựng một nhà nước để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, dân chủ trong nhân dân nhưng ông vẫn chưa vạch ra được cách thức để nhân dân thực hiện được quyền lực của mình trong xã hội.

Thứ tư, ông chưa thấy được nguyên nhân kinh tế - xã hội để phân định các bộ phận quyền lực nhà nước. Nhà nước ra đời bao giờ cũng là nhà nước của giai cấp thống trị cho nên pháp luật của nhà nước ấy sẽ là pháp luật của giai cấp thống trị. Đặc biệt trong nhà nước tư bản, pháp luật của nhà nước tư bản chủ yếu là phục vụ cho giai cấp tư sản. Sự phân quyền trong nhà nước tư bản cũng chỉ nhằm mục đích bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Bởi vậy, tư tưởng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể quyền lực thuộc về nhà nước sẽ là không thể thực hiện được trong nhà nước tư bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 81 - 85)