1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của luận văn
2.1. Quan niệm của J.J.Rousseau về quyền lực nhà nƣớc
2.1.1. Sự hình thành quyền lực nhà nước
Kế thừa quan điểm của các nhà tư tưởng trước đó, đặc biệt là của J.Locke, J.J.Rousseau đã giải thích sự hình thành xã hội và quyền lực nhà nước trên quan điểm của thuyết Quyền tự nhiên và thoả thuận xã hội. Theo đó, cần phải có một Khế ước hay Công ước xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên để trở thành con người dân sự trong xã hội. Vấn đề cơ bản mà Khế ước đưa ra cách giải quyết, đó là: “Tìm ra một hình thức liên kết với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên. Mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình” [51, tr.67].
Quyền lực nhà nước được xác lập từ ý chí chung
Theo J.J.Rousseau tổ chức đầu tiên của loài người là tổ chức trong trạng thái tự nhiên, con người được tự do, bình đẳng nhưng đôi khi lại gặp phải những thử thách của tự nhiên mà không phải lúc nào cũng vượt qua được. Có thể, trong một lúc nào đó sức mạnh bên ngoài lấn át cá nhân và sự tự do tự nhiên cũng có thể bị lạm dụng và đưa đến tình trạng mất an ninh. Theo ông, “phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực lượng được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người hành động một cách hài hòa”[51, tr.66], kết quả là không ai bị mất gì cả, ngược lại, mọi người đều được bảo đảm an ninh bởi
sức mạnh của cộng đồng. Như vậy xã hội công dân được hình thành trên cơ sở những liên kết chính trị của các cá nhân bình đẳng.
Trong xã hội công dân, khi mỗi người chịu từ bỏ quyền riêng của mình để góp hết vào quyền chung thì không ai có thể có được đặc quyền, đặc lợi gì. Mỗi người sẽ thu về được một giá trị tương đương với cái mà mình đã cống hiến hơn nữa lại có thêm lực để bảo toàn cái mà họ có. Lực ở đây chính là sức mạnh mà tất cả quyền riêng của mỗi cá nhân hợp lại và được toàn thể dân chúng công nhận và bắt buộc phải tuân theo. Trong xã hội đó những quyền mà mỗi người góp lại gọi là quyền lực tối cao hay ý chí chung - quyền lực nhà nước, cơ quan của quyền lực tối cao ấy gọi là nhà nước, thành viên trong xã hội ấy gọi là công dân hoặc thần dân. Công thức hình thành nên quyền lực nhà nước là: quyền riêng của cá nhân cộng với quyền riêng của cá nhân. Nhiều cá nhân trong xã hội đó cộng lại mới thành quyền lực nước. Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân thì mỗi cá nhân là thành viên của quyền lực tối cao, trong mối quan hệ với quyền lực tối cao, cá nhân là thành viên của quốc gia có liên hệ với quyền lực tối cao. Như vậy cá nhân vừa có quyền, lại vừa có nghĩa vụ với quyền lực tối cao.
Quyền lực nhà nước khác với quyền của kẻ mạnh
Trong khi nghiên cứu các xã hội trước đây, tình trạng bất bình đẳng được nhiều nhà tư tưởng cho là hiển nhiên như Aristot, Platon, Democrit, Grotius - nhà ngoại giao và nhà tư pháp học, tác giả cuốn sách “luật công quyền quốc tế”, được coi là cha đẻ của Công pháp quốc tế. Aristos cho rằng có người sinh ra đã làm nô lệ, có người sinh ra đã là ông chủ. J.J.Rousseau đã hoàn toàn phủ nhận quan điểm này, khẳng định sở dĩ có nô lệ bẩm sinh (tức là sinh ra đã làm nô lệ) vì trước đó có những người nô lệ không bẩm sinh (vì bị cưỡng ép mà thành nô lệ). Do yếu hèn mà họ đã không đấu tranh đòi tự do để rồi cứ thành nô lệ mãi, từ đời này đến đời khác. Ông truy tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề này ở chính trong nó chứ không phải lấy kết quả làm nguyên
nhân như quan niệm của Aristos. Những nguời nô lệ không phải họ bán mình không tiền, cho không sinh mệnh mình cho người khác. Họ bán sức lao động, bán tự do của bản thân họ lấy một giá rẻ mạt là sự sinh tồn của bản thân mình. J.J.Rousseau đã chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa ông chủ và nô lệ. Ông chủ giàu có, tồn tại được là nhờ có những người nô lệ đã lao động và nuôi sống họ. Ngược lại, ông chủ phải cho những người nô lệ ăn, ở, mặc để duy trì sự sống. Bởi vậy có người tưởng là ông chủ nhưng lại còn nô lệ hơn cả tôi tớ của họ. Chính mục đích sinh tồn đã làm cho quan hệ giữa con người với con người có những giao ước với nhau. Trong xã hội phong kiến có tình trạng nô lệ là do có sự thỏa thuận giữa ông chủ và người nô lệ. Còn trong xã hội dân sự thì nhà nước cộng hòa hình thành do giao ước của những người bình đẳng với nhau. Grotius chỉ ra nguồn gốc của nô lệ là do chiến tranh, khi một kẻ thắng trận có quyền quyết định số phận của kẻ thua trận. Kẻ thua trận có quyền đổi tự do của mình chuộc lấy mạng sống. Do vậy thỏa thuận của họ trở thành chính đáng vì được cả hai bên chấp thuận. J.J.Rousseau không đồng tình với quan điểm trên của Grotius và cho rằng chiến tranh là cuộc chiến giữa quốc gia này với quốc gia khác. Tức là sự đối đầu giữa chính phủ nước này với chính phủ nước khác, người dân hoàn toàn vô tội. Khi một quốc gia bị thua trận người ta có thể tiêu diệt những kẻ cầm vũ khí chống lại nhưng nếu người ta đã đầu hàng thì họ lại là những người bình thường và vì thế họ không thể bị tước đoạt quyền sống như Grotius quan niệm. Chiến tranh là sự chinh phục của kẻ mạnh với kẻ yếu. Do đó quyền chinh phục có cơ sở của nó chính là luật của kẻ mạnh. Do vậy nô lệ xuất hiện khi những người những người chiến thắng cưỡng ép những người thua phục vụ cho mục đích của họ. Đó là sự thỏa thuận không ngang giá. Trạng thái tự nhiên là trạng thái mà con người không được coi trọng, con người ở trong tình trạng bất bình đẳng.
Như vậy, sự xuất hiện của kẻ mạnh, quyền của kẻ mạnh đồng thời với xuất hiện của nô lệ. Đó là sự tranh chấp giữa con người với con người, kẻ
chiến thắng là kẻ có sức mạnh, có quyền lực. Người nô lệ không có một thứ quyền gì, ngược lại người chủ nô lại có mọi quyền hành. Đây là sự bất công vô cùng lớn mà chính nó làm mâu thuẫn cơ bản khi kinh tế phát triển đến một mức nào đó sẽ thúc đẩy mâu thuẫn lên cao và cần thiết phải tiến hành một cuộc cách mạng mới giải quyết triệt để mâu thuẫn đó. Chính bởi quy luật đó, J.J.Rousseau đã chỉ ra sự phát triển của lịch sử sẽ chuyển biến sang giai đoạn mới, giai đoạn xã hội công dân, xã hội không còn bất công, áp bức, bóc lột. Mỗi người sẽ nhường một phần quyền riêng cho quyền chung để đổi lấy sự tự do, bình đẳng, sự an toàn và bảo vệ cho các quyền đó. Sự trao đổi này đã hoàn toàn công bằng, không ai có lợi hơn hay thiệt hơn. Vì mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong xã hội, được pháp luật bảo vệ hoàn toàn khác với sự thỏa thuận trong xã hội phong kiến. Chỉ có số ít những người thống trị là có quyền lợi còn lại đều phải phục tùng, nuôi sống giai cấp thống trị. Quyền chung mà mọi người tham gia đó được gọi là quyền lực tối cao hay ý chí chung, quyền lực nhà nước. Quyền chung đó thể hiện ý chí của tất cả thần dân và nó trở thành sức mạnh tập thể. Lúc này không có quyền của kẻ mạnh nữa vì không có sự tranh chấp giữa con người với con người, không có sự thắng trận của kẻ mạnh, sự bại trận của kẻ thua mà đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của tất cả mọi người. Điểm khác biệt lớn giữa quyền của kẻ mạnh và quyền lực tối cao - quyền lực nhà nước ở đây là nếu quyền của kẻ mạnh ép buộc người khác tuân theo sức mạnh đó thì quyền lực nhà nước khiến mọi người phục tùng tuân theo vì trong đó có cả quyền lợi của họ.
Ý chí chung được hiện thực hóa trong nhà nước dân sự là quyền lực nhà nước và công bố lên là luật pháp
J.J.Rousseau coi sự thoả thuận là nguồn gốc và cơ sở của quyền lực, chứ không phải sức mạnh là cơ sở của quyền lực như những nhà tư tưởng thời đó quan niệm. “Lực không làm nên quyền và người ta chỉ bắt buộc phải phục
tùng khi mà sức mạnh đã thành hợp pháp”[51, tr.57]. Ông nói: “Không ai tự nhiên có quyền uy đối với đồng loại, thế mà lực thì không sinh ra quyền. Vậy chỉ có những công ước là có thể làm cơ sở cho mọi quyền uy chính đáng giữa người với người mà thôi”[51, tr.58].
Do là sản phẩm của sự thoả thuận và được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại, nên quyền lực tối cao “không có và không thể có lợi ích nào trái ngược với các thành viên”[51, tr.71]. Ngược lại nó cũng bao hàm sự ràng buộc của cá nhân vào tập thể chỉ có sự ràng buộc mỗi cá nhân mới tạo ra sức mạnh cho mọi cá nhân khác, ai chống lại ý chí chung liền bị toàn bộ cơ thể chống lại, cái đó có nghĩa là buộc người ta phải tự do. Tức là J.J.Rousseau phản đối lối tự do cá nhân vô tổ chức và chà đạp lên tự do của người khác. Đối với ông, tự do của mỗi thành viên là tôn trọng chính mình thông qua tôn trọng và tuân theo ý chí chung của tập thể mà mình góp phần tạo nên.
Từ đó, J.J.Rousseau cho rằng: Xã hội và Nhà nước chẳng qua chỉ là sản phẩm của thoả thuận xã hội, do đó nếu Nhà nước (tức quyền lực tối cao) không bảo đảm được tự do cho cá nhân, không đem lại lợi ích cho xã hội như mục đích ban đầu của sự thoả thuận mà trở thành chuyên chế, lộng quyền, bất lực, bất công thì người ta có quyền thoả thuận lại để giành lấy tự do cho mình. Trên cơ sở những lập luận đó, J.J.Rousseau chủ trương đi tìm một thể chế chính trị hợp lý để khi con người liên kết với nhau trong xã hội, họ không mất đi quyền lực tự nhiên của mình mà vẫn duy trì được tự do. Để vươn tới đạt tự do, thủ tiêu chuyên chế, ông cho rằng mỗi cá nhân thành viên cần nhượng quyền của mình để tập trung hình thành quyền lực tối cao - hay quyền lực tối thượng của nhân dân, chủ quyền tối cao là sự thể hiện ý chí chung nên không thể từ bỏ được. Cơ quan quyền lực tối cao phải là một con người tập thể chứ không thể là một cá nhân hay một nhóm đặc quyền, đặc lợi nào cả. Chỉ có ý chí chung là có thể điều khiển các lực lượng nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chung. Do đó, chỉ có dựa trên lợi ích chung mới có thể cai quản được xã hội.
Trong xã hội cũ, khi kẻ mạnh thất thế sẽ bị thay bởi một kẻ mạnh khác lớn hơn. Còn trong xã hội công dân quyền lực nhà nước là thống nhất, là của toàn thể nhân dân. Nhân dân sẽ bầu ra những đại biểu sẽ đại diện cho quyền lợi của họ để nắm giữ quyền lực nhà nước, chịu sự quản lý, giám sát của nhân dân. Nếu người đại diện đó không làm tốt vai trò, chức trách của mình thì nhân dân có quyền bãi miễn và lại bầu cử đại diện khác. Quyền lực nhà nước là không thay đổi, không bị tăng lên cũng không bị hạ xuống. “Quyền hành thì có thể chuyển trao được lắm nhưng ý chí thì không” [51, tr.79].
Ăngghen đã chỉ rõ “Đặc trưng thứ hai của nhà nước là sự thiết lập một quyền lực công cộng, không còn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Quyền lực công công đặc biệt đó là cần thiết…. Quyền lực công cộng đó đều tồn tại trong mỗi nhà nước” [trích theo 28, 47]. Quyền lực nhà nước theo quan niệm của J.J.Rousseau ra đời là kết quả của sự nhất trí của toàn bộ dân chúng với mong muốn được bảo vệ và bình đẳng, tự do trong xã hội. Bản chất quyền lực nhà nước ở đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Hình thức của nó là nhà nước dân chủ hay nhà nước cộng hòa. Mục đích của nó là đảm bảo trật tự xã hội, xóa bỏ bất bình đẳng, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của công dân. Vai trò và trách nhiệm của quyền lực nhà nước đã trở thành yếu tố sống còn của bất kì nhà nước nào. Nếu quyền lực nhà nước nằm trong tay một người nào đó thì nó sẽ trở thành quyền của kẻ mạnh, bản chất dân chủ biến mất. Vậy quyền lực nhà nước theo quan niệm của J.J.Rousseau cần có những yếu tố gì để không trở thành quyền của kẻ mạnh?