Tư duy lãnh đạo,quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 46)

1.2. Vai trò cuả tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý

1.2.2. Tư duy lãnh đạo,quản lý kinh tế

Khi nói đến công tác lãnh đạo, các tác giả phương Tây thường khái quát thành nghệ thuật lãnh đạo. Cố nhiên, khi nói nghệ thuật lãnh đạo là đề cập tới sự lãnh đạo thành công. Theo họ, một nhà lãnh đạo khi hành động biến công tác lãnh đạo thành một nghệ thuật là khi họ kết hợp được một cách nhuần nhuyễn ba yếu tố cơ bản cấu thành sự lãnh đạo: 1) khả năng thấu hiểu được rằng những con người có những động cơ thúc đẩy khác nhau ở những hoàn cảnh và thời gian khác nhau, 2) có khả năng cổ vũ và khích lệ người dưới quyền, và 3) khả năng hành động theo một phương pháp mà nó sẽ tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự hưởng ứng và khơi dậy được các động cơ thúc đẩy mọi người [46, tr. 499-500]. Ngoài ra, người ta cũng bàn luận một cách cụ thể về phẩm chất của một người lãnh đạo kinh tế: bản thân mình tin tưởng vào sự nghiệp mà mình theo đuổi, hiểu rõ quyền lực của mình, có óc quyết đoán và sáng tạo, tinh thần kỷ luật, năng lực thực hiện, tính tự chủ, óc thực tế, hiểu biết người khác một cách thấu đáo và gương mẫu...[8, tr.23].

Dù tiếp cận công tác lãnh đạo và người cán bộ lãnh đạo kinh tế ở góc độ nào ta cũng nhận thấy người lãnh đạo dù ở lĩnh vực nào cũng cần có hai phẩm chất cơ bản: 1) khả năng lựa chọn và ra quyết định đúng, và 2) khả năng tổ chức thực hiện thành công một cách tối ưu các quyết định đó. Với hai phẩm chất này rõ ràng, đối với một người lãnh đạo đồng thời diễn ra hai quá trình với hai năng lực khác nhau, đó là tư duy và hành động. Đối với người lãnh đạo kinh tế ở tầm chiến lược thì năng lực tư duy là quan trọng nhất. Năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế luôn luôn mang tính chất quyết định sự thành bại của họ. Thế nhưng, phẩm chất này đối với các cấp lãnh đạo khác nhau sẽ có những đòi hỏi khác nhau.

Đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế ở tầm chiến lược thì năng lực tư duy định hướng đường lối và ra quyết định là quan trọng nhất, trong khi đó,

đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế ở tầm vi mô và chiến thuật thì năng lực tư duy hành động và tổ chức thực hiện, nghĩa là công tác quản lý lại quan trọng hơn.

Tuy nhiên, khác với lãnh đạo chính trị và tư duy chính trị, lãnh đạo kinh tế và tư duy lãnh đạo kinh tế gần gũi hơn và đôi khi lại chính là công tác quản lý và tư duy quản lý. Theo cố vấn quản lý nổi tiếng của Mỹ là Marvin Bower thì, lãnh đạo kinh tế và tư duy kinh tế là một dạng lãnh đạo theo kế hoạch và theo hệ thống chặt chẽ. Xuất phát điểm của người lãnh đạo kinh tế không phải là những tiên đề lý thuyết mà là từ vấn đề thực tế của một nền kinh tế, một ngành kinh tế hay là một doanh nghiệp cụ thể.

Ông cho rằng, lãnh đạo kinh tế cơ bản là phải thiết lập được khách thể kinh tế đó phát triển một cách vững chắc, ổn định và được quản lý theo hệ thống. Một ngành kinh tế hay một doanh nghiệp được quản lý theo hệ thống có nghĩa là ở đó có sự lập kế hoạch tác nghiệp và chiến lược phát triển tốt; ở đó các chỉ dẫn hành động, như các chính sách, cơ cấu tổ chức theo kế hoạch và thông tin đều có sẵn cho mọi người. Ở đó mọi người được tuyển chọn và được đào tạo tốt cũng như có phần thưởng tốt; và ở đó các yếu tố căn bản khác cho sự quản lý hiệu quả được áp dụng.

Với giả định công tác lãnh đạo kinh tế và tư duy lãnh đạo kinh tế như thế nên ông khẳng định, so với lãnh đạo chính trị, lãnh đạo kinh tế đơn giản hơn. Đối với lãnh đạo kinh tế vấn đề chỉ cần khuyến khích cấp dưới hành động đúng kế hoạch và đạt mục đích cụ thể, trong khi đó lãnh đạo chính trị đòi hỏi phải là người có nhiệt huyết và cảm hứng lớn để cổ vũ, lôi cuốn và thôi miên mọi người tạo ra hứng khởi mãnh liệt của đám đông quần chúng nhân dân [46, tr. 515-516].

Theo chúng tôi, không hẳn là lãnh đạo kinh tế thì dễ hơn hoặc đơn giản hơn lãnh đạo chính trị. Bởi vì, kinh tế là một lĩnh vực rất phức tạp, có rất nhiều qui luật đặc trưng khác nhau mà không phải dễ dàng nhận thức và vận dụng, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế ngày nay. Điều hành nền kinh tế đi đúng qui luật khách quan, đem lại hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đã chọn

không phải là việc đơn giản, biết bao nhà kinh tế nổi tiếng đã từng thất bại. Hơn nữa, lãnh đạo kinh tế không phải chỉ cần có tư duy kinh tế đơn thuần mà phải có tư duy chính trị đúng, phải có quan điểm chính trị trong kinh tế.

Mặc dù vậy, lãnh đạo kinh tế và tư duy kinh tế cũng có nét đặc thù khác với lãnh đạo chính trị và tư duy chính trị. Có thể nói tính chính xác, theo đúng kế hoạch, đúng tiến độ, tính lợi ích, tính hiệu quả và mục đích cụ thể là nét nổi bật của tư duy kinh tế. Một người lãnh đạo kinh tế khi ra một quyết định thì họ đã biết trước sản phẩm của họ là gì, thị trường tiêu thụ sản phẩm là như thế nào và lợi nhuận thu được sẽ là bao nhiêu.

Tư duy lãnh đạo kinh tế theo một nghĩa nào đó là tư duy hành động và thực hiện. Nó là tư duy triển khai thực tiễn, do đó, nó rất khác với tư duy nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật. Tư duy lãnh đạo kinh tế không có mục đích phát hiện hay sáng tạo cái mới thuần túy tinh thần mà là tư duy triển khai và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Nghĩa là, biến lý thuyết từ sản phẩm tinh thần thành sản phẩm vật chất hữu dụng cho đời sống con người. Chính vì thế mà trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế vừa qua có tác giả đòi hỏi rất đúng rằng: "Tư duy kinh tế phải gắn bó với cuộc sống, xuất phát từ cuộc sống, để trở lại thể nghiệm trong cuộc sống, phục vụ cuộc sống. Đổi mới tư duy kinh tế không thể là mục đích tự thân, không thể tách rời cuộc sống" [12, tr. 29].

Tư duy kinh tế là tư duy hiệu quả và là dạng tư duy chính xác. Vì những lẽ đó, trong đời sống kinh tế hiện đại, để phù hợp với thực tiễn kinh tế đa dạng và phức tạp, tư duy kinh tế sử dụng nhiều công cụ của toán học, tin học và xã hội học... Chính vì thế mà, ngày nay xuất hiện những chuyên ngành mới như toán - kinh tế, tin học quản trị kinh doanh, xã hội học - kinh tế, kinh tế lượng...

Trong xã hội hiện đại sự phát triển kinh tế không thể chỉ là một sự kết hợp lạnh lùng thuần túy của vốn, sức lao động và kỹ thuật - công nghệ mà hơn thế, nó là sự kết hợp hài hòa của các yếu tố kinh tế, con người, văn hóa,

xã hội và khoa học công nghệ. Trong đó, nhân tố con người là quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)