Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 51)

1.2. Vai trò cuả tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý

1.2.3. Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý

chỉ là nhằm vào sự phát triển thực sự của con người.

Như vậy, xét từ trong bản chất của tư duy lãnh đạo kinh tế và yêu cầu đối với người cán bộ lãnh đạo kinh tế thì tư duy lãnh đạo kinh tế phải là tư

duy mang tính biện chứng duy vật và người lãnh đạo kinh tế theo một nghĩa

nào đó phải là nhà biện chứng duy vật.

Trong xã hội hiện đại, triết học ngày càng có vai trò vô cùng to lớn, đặc biệt là triết học duy vật biện chứng do C. Mác xây dựng. Triết học duy vật biện chứng với một hệ thống chức năng quan trọng của mình, trong đó đặc biệt là hai chức năng thế giới quan và phương pháp luận đang ngày càng trở thành một nhân tố quyết định đối với tư duy và hành động của mỗi con người cũng như các cộng đồng, dân tộc trong thời đại nhiều biến động của toàn cầu hóa hiện nay.

1.2.3. Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế kinh tế

Sống trong thế giới tự nhiên và xã hội, có biết bao vấn đề đặt ra cho cuộc đời một con người cũng như mỗi dân tộc, mỗi thời đại. Để giải đáp đúng đắn được những vấn đề này, con người ta phải có một thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn. Rõ ràng, ở đây triết học với chức năng thế giới quan của mình, nó có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, thế giới quan là toàn bộ những nguyên tắc, quan điểm và niềm tin qui định hướng hoạt động và quan hệ của từng người, của giai cấp, của cộng đồng hay của một xã hội nói chung đối với thực tại. Chính từ ý nghĩa đó mà triết học sẽ giúp cho mỗi con người cụ thể hay cả một cộng đồng xác định được thái độ ứng xử cũng như cách thức hoạt động sinh sống.

Vì lẽ đó, sự mở mang tri thức hay kiến thức khoa học nói chung và tri thức hay kiến thức triết học nói riêng chính là điều kiện, là cơ sở để hình thành thế giới quan. Như chúng ta đều biết, những tri thức chỉ trở thành yếu tố

cấu thành thế giới quan khi nó đã hòa vào niềm tin, khi biến thành niềm tin. Và khi đó, tri thức biến thành động cơ, động lực tinh thần và đi vào hành động của con người, giúp con người xác định được lý tưởng sống.

Cùng với chức năng thế giới quan, chức năng phương pháp luận của triết học biện chứng duy vật có vai trò vô cùng to lớn. Nó là một hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chung nhất, các nguyên tắc xuất phát để tiến hành các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Phương pháp luận triết học chính là phương pháp luận chung nhất. Với ý nghĩa như thế, phương pháp nhận thức biện chứng trong triết học mácxít càng có vai trò quan trọng hơn vì nó giúp con người nhìn nhận cả tự nhiên, xã hội và tư duy trong quá trình phát sinh, vận động, phát triển và chuyển hóa. Nó chính là học thuyết về các quy luật chung nhất của tất cả các lĩnh vực này.

Tư duy biện chứng trong triết học Mác-Lênin sẽ cho con người ta xem xét sự vật một cách khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn, chính vì thế mà chủ thể hoạt động tránh được sự chủ quan, phiến diện, cứng nhắc, giáo điều, xa rời thực tiễn và đồng thời cũng tránh được sự dao động, chao đảo, cực đoan hay ngả nghiêng chuyển từ cực này sang cực khác.

Rõ ràng, cùng với việc tạo ra cho con người có được cái nhìn tổng quát, một cách lý giải đầy đủ và toàn diện về thế giới, về xã hội và bản thân con người thì trên cơ sở sự lý giải ấy tư duy biện chứng đã làm được một điều hết sức hệ trọng, đó là giúp con người ta có được sự định hướng đúng đắn trong hành động. Nói cách khác, có được một cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng vững chắc, một tư duy biện chứng năng động, mềm dẻo, sáng tạo và nhạy bén - đó là một bảo đảm căn bản cho sự định hướng đúng đắn trong mọi hành động của con người ở giai đoạn lịch sử nhiều biến động ngày nay.

Chính vì vai trò hết sức quan trọng của tư duy biện chứng đối với mỗi con người trong quá trình hoạt động nên ta có thể khẳng định, trong bối cảnh hiện nay nếu người cán bộ lãnh đạo kinh tế không có trình độ tư duy biện

chứng cao và vận dụng được nó vào quá trình lãnh đạo kinh tế thì không thể lãnh đạo kinh tế thành công, có hiệu quả.

Thực tế hiện nay chỉ rõ, tư duy lãnh đạo quản lý kinh tế không chỉ đơn thuần là tư duy kinh tế mà còn phải đạt tới tư duy biện chứng duy vật. Bản thân nền kinh tế có tính biện chứng, kinh tế vận động theo những qui luật khách quan như qui luật giá trị, qui luật tích tụ và tập trung sản xuất, qui luật giá cả, qui luật lưu thông tiền tệ... Kinh tế cũng bao hàm hàng loạt mâu thuẫn như sản xuất và tiêu dùng, cung và cầu, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất... Kinh tế cũng bao hàm hàng loạt các mối liên hệ khách quan phải giải quyết như trước mắt và lâu dài, công nghiệp và nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ, giữa các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, kinh tế và chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng, kinh tế và xã hội, kinh tế và đạo đức .v.v..

Nền kinh tế vận động thông qua một loạt khâu và các hiện tượng kinh tế: sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng, khủng hoảng và tăng trưởng, lạm phát và thiểu phát, nhập siêu và xuất siêu... Do đó, nếu thiếu một tư duy biện chứng thì người lãnh đạo kinh tế không thể nhận thức đúng các qui luật, các quá trình, các mâu thuẫn, các mối liên hệ, các hiện tượng của đời sống kinh tế, sẽ bị lúng túng, chìm ngập trong các sự kiện, không phân biệt được đâu là nguyên nhân đâu là kết quả, đâu là hiện tượng đâu là bản chất, đâu là cơ bản đâu không là cơ bản và sẽ dễ rơi vào chủ quan duy ý chí, cực đoan phiến diện, thiển cận, thực dụng chủ nghĩa.

Rõ ràng, với người cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế, tư duy biện chứng có một vai trò vô cùng to lớn nhưng lại hết sức cụ thể đối với họ trong mỗi bước, mỗi công đoạn của quá trình thực hiện công việc lãnh đạo kinh tế của họ.

Thứ nhất, ra quyết định, đối với người lãnh đạo ở tầm vĩ mô việc ra

quyết định là vô cùng quan trọng. Trong công tác lãnh đạo mỗi quyết định được đề ra phải vừa đúng đắn vừa đúng lúc. Để ra được quyết định đáp ứng yêu cầu đó thì người lãnh đạo phải có đầy đủ thông tin, các thông tin phải cập

nhật, các thông tin ấy phải khách quan, đầy đủ, toàn diện và cụ thể. Như thế, nếu không có phương pháp nhận thức biện chứng, không có tư duy biện chứng thì người lãnh đạo không có đủ cơ sở để đề ra được quyết định đúng đắn và kịp thời.

Thứ hai, tổ chức thực hiện quyết định. Đối với một quyết định trong lĩnh

vực kinh tế, rõ ràng người lãnh đạo khi tổ chức thực hiện quyết định đó cần nhận thức đầy đủ những khó khăn và thuận lợi khi triển khai kế hoạch thực hiện quyết định; cần dự báo và nắm được những mâu thuẫn nảy sinh, những vấn đề xuất hiện cần được xử lý kịp thời; cần xem xét một cách toàn diện các khả năng để thực hiện quyết định và xây dựng phương án dự phòng.

Chẳng hạn, trong điều kiện kinh tế thị trường, người cán bộ lãnh đạo kinh tế khi chỉ đạo thực hiện kế hoạch cần xem xét và đánh giá một cách đầy đủ các quan hệ dễ nảy sinh mâu thuẫn như: quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, nội lực và ngoại lực, kinh tế trong nước và kinh tế thế giới, cung và cầu, sản xuất và tiêu dùng, kinh tế và xã hội, khả năng tình hình thực tế và mục tiêu đề ra cần đạt tới... Để xử lý được những vấn đề nảy sinh và các khía cạnh như nêu trên trong quá trình chỉ đạo thực hiện quyết định, rõ ràng, người cán bộ lãnh đạo kinh tế phải có một tư duy hết sức sâu sắc, năng động, nhạy bén và sáng tạo - tư duy ấy không phải là gì khác mà chính là tư duy biện chứng.

Thứ ba, phát hiện và giải quyết các mối quan hệ trong quá trình lãnh đạo,quản lý kinh tế. Khi đề ra và triển khai thực hiện các đường lối, chính sách hay các quyết định kinh tế lớn bao giờ cũng tác động, ảnh hưởng tới hầu như mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, như kinh tế và chính trị, kinh tế và đạo đức, kinh tế và văn hóa - xã hội, kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế và tự chủ kinh tế, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, phân hóa giàu nghèo... Nắm bắt được một cách đầy đủ các quan hệ đa dạng, phức tạp, phong phú và hiện thực đó người cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế mới có thể kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung quyết định cũ và kịp

thời đề ra những quyết định mới phù hợp vừa đúng và vừa trúng. Ở đây vai trò của tư duy biện chứng chắc chắn càng trở nên vô cùng quan trọng.

Thứ tư, kiểm tra là một mắt khâu không thể thiếu trong quá trình lãnh

đạo, quản lý kinh tế. Bởi vì, không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Để kiểm tra đúng, phát hiện được vấn đề, tìm ra đúng nguyên nhân, người lãnh đạo cần phải có tư duy biện chứng duy vật.

Thứ năm, tổng kết rút kinh nghiệm là một trong những khâu quan

trọng của qui trình lãnh đạo, kể cả lãnh đạo kinh tế. Không dừng lại đơn thuần ở tổng kết rút kinh nghiệm khi kết thúc một giai đoạn, một kế hoạch, một chương trình... để chuyển sang một giai đoạn, một kế hoạch khác. Tư duy biện chứng sẽ giúp người lãnh đạo rút ra những bài học kinh nghiệm mang tính tổng quát, chung hơn, sâu sắc hơn nhằm tìm ra cái chung, cái phổ biến, cái tất yếu, cái căn bản đóng vai trò chi phối toàn bộ quá trình, cái xu hướng mang tính qui luật... Đồng thời, việc phân tích tổng kết rút kinh nghiệm cũng nhằm tìm ra cái đặc thù của thời đại đang tác động đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Với tư duy biện chứng, tổng kết rút kinh nghiệm chính là đúc kết thành những bài học, thành lý luận phát triển, vạch ra nguyên nhân của những thành công và chưa thành công. Và điều cơ bản là, với tư duy biện chứng nó cho phép người lãnh đạo có thể dự báo chính xác xu hướng vận động và phát triển của các quá trình kinh tế trong tương lai.

Từ thực tế trên đây đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý kinh tế để làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình, bản thân họ phải có một tư duy kinh tế mới mang tính tổng hợp phù hợp với dân tộc và thời đại. Tư duy lãnh đạo, quản

lý kinh tế trong điều kiện lãnh đạo nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải là tư duy biện chứng duy vật. Đây là vấn đề mấu chốt đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG TƯ DUY VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO

TRÌNH ĐỘ TƯ DUY BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 51)