Những nhân tố ảnh hưởng đến tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 66)

2.1. Thực trạng tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở

2.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh

nước ta hiện nay

2.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay đạo, quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay

Lịch sử, đúng như C. Mác từng khẳng định, chẳng qua chỉ là sự hoạt động của con người theo đuổi những mục đích nhất định. Điều này cũng có nghĩa chính con người đã sáng tạo ra lịch sử. Nhưng như chúng ta biết, con người chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử. Theo quan điểm duy vật về lịch sử, con người tạo ra hoàn cảnh ở mức độ nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người ở mức độ ấy. Rõ ràng, con người vừa tạo ra lịch sử lại vừa chính là sản phẩm của lịch sử, chính các quá trình lịch sử đã tạo nên bản thân con người nói chung và ý thức, tư duy của con người nói riêng.

Tư duy của con người không những là sản phẩm của lịch sử mà cụ thể hơn, tư duy của con người chính là sản phẩm trực tiếp của những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Sự gắn liền với đời sống sinh động đã nói lên tính chất thực tiễn của tư duy mặc dù khi khu biệt nó ta nhận thấy tư duy phản ánh hiện thực một cách gián tiếp.

Tư duy là một bộ phận của hoạt động tinh thần của con người, cũng như các dạng hoạt động tinh thần khác phản ánh tồn tại xã hội, tư duy cũng có tính độc lập tương đối nhất định. Nhưng cũng như các dạng hoạt động tinh thần khác của con người, tư duy bao giờ cũng bị qui định, bị phụ thuộc bởi hiện thực xã hội. Mà như chúng ta biết, trong tồn tại xã hội thì nhân tố quan trọng nhất là phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất xã hội như thế nào

xuất sẽ tất yếu dẫn đến sự biến đổi của tư duy sao cho phù hợp. Ngoài sự qui định bởi phương thức sản xuất xã hội, tư duy của con người còn chịu sự tác động, chi phối của các hình thái ý thức xã hội hiện tồn.

Như vậy, tư duy của con người tại một thời điểm lịch sử nhất định là sản phẩm tổng hợp của nhiều nhân tố. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể là như thế, còn vào một thời điểm lịch sử nhất định của một cộng đồng nhất định thì hoạt động căn bản nhất của cộng đồng ấy vào thời điểm ấy sẽ qui định nội dung, tính chất và mục đích tư duy của người ta.

Đối với xã hội ta hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế xây dựng đất nước đang là hoạt động căn bản nhất. Do đó, tư duy kinh tế đang là yêu cầu đối với các chủ thể hoạt động. Yêu cầu về tư duy kinh tế càng cao hơn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế dù được tiếp cận dưới góc độ nào thì họ cũng là con người Việt Nam, đều là sản phẩm của lịch sử và thời đại. Dĩ nhiên, cán bộ lãnh đạo nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế nói riêng là một nhóm người ưu tú trong cộng đồng xã hội. Vì thế, một cách chung nhất, những nhân tố tác động đến tư duy của con người Việt Nam thì cũng sẽ tác động đến tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế. Nhưng sự tác động ấy chắc chắn sẽ mang tính đặc thù bởi các hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn đặc thù. Nghĩa là, sự tác động của các nhân tố truyền thống, thời đại và thực tiễn cuộc sống đối với tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế sẽ mang những nét khác biệt.

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử dân tộc

Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, đây là địa bàn hoạt động của những cơn bão nhiệt đới khủng khiếp, lũ lụt và hạn hán từ ngàn đời nay luôn là những thế lực tự nhiên bất thường đe dọa đời sống và tính mạng của con người. Chinh phục tự nhiên, thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và chống chọi với thiên tai để tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử

hàng ngàn năm của dân tộc đã tạo nên bản lĩnh, nghị lực và tính cách độc đáo của con người Việt Nam.

Cũng do vị trí địa lý mà Việt Nam cũng mang một vị trí địa lý chiến lược trong quan hệ quốc tế. Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, những dấu ấn sâu nặng trong tâm thức dân tộc chính là những chiến thắng hiển hách đối với giặc ngoại xâm. Bài học lịch sử rút ra là để sống còn và chiến thắng chúng ta không phải chỉ dựa vào tướng tài và binh giỏi mà cái chính là phải huy động cao độ sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, phát huy và khai thác triệt để cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của khối đoàn kết cộng đồng.

Chính quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và chống thiên tai trong lịch sử dân tộc đã tạo nên nét đặc trưng của tính cách và truyền thống con người Việt Nam là: chủ nghĩa yêu nước, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường bất khuất, trí thông minh và sáng tạo.

Như vậy, điều kiện tự nhiên và lịch sử nêu trên đã hun đúc nên phẩm chất và tinh thần của con người Việt Nam. Về khía cạnh tư duy ta có thể khẳng định, những nhiệm vụ lịch sử thường xuyên trong suốt chiều dài tồn tại và phát triển của dân tộc đã mài sắc tư duy của dân tộc theo xu hướng chống chọi với thiên nhiên, thích nghi với môi trường thiên nhiên và chống lại kẻ thù xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa là sức mạnh và tiềm năng trí lực của dân tộc chủ yếu được đầu tư vào đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh với ngoại xâm. Nói cách khác, chúng ta có truyền thống tư duy khai khẩn mở mang đất đai, trị thủy, phát triển trồng trọt và tư duy quân sự - chống ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Những thế mạnh về tư duy này vẫn để lại dấu những ấn sâu sắc trong tư duy của con người Việt Nam hiện nay.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội truyền thống

Theo các nhà khoa học thì Việt Nam đã từng tạo dựng lên một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ trong lịch sử. Tuy nhiên:

Cũng chính vì vậy mà người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. Cho đến nay ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân

nông nghiệp, xã hội nông thôn là những chỉ số quan trọng để nhận diện con người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam bao gồm mặt tích cực và cả mặt hạn chế khi tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước [134, tr. 14-15].

Thật vậy, nền sản xuất tiểu nông của Việt Nam mà nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với cách gọi của C. Mác là phương thức sản xuất châu Á và các công xã nông thôn tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử dân tộc là một nhân tố căn bản tạo nên truyền thống tư duy của dân tộc. Điều ấy được thể hiện không những ở trình độ mà cả phong cách, năng lực và hướng tư duy của con người Việt Nam.

Nền nông nghiệp tiểu nông phát triển đã tạo lập nên truyền thống tư duy của cha ông ta là óc thực tế, coi trọng kinh nghiệm trong lao động sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và chu kỳ. Nhưng với một nền sản xuất nông nghiệp manh mún tự túc tự cấp khép kín và phụ thuộc vào tự nhiên đã tạo nên một phong cách tư duy kinh tế hết sức hạn chế. Đó là loại tư duy tôn sùng kinh nghiệm, kinh nghiệm là chuẩn mực, mà kinh nghiệm chỉ có nhiều ở người già. Bệnh tôn sùng kinh nghiệm dẫn đến tâm lý trông chờ, ỷ lại và rập khuôn theo những bậc cao niên, già làng, trưởng bản. Tục ngữ nói: "Trứng khôn hơn rận", "Ngựa non háu đá" là cách nói coi thường, là nhằm chê bai, nhắc nhở, phê phán những người trẻ tuổi không an phận, muốn tìm tòi sáng tạo, đổi mới. Khi đã coi tư duy của các thế hệ cha anh làm chuẩn mực thì sẽ

hạn chế và cản trở năng lực tư duysáng tạo của các thế hệ trẻ.

Chính nền sản xuất tiểu nông khép kín này không chỉ tạo ra phong cách tư duy tôn sùng kinh nghiệm mà còn mang tính chất mùa vụ nhất thời, nghĩa là một phong cách tư duy kinh tế thiết thực hay có thể gọi thực dụng và chủ yếu giải quyết những vụ việc trước mắt cụ thể. Đó là thứ tư duy ứng phó trong nhiều trường hợp là thụ động và nhằm đạt hiệu quả kinh tế tức thì chứ không

phải dạng tư duy có tầm chiến lược với kế hoạch lâu dài. Về điều này đã được nhiều nhà lý luận của chúng ta khảo cứu và khẳng định [39], [110].

Những tính toán theo kiểu ăn chắc, ăn non, trước mắt và vụ việc theo kiểu khôn vặt của người tiểu nông còn in đậm trong phong cách tư duy của không ít người Việt Nam chúng ta đến tận ngày hôm nay. Và phải chăng cái phong cách tư duy ấy đã trở thành một thứ "vô thức" mà mỗi khi có môi trường lại trỗi dậy trong quá trình sinh sống và giải quyết công việc của nhiều người, kể cả những cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế.

Tương ứng với nền sản xuất tiểu nông là một xã hội nông thôn với kết cấu làng xã làm cơ sở và kết cấu xã hội theo thứ bậc được đề cao là: sĩ - nông - công - thương. Sự phân tầng xã hội và phân hóa xã hội trong xã hội truyền thống nước ta nhìn chung không mang tính gay gắt. Sự phân hóa giàu nghèo cũng như phân hóa "giai cấp" trong xã hội Việt Nam cổ truyền không giống như ở các xã hội phương Tây truyền thống. Vì thế, về mặt xã hội nó không thường xuyên tạo ra những lực lượng xã hội mâu thuẫn đối kháng đấu tranh với nhau tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Do tính chất tự cung tự cấp của nền sản xuất tiểu nông nên gia đình trở thành một đơn vị xã hội tự sản tự tiêu, nó trở thành một kiểu xã hội thu nhỏ, làng xã trở thành một pháo đài, một xã hội khép kín. Ở đó, bên cạnh sản xuất nông nghiệp là nghề sản xuất chính còn có các nghề thủ công và chợ (thương nghiệp). Có thể khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, sản xuất hầu như không được chuyên môn hóa, tất cả các ngành nghề khác ngoài nghề nông đều được gọi với một cái tên chung là nghề phụ. Với truyền thống và tổ chức sản xuất theo hộ gia đình, theo các làng xã như thế nên lực lượng sản xuất của chúng ta không có cơ hội phát triển. Chính vì lẽ đó mà quan hệ sản xuất cả ngàn năm nay hầu như luôn luôn phù hợp với lực lượng sản xuất. Thật khó nhận ra sự thay thế nhau một cách triệt để của các phương thức sản xuất trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Như chúng ta đều biết, sự biến đổi của phương thức sản xuất là yếu tố quyết định sự biến đổi của tồn tại xã hội và theo đó, sự biến đổi của tồn tại xã hội sẽ tất yếu đưa đến sự biến đổi của tư duy con người. Từ lôgíc này, có thể khẳng định trong suốt quá trình phát triển của xã hội truyền thống Việt Nam hầu như không diễn ra một cuộc cách mạng nào trong phương thức sản xuất và như vậy cũng có nghĩa là không có cuộc cách mạng nào trong tư duy dân tộc. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy trong tư duy kinh tế của con người Việt Nam. Rằng truyền thống tư duy kinh tế của những người sản xuất tiểu nông hầu như vẫn là năng lực tư duy cơ bản của đa số con người Việt Nam khi bắt tay vào xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

2.1.1.3. Sự giao lưu văn hóa và tư tưởng

Với tiếp cận địa lý - văn hóa và địa lý - lịch sử thì Việt Nam nằm trong khu vực giao lưu của hai nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Hoa và Ấn Độ. Suốt hàng ngàn năm lịch sử giao lưu và hội nhập văn hóa, mặc dù bản sắc văn hóa dân tộc ta có sức sống vô cùng mãnh liệt không bị các nền văn hóa bá quyền bành trướng đồng hóa nhưng chúng ta cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ hai nền văn hóa này.

Trong lịch sử, có ba hệ tư tưởng được du nhập vào Việt Nam, được đồng hóa và được biến thành ba thứ tôn giáo tồn tại trong đời sống xã hội Việt Nam - đó là Nho, Phật và Lão. Nếu Nho giáo để lại những dấu ấn sâu nặng đối với giới trí thức, với đẳng cấp cao và thiết lập một hệ thống giá trị chính thống của xã hội truyền thống thì Lão giáo và Phật giáo lại ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống bình dân. Nếu Nho giáo dẫn dắt con người ta nhập thế, dấn thân thì Lão giáo và Phật giáo lại dẫn dắt con người ta lánh đời, hướng tâm trí con người ta tới thế giới tinh thần siêu hình quay lưng lại cuộc đời.

Lão giáo tạo nên một lối sống, lối nghĩ bất tranh, giản đơn thô sơ, cầu ái và vô vi, còn Phật giáo tạo nên truyền thống nhân ái, vị tha và bao dung của con người Việt Nam. Đó là những ưu điểm cơ bản góp phần tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Nhưng đó lại là những nhược

điểm hết sức cơ bản làm hạn chế vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi truyền bá lối sống giản đơn thô sơ, coi trọng đời sống tinh thần, đề cao lối sống khắc kỷ, nghĩa là hạn chế tối đa nhu cầu vật chất của con người thì tất nhiên sản xuất cũng không thể phát triển được. Theo C. Mác, không có nhu cầu thì không có sản xuất, nhưng chính tiêu dùng lại tái sản xuất ra nhu cầu. Rõ ràng, một xã hội mà sản xuất vật chất không được coi trọng thì tư duy kinh tế cũng sẽ không được quan tâm và chắc chắn cũng không có cơ hội phát triển.

Khác với Lão giáo và Phật giáo, Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp trí thức, quan lại của xã hội và gắn liền với đời sống kinh tế - chính trị của xã hội. Về mặt tư tưởng, Nho giáo chính là học thuyết chính trị xã hội của chế độ phong kiến Việt Nam, là hệ tư tưởng chính thống trong suốt hàng ngàn năm của nhà nước phong kiến Việt Nam nên Nho giáo để lại những dấu ấn mạnh mẽ nhất trong đời sống xã hội và con người Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tư duy.

Nho giáo có rất nhiều ưu điểm trong việc quản lý xã hội và xây dựng con người nhưng Nho giáo cũng để lại những di căn hết sức nặng nề trong lối sống, nếp sống, cách suy nghĩ, tư duy và ứng xử của con người Việt Nam.

Thứ nhất, tinh thần phục cổ, coi các giá trị cổ truyền là chuẩn mực để

xây dựng xã hội hiện tại. Thái độ tôn thờ, sùng bái quá khứ một cách thái quá của Nho giáo đã dắt con người ta sống theo các giá trị, kinh nghiệm cũ, coi chữ nghĩa thánh hiền là thước đo hiện tại. Một khi đã coi kinh nghiệm của cổ nhân, coi chữ nghĩa của thánh hiền là chuẩn mực thì rõ ràng cái gì khác hay trái với cổ nhân và thánh hiền đều là lệch lạc và sai trái. Như thế, cái mới lạ, cái khác không có đất nảy sinh, tồn tại và phát triển. Trong môi trường như

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 66)