Kết hợp tư duy về kinh tế với tư duy về pháp quyền, đạo đức,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 85 - 135)

2.2. Yêu cầu nâng cao trình độ tư duy biện chứng của đội ngũ cán

2.2.4. Kết hợp tư duy về kinh tế với tư duy về pháp quyền, đạo đức,

văn hóa, xã hội và môi trường

Yêu cầu tư duy về kinh tế phải gắn với tư duy về chính trị cũng có nghĩa là tư duy ấy phải mang tính xã hội, nhân văn cao. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tính tất yếu kinh tế không chỉ qui định suy nghĩ và hành động của con người mà còn chi phối cả đạo đức tình cảm của mọi người. Mặc dù chúng ta mới bước vào kinh tế thị trường nhưng những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, của lối sống tiêu thụ, thực dụng và sự xuất hiện ngày càng gia tăng các tệ nạn trong đời sống xã hội - như là mặt trái của cơ chế thị trường - là một sự thật hết sức đáng lo ngại.

Trước những biểu hiện tiêu cực trong sản xuất kinh doanh, trong đạo đức xã hội, nhiều người cho rằng chúng ta đã có chính sách kinh tế đúng đắn, đã có tư duy kinh tế mới phù hợp nhưng chúng ta chưa có một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội đồng bộ phù hợp với tình hình mới. Nghĩa là chúng ta chưa kết hợp được một cách hài hòa giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp quyền, đạo đức, văn hóa xã hội và môi trường. Đây cũng là một yêu cầu không thể thiếu được đối với tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta hiện nay.

Thật vậy, đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, khi mọi thành viên trong xã hội phải sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật thì tư duy kinh tế bắt buộc phải gắn liền với tư duy pháp luật. Vì

muốn thế nào chăng nữa thì mọi hoạt động kinh tế phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành, những pháp luật hiện hành này không chỉ là pháp luật của Việt Nam mà cả pháp luật của các nước, pháp luật quốc tế và các công ước, các thông lệ quốc tế.

Sự kết hợp giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp quyền trong tư duy lãnh đạo, quản lý kinh tế không chỉ giúp cho quá trình lãnh đạo các hoạt động kinh tế của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép, không vi phạm luật mà còn được chính pháp luật bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình, được pháp luật bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình. Điều này vô cùng quan trọng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của nước ta, tư duy kinh tế phải được kết hợp nhuần nhuyễn với tư duy đạo đức bởi lẽ, tư duy kinh tế rất dễ bị chi phối bởi tính chất lạnh lùng sòng phẳng của các quan hệ kinh tế khách quan. Đạo đức trong kinh tế không nên hiểu đơn thuần là những tình cảm yếu đuối, nhún nhường mà là những quan hệ trong sáng, lành mạnh, không vụ lợi cá nhân hay cục bộ, là đạo đức trong kinh doanh, là cạnh tranh lành mạnh.

Một trong những bài học căn bản do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta nêu ra là "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái" [20, tr. 72]. Đây là một quan điểm căn bản mang tính chủ đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Một tư duy kinh tế mới tạo ra sự tăng trưởng kinh tế thì trong tư duy ấy phải bao hàm một tầm nhìn chiến lược hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái - nghĩa là một chiến lược phát triển bền vững.

Như thế, muốn có một nền kinh tế phát triển bền vững thì đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế phải có một tư duy kinh tế kết hợp được với tư duy pháp quyền, đạo đức, văn hóa xã hội và môi trường. Đây chính là một

yêu cầu, một đòi hỏi thiết yếu đối với tư duy của đội ngũ cán bộ này và đây cũng là một điều kiện căn bản để họ có thể thành công trong công tác lãnh đạo. Muốn có được tư duy ấy, họ phải đạt được trình độ tư duy biện chứng. Không có tư duy biện chứng mang tính tổng hợp, toàn diện, năng động, mềm dẻo chắn chắn họ sẽ không thể thành công được trong công tác lãnh đạo kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, không phản ánh được các mối quan hệ biện chứng khách quan vốn có giữa các mặt của một cơ thể xã hội.

2.2.5. Tư duy phải hướng tới hiệu quả và lợi ích kinh tế

Tất cả những yêu cầu nêu trên là những đòi hỏi hết sức cốt yếu đối với tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta hiện nay. Nhưng dẫu sao thì một vấn đề mang tính cốt yếu nhất, căn bản nhất đối với tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế hiện nay cuối cùng vẫn là: tư duy lãnh đạo, quản lý kinh tế phải là tư duy hướng tới hiệu quả và lợi ích kinh tế. Bởi vì, xét cho cùng, hoạt động của con người là nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Thế thì, hoạt động kinh tế nói chung và lãnh đạo, quản lý kinh tế nói riêng trước hết phải là nhằm đạt được hiệu quả kinh tế và lợi ích kinh tế cao nhất. Nếu không đạt được những lợi ích kinh tế đã được đề ra nhất định thì rõ ràng sự lãnh đạo, quản lý kinh tế đó là không thành công. Chính trên cơ sở hiệu quả kinh tế và lợi ích kinh tế đạt được mà đánh giá tư duy kinh tế của người lãnh đạo là đúng đắn hay sai lầm.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, để đạt được hiệu quả kinh tế và lợi ích kinh tế cao nhất không phải là chuyện đơn giản. Ngoài kiến thức kinh tế, ngoài năng lực cá nhân của các chủ thể hoạt động kinh tế, để đạt được những thành quả kinh tế nhất định còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan. Hơn thế, vì tranh giành lợi nhuận cao nên để đạt được những lợi ích kinh tế nhất định người ta sẽ không phải chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế mà cả các biện pháp ngoài kinh tế, thậm chí kể cả những thủ đoạn lừa đảo và phạm pháp. Tất nhiên, đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế phải biết nhìn xa trông

rộng, không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh phải đạt lợi ích kinh tế bằng mọi giá, không nên chạy theo lợi ích kinh tế một cách đơn thuần, mà phải gắn kinh tế với các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật, môi trường như trên đã trình bày.

Phải có một tầm nhìn chiến lược trong lãnh đạo, quản lý kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay thì các kế hoạch phát triển kinh tế mới thoát khỏi những tính toán đơn thuần về các lợi ích kinh tế trước mắt và cục bộ. Muốn thế, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế phải có một tư duy tổng hợp ở tầm chiến lược - nghĩa là phải có tư duy biện chứng. Bởi vì, chỉ với tư duy biện chứng họ mới có đủ khả năng nhận thức một cách đầy đủ hệ thống các qui luật kinh tế - xã hội khách quan và cơ chế hoạt động của nó trong thực tiễn đất nước. Chỉ với tư duy biện chứng thì tư duy của họ mới thực sự trở nên năng động, nhạy bén và sáng tạo. Từ đó họ mới đủ khả năng đáng giá đúng thực trạng kinh tế, vạch ra được đúng các quá trình kinh tế khách quan đang vận động, dự báo được các xu hướng vận động trong tương lai của nền kinh tế đất nước, đánh giá chính xác các nguồn lực kinh tế và khả năng kết hợp các nguồn lực đó để sản xuất ra sản phẩm.

Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế và lợi ích kinh tế cao trong cơ chế thị trường mở cửa hiện nay, vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế là họ phải rèn luyện và phấn đấu đạt tới trình độ tư duy biện chứng - tư duy biện chứng chính là yêu cầu bao trùm, chính là phẩm chất, là năng lực đảm bảo sự thành công của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TƯ DUY

BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Để nâng cao trình độ tư duy biện chứng của cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong các giải pháp đó, có giải pháp mang tính vĩ mô, có giải pháp mang tính vi mô; có giải pháp mang tính trước mắt, có giải pháp mang tính lâu dài; có giải pháp mang tính gián tiếp và có giải pháp mang tính trực tiếp; có giải pháp tác động vào những yếu tố khách quan, có giải pháp tác động vào nhân tố chủ quan...

Muốn nâng cao trình độ tư duy biện chứng của cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế, rõ ràng điều kiện đầu tiên là cần phải có thời gian và bản thân họ phải được tôi luyện trong môi trường lãnh đạo kinh tế. Chính mâu thuẫn giữa năng lực, trình độ tư duy và đòi hỏi thực tiễn của công tác lãnh đạo, đồng thời từng bước giải quyết mâu thuẫn đó sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho việc nâng cao trình độ của tư duy biện chứng. Môi trường kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ là môi trường thúc đẩy mạnh mẽ nhất sự hình thành và phát triển tư duy biện chứng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế nước ta hiện nay.

3.1.1. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở hình thành tính năng động, sáng tạo của tư duy

Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được chính thức thừa nhận từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu nó đã thực sự đi vào cuộc sống. Phải đến Đại hội Đảng lần thứ VI - Đại hội đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong tư duy lý luận của Đảng ta thì

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mới thực sự được thừa nhận và trở thành hiện thực sinh động trong thực tế đời sống xã hội.

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm là nền sản xuất nhỏ tiểu nông như nước ta là một tất yếu khách quan. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là thời kỳ nhà nước của giai cấp vô sản và nhân dân lao động tự đảm đương nhiệm vụ phát triển sức sản xuất của lao động, tự tạo lập những điều kiện vật chất của sản xuất và những quan hệ xã hội tương ứng với điều kiện vật chất ấy làm cơ sở hiện thực cho chủ nghĩa xã hội. Nhưng để tạo lập được cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, nhà nước phải đồng thời giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt có rất nhiều việc mà khi phát triển chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản phải thực hiện, như chuyển kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hóa, thực hiện hiệp tác lao động, tích lũy vốn, cách mạng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, xây dựng cơ chế quản lý kinh tế mới phù hợp với nền sản xuất công nghiệp.

Chính vì những điều đó, rõ ràng, chúng ta không thể nóng vội, không thể đốt cháy giai đoạn để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, mà còn phải duy trì và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong một thời gian dài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ các thành phần kinh tế cơ bản hiện đang tồn tại và phát triển ở nước ta hiện nay là 1) kinh tế nhà nước; 2) kinh tế hợp tác; 3) kinh tế tư bản nhà nước; 4) kinh tế tư bản tư nhân; 5) kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Trong kết cấu kinh tế - xã hội hiện nay kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế hợp tác xã cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế. Như thế, nếu kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả trong điều kiện nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân thì hai thành phần kinh tế này sẽ là tiêu biểu cho kinh tế xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng có nghĩa là có giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa hay không sẽ phụ thuộc vào bản chất của nhà nước và phụ thuộc vào kinh tế nhà

nước, kinh tế hợp tác có phát triển mạnh mẽ, có chiếm được ưu thế so với các thành phần kinh tế khác trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa hiện nay hay không.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã trình bày một cách sâu sắc quan điểm của Đảng ta về "Định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần" như sau:

- Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần...

- Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng... Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước. Áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước.

- Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế [20, tr. 91-93].

Đó là những định hướng lớn của Đảng trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta trong những năm qua đã có nhiều biến động mạnh mẽ. Sự biến động ấy từ cấp độ, qui mô; số lượng và vai trò của các thành phần trong nền kinh tế quốc dân; sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế với nhau... Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lớn cho việc lãnh đạo và quản lý, tạo điều kiện và thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Trong những năm qua, chính việc phát triển kinh tế nhiều thành phần đã giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, đã tạo ra một nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao chưa từng có trong sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, những thành phần kinh tế khác nhau hình thành và cùng phát triển, không phải không tạo ra những khó khăn và phức tạp mới cho công tác lãnh đạo và quản lý. Từ thực tế đó, đã buộc thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế, thúc đẩy tư duy biện chứng của bản thân đội ngũ cán bộ này phát triển.

Trước hết, sự phát triển năng động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với việc từng bước thiết lập và củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 85 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)