Những ưu điểm và nhược điểm trong tư duy của đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 81)

2.1. Thực trạng tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở

2.1.2. Những ưu điểm và nhược điểm trong tư duy của đội ngũ cán bộ

lãnh đạo, quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay

2.1.2.1. Những ưu điểm trong tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay.

- Tư duy kinh nghiệm phong phú, tư duy mang tính thiết thực

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta hiện nay về nguồn gốc đa phần xuất thân từ nông dân. Họ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và trước đây thường trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh tại cơ sở. Với những xuất phát điểm như thế nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta hiện nay mặc dù được đào tạo hay đào tạo lại về các phương pháp tư duy hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét tư duy ưu tú truyền thống của con người Việt Nam.

Tư duy kinh nghiệm, có thể nói là một thế mạnh trong truyền thống tư duy của dân tộc, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng nó cũng có những đặc trưng hết sức quí báu nhất là trong công tác lãnh đạo, quản lý. Lãnh đạo, quản lý kinh tế không thuần túy chỉ là giải quyết những vấn đề kinh tế. Khi thực hiện lãnh đạo hay quản lý kinh tế nghĩa là ta phải tập hợp nhân lực, tổ chức, bố trí sắp xếp và kiểm soát các hoạt động nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Do tính chất của công việc mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế không chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh mà cơ bản hơn, với tư cách một người lãnh đạo, một nhà quản lý - chứ không phải thuần túy là một chuyên gia kinh tế, họ cần phải có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo và

quản lý kinh tế, phải biết làm việc với những con người - chủ thể của các quá trình kinh tế.

Truyền thống tư duy của dân tộc là một kho tàng phong phú về đối nhân xử thế, thu hút nhân tâm và dùng người. Cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta đã lĩnh hội và kế thừa hết sức thành công di sản quý giá này của cha ông trong công cuộc xây dựng đất nước mấy chục năm qua.

Cùng với những kinh nghiệm hết sức sống động, phong phú và đa dạng trong quá trình hoạt động và chỉ đạo sản xuất, kinh doanh từ cơ sở, cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta đã kết hợp với những nghệ thuật xử thế hết sức khôn ngoan dẫn dụ lòng người và đạt hiệu quả của truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó tạo nên một nghệ thuật tư duy lãnh đạo, quản lý mới vừa giầu kinh nghiệm thực tiễn kinh tế, vừa lôi cuốn quảng đại quần chúng nhân dân.

Do trưởng thành từ cơ sở, lặn lội trong hoạt động kinh tế trực tiếp nên có thể nói, những kinh nghiệm của họ bao gồm cả kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm thất bại là hết sức phong phú, đa dạng. Tuy vậy, với tinh thần đổi mới tư duy trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định rằng trong lĩnh vực tư duy kinh tế mấy chục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tư duy của chúng ta mắc không ít sai lầm. Rút ra những bài học thất bại trong tư duy lãnh đạo theo cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp mấy chục năm qua là rút ra được những kinh nghiệm vô cùng quý giá đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế của chúng ta hiện nay.

Bên cạnh tư duy kinh nghiệm phong phú và sống động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế hiện nay, đó còn là tư duy kinh tế thiết thực và cụ thể. Đối với tư duy kinh tế, tính chất thiết thực và cụ thể là một nét đặc trưng. Tư duy kinh tế xét đến cùng là nhằm đạt hiệu quả kinh tế và lợi ích kinh tế, do đó, có thể nói tư duy mang tính chất thiết thực và cụ thể là một thế mạnh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta hiện nay.

Ta có thể nhận thấy bước phát triển của tư duy lãnh đạo, quản kinh tế của đội ngũ cán bộ chúng ta qua quá trình đổi mới hiện nay là những kế

hoạch, những dự án của họ mang nhiều tính khả thi hơn so với trước thời kỳ đổi mới. Để có những kế hoạch, những dự án như thế rõ ràng phải khảo sát thực tiễn, nắm được thông tin đầy đủ và cụ thể.

- Tư duy kinh tế năng động nhạy bén, bước đầu có tư duy mới phù hợp với kinh tế thị trường

Phẩm chất năng động và nhạy bén trong tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta hiện nay là do năng lực tư duy của họ qui định. Năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế được thể hiện rõ nét trong việc phân tích các tình huống hết sức phức tạp của các quan hệ kinh tế thị trường, trong thu nhận và xử lý thông tin kinh tế trong điều kiện xã hội tràn ngập thông tin, trên cơ sở đó mà xây dựng kế hoạch, dự án, soạn thảo nghị quyết và ra quyết định.

Một vấn đề nổi bật trong năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta trong công cuộc đổi mới vừa qua là khả năng tư duy sáng tạo, năng động, nhạy bén thích ứng nhanh với những biến động của các quan hệ kinh tế thị trường mở cửa. Điều này cho thấy khả năng nhận thức đúng đắn các qui luật kinh tế khách quan đang vận hành và khả năng phát huy các nguồn lực trong và ngoài nước của đội ngũ cán bộ trong quá trình lãnh đạo, quản lý kinh tế.

Trong quá trình đổi mới với đổi mới tư duy đi trước một bước, rõ ràng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta từng bước đã đoạn tuyệt với tư duy kinh tế cũ. Biểu hiện rõ nhất của tý duy này là trong lĩnh vực quản lý kinh tế là nặng về tư duy bao cấp tràn lan, thiên về công hữu, thiên về qui mô lớn, tăng cường kế hoạch hóa trực tiếp và cao độ, tăng cường chức năng kiểm soát chi phối của các cơ quan trung ương, tập trung hóa cao độ phân phối qua các cơ quan nhà nước, thực hiện độc quyền. Đó là loại tư duy kinh tế nảy sinh trên cơ sở cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Thực chất của cơ chế quản lý này là lãnh đạo nền kinh tế không phải bằng các biện pháp

kinh tế, các đòn bẩy kinh tế mà bằng các biện pháp mệnh lệnh hành chính, mệnh lệnh từ trên dội xuống.

Sự hình thành tư duy kinh tế mới, tư duy kinh tế thị trường của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta trên cơ sở những biến đổi của đời sống kinh tế đất nước trong công cuộc đổi mới, nhưng trước hết đó là sự thấm nhuần và triển khai những quan điểm cơ bản của Đảng trong lãnh đạo, quản lý kinh tế thời gian qua. Vấn đề chuyển nền kinh tế đất nước sang kinh tế thị trường lần đầu tiên được Đại hội VII của Đảng (6/ 1991) khẳng định là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội.

Từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, từ nền kinh tế với thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể với hai hình thức sở hữu tương ứng sang nền kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Từ nền sản xuất mang tính khép kín sang nền kinh tế mở cửa... là cả một quá trình đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy hết sức gay go không chỉ đối với người dân mà cả đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế.

Do nhận thức đúng đắn rằng, chuyển sang kinh tế thị trường không đơn thuần chỉ là sự thay đổi cơ chế quản lý mà là cả quá trình cấu trúc lại nền sản xuất xã hội bao gồm cả cơ cấu sở hữu, cơ cấu quản lý và phân phối, cơ cấu nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề, đổi mới một cách sâu sắc hệ thống pháp luật, hệ thống giáo dục và đào tạo cán bộ, quản lý kinh tế, quản lý xã hội... nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta đã tiến hành chỉ đạo quá trình chuyển đổi nền kinh tế từng bước, có trọng điểm và vững chắc. Sự chỉ đạo đó được thể hiện một cách cụ thể là một mặt, chúng ta ban hành những chính sách kinh tế mới kịp thời, phù hợp nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, huy động mọi nguồn vốn để phát triển mọi thành phần kinh tế, mặt khác, trong chỉ đạo thực tiễn của chúng ta tập trung vào phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn mà ta có nhiều thuận lợi như phát triển nông nghiệp,

hải sản, giao thông, dầu khí, thủy điện, điện tử... và nhất là tạo ra một môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhìn lại quá trình lãnh đạo, quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta trong những năm đổi mới ta thấy, đó là sự lãnh đạo thống nhất giữa các quan điểm chiến lược và sự vận dụng quan điểm chiến lược trong chỉ đạo thực tiễn kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm qua cho thấy sự lãnh đạo kinh tế của Đảng và sự triển khai, chỉ đạo thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế đã tạo ra một cơ chế mới phù hợp cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước.

Điều đó có nghĩa là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý này đã từng bước có tư duy mới - tư duy phù hợp với kinh tế thị trường.

Sự vận dụng một cách sáng tạo và thành công những quan điểm đổi mới căn bản của Đảng trong lĩnh vực kinh tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta thời gian qua đã cho thấy năng lực tư duy của các cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ra rất năng động và nhạy bén. Hơn thế, mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng rõ ràng với một tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế và khả năng hạn chế mức thấp nhất sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã minh chứng một cách thuyết phục rằng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta đã từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường.

- Bước đầu kết hợp kinh tế với chính trị trong tư duy

Tư duy kinh tế gắn liền với tư duy chính trị là một đặc điểm nổi bật trong tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta. Có thể khẳng định đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế ở tầm chiến lược của chúng ta hiện nay nói chung đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, tức là một nền kinh tế thực sự vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Để thực hiện đường lối đó trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, chúng ta đã tạo ra môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển và vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, chúng ta đã tập trung phát triển kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác để kinh tế nhà nước cùng với kinh tế hợp tác đóng vai trò nền tảng và kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Trong quản lý, với chế thị trường, cán bộ quản lý kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cơ bản là nhằm điều tiết cơ chế thị trường phát triển đúng hướng, chăm lo lợi ích của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, đồng thời tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong sở hữu, chúng ta thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu nhưng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu.

Trong phân phối, thực tế có rất nhiều hình thức phân phối khác nhau nhưng chúng ta chủ trương và chỉ đạo phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế kết hợp cả theo vốn, theo sở hữu trí tuệ. Sự chỉ đạo phương thức phân phối này trong điều kiện của nước ta hiện nay là hết sức phù hợp vì nó vừa là động lực thúc đẩy sản xuất vừa đảm bảo những phúc lợi xã hội cơ bản.

Sự thống nhất giữa tư duy kinh tế với tư duy chính trị của quan điểm lãnh đạo, quản lý kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường còn được thể hiện ở những biện pháp nhằm hạn chế sự bóc lột quá đáng, khuyến khích làm giàu nhưng là làm giàu chính đáng và đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, sử dụng hợp lý thành quả kinh tế để thực hiện chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa... [127, tr. 20-21].

Với một tư duy lãnh đạo, quản lý kinh tế mới như nêu trên thực chất là nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị cơ bản của Đảng đề ra trong công cuộc đổi mới hiện nay là: phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận hành

theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.1.2.2. Những nhược điểm trong tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế

Những hạn chế, những yếu kém trong tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta là hệ quả tất yếu của những mặt tiêu cực trong tư duy truyền thống, của những sai lầm và hạn chế trong nhận thức lý luận và những hạn chế của điều kiện lịch sử khách quan. Từ lãnh đạo và quản lý một nền kinh tế theo kế hoạch hóa tập trung bao cấp mang tính ổn định cao sang lãnh đạo và quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần luôn luôn biến động và vận hành theo một hệ thống qui luật hoàn toàn mới: Từ lãnh đạo và quản lý một nền kinh tế khép kín và bình lặng sang nền kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực và luôn sôi động, chắc chắn tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của chúng ta tuy có những ưu điểm như đã nêu trên nhưng rõ ràng cũng bộc lộ những hạn chế, những yếu kém hết sức căn bản.

Trong những năm đổi mới, đánh giá những hạn chế của đội ngũ cán bộ của chúng ta khi bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, IX, X, XI chỉ rõ:

- Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng...

- Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng

"vừa thừa vừa thiếu". Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới... nhiều cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt để lấy được bằng cấp.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [21, tr. 67-68].

Như vậy, về mặt tư duy và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 81)