1.2.1. Quan niệm về vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế kinh tế
1.2.1.1. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược: điều này khơng chỉ nói lên thái độ
dứt khốt trong sự lựa chọn mơ hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn cho thấy tầm quan trọng của vấn đề với tư cách là quan điểm chỉ đạo
xuyên suốt, quan trọng và nhất quán trong đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát triển nhanh và bền vững vừa bao hàm cả chiều rộng và chiều sâu, vừa thể hiện tốc độ và chất lượng của mơ hình tăng trưởng, vừa thể hiện sự gắn kết hài hoà giữa nhanh và bền vững trên nhiều lĩnh vực rộng lớn, đan xen nhau cả về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và an ninh, quốc phịng. Do đó, theo một cách hiểu đơn giản, trực tiếp nhất phát triển nhanh và bền vững là phát triển kinh tế ổn định gắn với việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái [xem 11, tr.81-82].
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển: quan điểm này của Đảng Cộng sản Việt Nam được xây
dựng trên những cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm lịch sử cụ thể của Việt Nam. Do đó, Đảng khẳng định phải kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với việc thực hiện các chính sách xã hội nhằm đảm bảo dân chủ, sự phát triển hài hịa trong xã hội, trong đó con người được đặt vào vị trí trung tâm, là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển [xem 11, tr.82- 83].
Trong mọi thời đại, nguồn tài nguyên, của cải đích thực và quý giá nhất của mỗi quốc gia chính là con người. Vì vậy, mục đích phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, suy cho cùng, phải vì con người, cho con người, tạo mơi trường thuận lợi để con người có cơ hội phát triển. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nguồn lực q báu nhất, có vai trị quyết định nhất là con người; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc. Cần tạo thuận lợi để con người thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là quyền dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ năng lực sáng tạo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần” [11, tr.83].
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, cơng nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện
quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
cùng với quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, cơng nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì Đảng lãnh đạo hồn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu. Muốn phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay, chúng ta khơng chỉ khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, mà còn phải xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất, phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường song song với việc bảo đảm lợi ích, cơng bằng xã hội [xem 11, tr.84]
Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng: trong thời đại
tồn cầu hóa, nếu cơ lập, bất kỳ quốc gia nào cũng bị thiệt thịi về các phương diện, trình độ khoa học, kỹ thuật và tốc độ phát triển. Do đó, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay phải là nền kinh tế có năng lực độc lập, tự chủ trong mở rộng giao lưu kinh tế với các nước khác theo nguyên tắc thị trường. ởi vì, mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, nhất là các nước phát triển, Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu, văn minh của thế giới, có cơ hội mở rộng thị trường nhằm sử dụng tốt hơn các nguồn lực vốn có của đất nước. Hội nhập cũng là con đường tối ưu để Việt Nam có thể tham gia vào mạng phân cơng lao động toàn cầu, thu hút ngoại lực để phát triển nhanh, đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Tuy nhiên, Việt Nam phải ln chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia [xem 11, tr.84-85].
1.2.1.2. Định hướng phát triển
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một số định hướng phát triển như sau:
1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng.
2) Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp.
3) Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.
4) Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP.
5) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thơng, hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số cơng trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng.
6) Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đơ thị và nơng thơn mới; rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng.
7) Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa, xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.
8) Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển kinh tế. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ vào phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu, góp
phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
9) ảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phịng, chống thiên tai; nâng cao ý thực bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
1.2.2. Nội dung và phương thức thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế trong phát triển kinh tế
1.2.2.1. Nội dung thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế
Đảng Cộng sản Việt Nam thành tố cơ bản của hệ thống chính trị, của kiến trúc thượng tầng chính trị. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng chính là tăng cường sự tác động của chính trị xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế để thúc đẩy kinh tế phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, sự phát triển của kinh tế sẽ giúp Đảng phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế. Qua thực tiễn lãnh đạo trong phát triển kinh tế của Đảng và kinh nghiệm của các nước khác, có thể xác định nội dung thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế chủ yếu ở những nội dung sau:
Một là, tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý phát triển
kinh tế - xã hội. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền kinh tế hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Đồng thời, Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, cơng cụ điều tiết, chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo [xem 11, tr.89-90].
Hai là, Đảng lãnh đạo phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định
kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh. Không những thế, Đảng còn lãnh đạo phát triển kinh tế hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bên cạnh đó bảo đảm quốc phịng, an ninh và giữ vững hịa bình, ổn định để xây dựng đất nước [xem 11, tr.90].
Ba là, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đó cần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng phát triển Nhà nước, tập trung tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và mơi trường ngày càng minh bạch, an toàn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng; phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của người dân trong hoàn hiện và thực thi pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất [xem 11, tr.90-91].
Bốn là, “Phát huy cao các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động
hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngồi để phát triển nhanh, bền vững” [11, tr.91]. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tăng cường lãnh đạo các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ về kinh tế.
* Mục tiêu phát triển kinh tế
Trên cơ sở quan điểm phát triển đề ra, qua thực tiễn và bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như sau:
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao, tiếp tục thực hiện các đột phá chiến lược nhằm cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Đảng quan tâm phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. ên cạnh đó, Nhà nước tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [xem 11, tr.91-92].
* Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế như sau:
- Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại:
Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu. Nhà nước huy động và phân bổ hiệu quả mọi nguồn lực phát triển để xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phát huy lợi thế và năng lực cạnh tranh cao trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Trong 5 năm tới, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, phát triển nhanh, phát triển bền vững, phấn đấu sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục quan tâm, lãnh đạo phát triển công nghiệp theo hướng: Đảng lãnh đạo xây dựng nền công nghiệp và thương hiệu cơng nghiệp quốc gia với tầm nhìn trung, dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn phát triển, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào các ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Đặc biệt, Đảng cần quan tâm phát triển có chọn lọc một số ngành cơng nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, cơng nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, cơng nghiệp xây dựng, xây lắp, cơng nghiệp quốc phịng, an ninh. Cùng với đó, Đảng nên chỉ đạo tiếp tục phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, từng bước phát triển cơng nghệ sinh học, công nghiệp mơi trường và cơng nghiệp văn hóa. Đồng thời, Đảng đề ra phương hướng nâng cao hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, sớm đưa một số khu công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động.
Ngoài ra, Đảng cần chú ý hơn đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; cần đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nơng nghiệp sinh thái phát triển tồn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn để tăng năng suất, chất lượng,