Thực trạng thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tràng Định,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò lãnh đạo của đảng bộ huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong phát triển kinh tế ở địa phương hiện nay (Trang 48)

Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong phát triển kinh tế

Sau gần 10 năm thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020; 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 06/8/2010, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tràng Định lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010 - 2015 và hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/ĐH, ngày 11/8/2015, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tràng Định lần thứ XX nhiệm kỳ 2015 - 2020, kinh tế của huyện đã có bước

phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng, dịch vụ, thương mại, du lịch… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, cùng với sự quyết tâm của tồn hệ thống chính trị, Đảng bộ huyện Tràng Định đã triển khai quyết liệt các kế hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và đạt được những thành tự to lớn. Cụ thể:

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

* Phát triển kinh tế:

Kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong phát triển kinh tế trên địa bàn, tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ở mức khá, bình quân tăng trưởng năm đạt trên 10%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, t trọng ngành nông lâm nghiệp giảm xuống, ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 18 triệu đồng/người/năm [xem 20, tr.72-74].

Lĩnh vực nông - lâm nghiệp và kinh tế nông thôn: phát huy thế mạnh là

vừa lúa của tỉnh Lạng Sơn, Tràng Định triệt để tận dụng đất canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nhân dân, tình trạng đói nghèo giảm xuống mức thấp. Trong thực hiện các dự án sản xuất lương thực trên địa bàn huyện có bước phát triển khá vững chắc, đặc biệt là dự án điểm sáng chuyển giao tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp làm năng suất, sản lượng lương thực tăng không ngừng, vượt mục tiêu đề ra. Trong thời gian vừa qua, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục ổn định, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Kinh tế đồi rừng: từng bước khẳng định được vị thế trong chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp. Cấp ủy huyện thường xuyên chỉ đạo xây dựng các chương trình, dự án, đề án về phát triển lâm nghiệp triển khai thực hiện đến nhiều hộ gia đình; quan tâm tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phát huy hiệu quả, nhiều hộ nơng dân có thu nhập từ vườn rừng. Việc giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư nơng thơn chiếm hơn 86,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện, diện tích đất trồng rừng ngày càng tăng lên, người dân có ý thức bảo vệ những khu rừng được giao quản lý từ đó làm cơ sở phát triển kinh tế đồi rừng. Các loại cây ăn quả có lợi thế được huyện quan tâm đầu tư, cấp vốn trồng nhân rộng được trên 350 ha Quýt tại xã Kim Đồng và xã Tân Tiến, cây Lê cũng được quan tâm đầu tư trồng thí điểm trên 50 ha tại xã Đội Cấn... Những vùng có diện tích đất trống, đồi núi trọc được nhân dân trồng thay thế bằng những cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao như cây bạch đàn lai, cây sa mộc, cây lát, cây quế.... Trong những năm qua, tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy ở Tràng Định cơ bản đã được ngăn chặn, độ che phủ rừng tăng từ 58,5% năm 2010 lên 65,5% vào năm 2017 [xem 06, tr.08-09].

Chăn nuôi: một số mơ hình chăn ni gia súc, gia cầm, thủy cầm tập

trung theo hướng sản xuất hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhân dân đã biết khai thác tốt diện tích mặt nước ao, hồ để chăn thả cá, góp phần tăng thu nhập, vươn lên thốt nghèo. Chăn ni trâu, bị rất phát triển, đây chính là nguồn cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản, đi lại, vận chuyển hàng hóa trên các vùng núi cao, hiểm trở, là mắt xích quan trọng trong phát triển kinh tế nơng nghiệp. Vì vậy, chăn ni trâu bị trên địa bàn huyện ln được quan tâm phát triển, hỗ trợ nhân dân xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu và mức sống cho mỗi gia đình.

Thủy lợi: Nhà nước và nhân dân cùng làm, kết hợp xây dựng các cơng

trình thu lợi, giao thông nông thôn, trạm y tế, thơng tin liên lạc, cơng trình nước sạch, vệ sinh môi trường. Trong thời gian vừa qua, nhân dân đã đóng góp được trên 35 t đồng, 106.400 công, làm được 112,42 km đường giao thơng nơng thơn và các cơng trình thủy lợi, 295 nhà văn hóa thơn bản...; bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên [xem 06, tr.12]. Nhằm khai thác tốt tiềm năng phát triển thu điện trên địa bàn, cấp u chính quyền huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng các công thu điện như: thu điện ắc Khê 1, thu điện Thác Xăng (năm 2015 nhà máy thu điện Thác Xăng đã phát điện, hoà chung vào điện lưới quốc gia). Ngoài ra, nhân dân còn phát triển các ngành nghề đan lát, sản xuất dụng cụ cầm tay và sửa chữa cơ khí nhỏ, góp phần phong phú hơn ngành nghề nông thôn, tạo thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân [xem 06, tr.09].

Chợ: trên địa bàn huyện có 07 chợ hạng III; các cụm chợ và các cửa

hàng thương nghiệp, trạm vật tư nông nghiệp đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ và tiêu dùng xã hội ước tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Xác định được lợi thế về kinh tế cửa khẩu, cấp ủy, chính quyền huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, giao lưu trao đổi hàng hóa qua biên giới; tăng cường cơng tác đối ngoại, trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc tạo điều kiện xuất khẩu các hàng hóa nơng sản của địa phương; giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng địa phương tăng bình quân hằng năm ước đạt trên 300 triệu USD. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển, các khu vui chơi, giải trí, danh thắng của huyện bước đầu được đầu tư xây dựng, đã hình thành một số nhà hàng, khách sạn phục vụ nhu cầu khách du lịch [xem 06, tr.13].

Dịch vụ vận tải, kho bãi: với tính chất là huyện biên giới, lượng hàng

hóa thơng thương hằng ngày rất lớn cho nên dịch vụ vận tại kho bãi ngày càng phát triển, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân. Các dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm, ngân hàng…. đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh. ưu chính viễn thơng phát triển nhanh, đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng cao; phủ sóng di động tới 100% số xã trên địa bàn; 100% số xã có báo đọc trong ngày [xem 06, tr.13].

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể: có sự phát triển cả về

quy mô, số lượng và chất lượng cơ bản đáp ứng được tiềm năng hiện có của địa phương. Đến nay, tồn huyện có 08 doanh nghiệp tư nhân, 05 cơng ty cổ phần, 07 công ty trách nhiệm hữu hạn và 01 hợp tác xã đang hoạt động. Tổng số hộ đăng ký kinh doanh tính từ năm 2010 đến năm 2017 là 1.588 hộ với số vốn 354.797 triệu đồng. Hợp tác xã nhìn chung hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, ln chủ động, tích cực tìm tịi cách thức kinh doanh có hiệu quả [xem 06, tr.10-11].

Cơng tác quản lý và điều hành ngân sách: thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng khá và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao; thực hiện thu đúng, thu đủ và tạo thêm nguồn thu mới. Ước thu nội địa đến năm 2017 đạt 25.956 triệu đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2010; công tác chi ngân sách cơ bản phục vụ nhiệm vụ chính trị trên địa bàn [xem 06, tr.13].

* Cơng tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế:

Đảng bộ chỉ đạo U ND huyện xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2011 - 2020; Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011- 2020, quy hoạch thị trấn Thất Khê và khu vực cửa khẩu chính ình Nghi, cửa khẩu phụ Nà Nưa. Đồng thời huyện còn tham gia vào liên kết phát triển vùng kinh tế, như Vùng kinh tế liên huyện Tràng Định, Văn Lãng, ình Gia, ắc Sơn; Vùng Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, Vùng phát triển kinh tế Mẫu Sơn mở rộng... Qua đó, Đảng

bộ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. Cấp ủy chính quyền huyện luôn đặt sự phát triển kinh tế của Tràng Định trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và của vùng miền núi trung du ắc ộ, cả nước và quan hệ với các tỉnh trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

“Kết cấu hạ tầng kinh tế được quan tâm đầu tư, tổng vốn đầu tư xây dựng đạt trên 2.800 t đồng, trong đó nguồn vốn tập trung của nhà nước đầu tư vào các dự án xây dựng cơ bản ước khoảng 1.600 t đồng. Các Chương trình mục tiêu Quốc gia như 134, 135, 120, Chương trình kiên cố hố trường lớp học, kiên cố hoá kênh mương... được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả; hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia 23/23 xã, thị trấn, tổng số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 90% vào năm 2017. Xây dựng mới đường giao thông nông thôn, thực hiện nâng cấp Quốc lộ 4A, Quốc lộ 3 ; mở rộng, làm mới đường ản Nằm - Bình Độ - Đào Viên, đường tuần tra biên giới, đường cụm 04 xã phía tây của huyện... ằng các chương trình mục tiêu quốc gia, kết hợp với phong trào làm đường giao thơng, hệ thống các cơng trình thu lợi, cơng trình nước sạch phục vụ sinh hoạt cũng được quan tâm đầu tư, nhất là kiên cố hoá kênh mương vùng cánh đồng trung tâm huyện, đảm bảo năng lực tưới trên 90% diện tích canh tác, nâng t lệ dân số được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh lên 92%” [04, tr.08-09].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tràng Định, các cơ quan, phòng, ban, ngành, đoàn thể trong huyện đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy những thành tựu của công cuộc đổi mới, khắc phục và vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản hồn thành các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX; tiếp tục phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra.

Đạt được những kết quả trên là do đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước; sự đồn kết nhất trí nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ huyện Tràng Định, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện; sự vận dụng sáng tạo chủ trương chính sách của Trung ương, của tỉnh vào thực tế địa phương; Đảng bộ huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nhân dân có truyền thống cần cù hăng say lao động sản xuất.

2.2.2. Thực trạng nội dung và phương thức thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong phát triển kinh tế

* Nội dung lãnh đạo phát triển kinh tế

Cuốn Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời

sống xã hội nước ta do PGS. Lê Văn Lý làm chủ biên đã đề cập đến nội dung

lãnh đạo kinh tế của Đảng như sau: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Đảng quyết định đường lối và những chủ trương lớn về kinh tế; Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước vững mạnh đủ sức quản lý có hiệu quả nền kinh tế quốc dân (xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức và phối hợp chặt chẽ cơ chế vận hành của bộ máy được thông suốt, xây dựng nhà nước pháp quyền); lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức và lao động có tay nghề cao (đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị, đội ngũ các nhà quản lý, đội ngũ kỹ thuật gia)”… [47, tr.130-140].

Đảng bộ huyện Tràng Định lãnh đạo chính trị trong kinh tế đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững đồng thời đảm bảo công bằng văn minh và từng bước tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Trong kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tràng Định lần thứ XIX đã đưa ra quan điểm, khẳng định:

“Phát triển kinh tế là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và là sự nghiệp của tồn dân, do vậy, cần phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, MTTQ

và các tổ chức chính trị - xã hội… Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố trên cơ sở khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương; duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, tăng cường phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và kinh tế nông thôn; quan tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển; tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nhằm phát huy tiềm năng của địa phương, gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế đáp ứng tốt yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay” [04, tr.01-02].

Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội đại biểu huyện Tràng Định lần thứ XIX, Đảng bộ huyện Tràng Định đã ban hành Nghị quyết số 20 - NQ/HU, ngày 25/12/2012 của an Chấp hành Đảng bộ huyện Tràng Định về nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương.

Mặt khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế địa phương đến từng đảng bộ, chi bộ, đảng viên trong huyện. Đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng năm, từng nhiệm kỳ.

Hơn nữa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện đã quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ huyện bằng việc vận động từng đảng bộ, chi bộ, đảng viên, nhân dân phát triển kinh tế, vận động và triển khai phân bổ các nguồn vốn của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ... Thơng qua các tổ chức đoàn thể, từng đảng bộ, chi bộ, đảng viên tiến hành tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời, MTTQ và các đoàn thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện để tránh gây ra những tổn thất cho nhân dân, đảm bảo cho các nguồn hỗ trợ phát triển kinh tế đến được với người dân.

ên cạnh đó, Đảng bộ lãnh đạo khai thác nguồn lực địa phương, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò lãnh đạo của đảng bộ huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong phát triển kinh tế ở địa phương hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)