Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò lãnh đạo của đảng bộ huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong phát triển kinh tế ở địa phương hiện nay (Trang 45 - 48)

2.1. Điều kiện tự nhiê n xã hội của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tràng Định ln là huyện giữ vai trị quan trọng về phát triển kinh tế trong tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông ắc. Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện tương đối ổn định và phát triển, đời sống người dân khơng ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá thực tế tại khu vực thị trấn và khu vực nông thôn tăng theo từng năm. Tốc độ tăng trưởng đạt trên 10%/năm, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp,

giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và giá trị sản xuất dịch vụ đều tăng trưởng ở mức cao [xem 20, tr.72].

Dân số, đặc điểm dân tộc và lao động: Tràng Định là huyện vùng cao

biên giới nằm ở phía ắc của tỉnh Lạng Sơn, thành phần dân tộc gồm: (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mơng, Hoa), trong đó người Tày chiếm 45,6%; người Nùng chiếm 40,2%; người Dao chiếm 6,5%; người Kinh chiếm 5,9%; người Mơng chiếm 1,4%, người Hoa chiếm 0,1%, cịn lại là các dân tộc khác chiếm 0,3%. Dân cư phân bố chủ yếu dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các trung tâm thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, các điểm chợ... Ngồi ra, làng bản cịn được hình thành gần những cánh đồng, khu nương rẫy để thuận tiện cho việc lao động sản xuất. Sự phân bố dân cư tương đối đồng đều giữa thị trấn và các xã trong huyện là điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế của huyện [xem 20, tr.61].

Nguồn nhân lực của Tràng Định khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi lao động của toàn huyện khoảng 35.237 lao động, chiếm 52,9% tổng số nhân khẩu, trong đó có 31.707 lao động có việc làm. Lao động nơng nghiệp 30.551 lao động, chiếm tới 91,40% tổng số lao động tồn huyện, trong đó có 28.238 lao động có việc làm [xem 20, tr.62].

Mạng lưới giao thông: Trong những năm qua, hệ thống giao thông

trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, qua các nguồn và hình thức đầu tư, hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã trên địa bàn được cải thiện đáng kể, số xã có đường giao thơng đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa là 23/23 xã, thị trấn. Chương trình bê tơng hố đường giao thơng nơng thơn, đường ngõ xóm được triển khai thuận lợi với cơ chế nhà nước cấp xi măng, ống cống, nhân dân đóng góp vật liệu, ngày cơng đã thực hiện. Vận tải đường sông tập trung ở 3 sông lớn là sông Kỳ Cùng, sông ắc Khê và sơng ắc Giang. Mạng lưới giao thơng hiện có cơ bản đáp ứng được điều kiện đi lại của nhân dân trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của huyện.

Kết cấu hạ tầng: Đến nay, tồn huyện có 15 hồ chứa, 6 đập dâng và 58

phai đập chứa nước. Tổng chiều dài các tuyến kênh mương khoảng 320 km, trong đó kênh mương đã được kiên cố hóa là 130 km. Hằng năm, các cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất từ 1.517 - 1.860ha/ 2.200ha diện tích canh tác lúa vụ xuân. Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng được quan tâm, mở rộng đến các xã, thôn bản. Từ năm 2010, điện lưới quốc gia đã có tại 23/23 xã, thị trấn. T lệ hộ được sử dụng điện đạt 90%, trong đó ở khu vực thị trấn, thị tứ t lệ này là 100% [xem 20, tr.77].

Hiện nay, trên địa bàn Tràng Định có 01 bưu điện huyện và 22 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, bán kính phục vụ bình qn 3,0 km. Số dân được phục vụ bình qn là 3.000 người/1 điểm phục vụ. Có 23/23 xã, thị trấn đạt 100% xã, thị trấn có báo đến trong ngày, với mạng vận chuyển ưu chính rộng khắp, các dịch vụ bưu chính phổ cập đã được phục vụ đến tất cả các xã [xem 20, tr.97].

Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục: Những năm gần đây, huyện đã chú

trọng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Cơ sở vật chất, trường học lớp học ngày càng được củng cố tăng cường. Hiện trên địa bàn đã thanh tốn được tình trạng lớp học 3 ca và khơng còn phòng học tranh tre, nứa lá. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển cả về quy mô và chất lượng. Mạng lưới trường học được phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện có tổng số 59 trường, 504 lớp; Có 16 trường trung học cơ sở, 17 trường tiểu học, 15 trường mầm non, 06 trường phổ thông dân tộc bán trú, 01 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, 01 trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú, 02 trưởng tiểu học - trung học cơ sở. Thiết bị dạy học được trang bị, sử dụng có hiệu quả đáp ứng cho việc dạy và học. Nhà ở giáo viên được tăng cường xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho giáo viên [xem 20, tr.95].

Cơ sở hạ tầng ngành y tế: Mạng lưới y tế không ngừng củng cố và tăng

cường về trang thiết bị. Toàn huyện có 33 cơ sở y tế: ệnh viên đa khoa huyện đã được đầu tư xây dựng với quy mô trên 150 giường bệnh và đưa vào sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị như: máy chụp X quang, máy siêu âm, gây mê... Ngồi ra cịn có 01 phịng khám đa khoa, 01 phịng khám chuyên khoa phụ sản, 02 phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, 05 phòng khám chuyên khoa nội, 23 trạm y tế cấp xã, thị trấn bố trí đủ các phịng chức năng theo phân tuyến và hoạt động có hiệu quả, trang thiết bị được cung cấp khá đầy đủ. Đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, gồm bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ cao cấp và nhiều cán bộ y sĩ, dược sĩ trung cấp, kỹ thuật viên khác [xem 20, tr.96].

Cơ sở hạ tầng ngành văn hóa: Cơng tác xây dựng các thiết chế văn hố, thơng tin, thể thao từ huyện đến cơ sở đã được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển. Thực hiện phương châm xã hội hoá với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân và kêu gọi đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đã góp phần mang lại những kết quả nhất định.

Nhìn chung, về kinh tế - xã hội, Tràng Định là huyện miền núi, nếu so với các huyện vùng núi phía ắc đời sống có khá hơn nhưng so với các huyện đồng bằng vẫn cịn ở mức khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, đây là một trong những thách thức đối với phát triển kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò lãnh đạo của đảng bộ huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong phát triển kinh tế ở địa phương hiện nay (Trang 45 - 48)