Khả năng vắng mặt của các thành tố trong danh ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc danh ngữ tiếng bồ đào nha và danh ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 60)

CHƯƠNG 2 : CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA

2.4. Khả năng vắng mặt của các thành tố trong danh ngữ

Việc các thành tố trong danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha không hiện diện trong danh ngữ thường do hai nguyên nhân chính: (1) do quy tắc và (2) để tránh lặp từ.

2.4.1. Vắng mặt do quy tắc

Có nhiều ngữ cảnh, có thể tồn tại danh ngữ dù thiếu thành tố hạn định là mạo từ, cho dù mạo từ là thành tố gần như không bao giờ bị triệt tiêu.

hay trong các câu cảm thán rút gọn: Ví dụ: Meu Pedro, vem cá!

(Pedro của mẹ, đến đây!)

Menina bonita!

(Cô bé xinh xắn quá!)

Người ta không sử dụng mạo từ trước tính từ sở hữu: - khi nêu lên tính sở hữu.

Ví dụ: Este livro é meu. (Gramática ativa 1)

(Quyển sách này là của tôi.)

- đối với các cụm từ như: Nosso Senhor, Sua Excelência,... Đây là các cụm tử thể hiện

tính lịch sự khi xưng hô với các chức danh quan trọng như Nguyên thủ quốc gia, Hiệu trưởng, Giáo hoàng,...

Ví dụ: Sua Excelência, o Presidente da República

(Kính thưa Tổng thống)

Mạo từ cũng không được sử dụng khi nói giờ. Ví dụ: São cinco horas.

(Bây giờ là năm giờ.) 2.4.2. Vắng mặt để tránh lặp từ

Người ta lược bỏ danh từ trong danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha để tránh lặp từ. Ví dụ: As canetas vermelhas são boas. As canetas verdes são melhores.

(Những cái bút màu đỏ thì tốt. Những cái bút màu xanh còn tốt hơn.) Để tránh lặp từ, người ta sử dụng phép lược danh từ, chỉ còn lại mạo từ và tính từ:

As canetas vermelhas são boas. As [-] verdes são melhores.

(Những cái bút đỏ thật tốt. Những (cái) [-] màu xanh còn tốt hơn.)

Podemos ir para a minha casa porque a tua [-] fica longe.

Danh ngữ trong hai ví dụ trên được cấu tạo từ mạo từ “as” và một tính từ, và mạo từ “a” và từ sở hữu “tua”. Việc có cấu trúc tương tự nhau cho phép chúng ta

nghĩ đến đó là các danh ngữ chỉ chứa thành tố trung tâm chức năng chứ không xuất hiện danh từ: cấu trúc như thế được gọi là cấu trúc lược danh từ. Ở loại cấu trúc này thường xuất hiện các từ hạn định và từ chỉ số lượng, bổ ngữ danh từ và các định tố khác mà không xuất hiện danh từ trung tâm.

Cũng như ở các trường hợp tỉnh lược khác, đối với cấu trúc lược danh từ, cần phải có các điều kiện hợp lí và thống nhất về nội dung của vị trí bị lược bỏ: một mặt, không phải tất cả các thành tố hạn định đều chấp nhận sự khuyết thiếu danh từ; mặt khác, nội dung của thành phần bị khuyết thiếu có thể được khôi phục ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Một trong các điều kiện để xuất hiện cấu trúc lược danh từ chính là phải có tương quan so sánh, từ đó mới có thể xác định được nội dung của danh từ khuyết thiếu.

Ví dụ: Estes meus sapatos e esses teus [-] estão a precisar de novas solas. (Đôi

giày này của tôi và (đôi) [-] của bạn cần thay đế.)

Esses [-] de couro ficam melhor do que aqueles [-] que têm sola de borracha.

(Đôi bằng da kia tốt hơn (đôi) [-] có gót cao su.)

Trái với trường hợp tính từ chỉ định và từ sở hữu, mạo từ xác định không thể đứng một mình mà không có danh từ, tuy vậy vẫn tồn tại cấu trúc danh ngữ gồm mạo từ đi cùng với định tố là danh ngữ hoặc tính từ hoặc mệnh đề quan hệ.

Ví dụ: Os [-] são meus amigos. (mạo từ đứng một mình - không tồn tại)

Os [-] do andar de cima são meus amigos.(lược danh từ, chỉ còn lại mạo từ “os” và bổ ngữ “do andar”)

(Những (người) [-] tầng trên là bạn tôi.)

Os [-] simpáticos são meus amigos.(lược danh từ, chỉ còn lại mạo từ “os” và định tố là một tính từ “simpáticos”)

(Những (người) [-] thân thiện là bạn tôi.)

Os [-] que vivem no andar de cima são meus amigos.(lược danh từ, chỉ còn lại mạo từ “os” và định tố là một mệnh đề quan hệ “que vivem no andar de cima”)

(Những (người) [-] sống ở tầng trên là bạn tôi.)

Tuy nhiên cũng có trường hợp không cần đến mạo từ xác định trong cấu trúc lược danh từ, bởi danh từ được nhắc trước đó không cần mạo từ.

Ví dụ: Eu comprei sapatos azuis e ele comprou [-] pretos.

(Tôi mua đôi giày xanh còn anh ta mua (đôi) [-] đen.)

Eu comprei peixe de rio e ele comprou [-] de mar.

(Tôi mua cá sông còn anh ta mua (cá) [-] biển.)

Trong hai ví dụ trên, chúng ta thấy, “sapatos azuis” và “peixe de rio” không có mạo

từ thì trong cấu trúc lược danh từ cũng không cần có mạo từ. 2.5. Tiểu kết

Qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rõ cấu tạo của danh ngữ Bồ Đào Nha. Danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha gồm có các thành phần: thành tố hạn định, thành tố chỉ số lượng, danh từ trung tâm, định tố là danh ngữ, định tố là tính từ, định tố là mệnh đề và định tố là đồng vị ngữ.

Thành tố trung tâm của danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha có thể là danh từ hoặc từ, đại từ hoặc từ được danh hóa. Đối với trường hợp danh từ, người ta chia hai trường hợp để xem xét là danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Thành tố trung tâm trong danh ngữ chứa danh từ chỉ lượng và danh từ khối sẽ có sự thay đổi so với danh ngữ chứa danh từ đếm được.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, trung tâm danh ngữ cũng có thể là đại từ (đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định hoặc từ danh hóa.

Các thành tố phụ của danh ngữ đầu tiên phải kể đến thành tố hạn định. Thành tố hạn định thực hiện chức năng ngữ pháp cho danh từ trung tâm, tuy nhiên trong tiếng

Bồ Đào Nha, vị trí của thành tố hạn định không cố định: chúng có thể đứng trước hoặc đứng sau danh từ. Thành tố hạn định bao gồm: mạo từ, tính từ chỉ định, tính từ sở hữu. Mạo từ trong danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha luôn có vị trí cố định ở trước danh từ, có thể ở vị trí -2 hoặc ở vị trí -4.

Tính từ chỉ định không bao giờ xuất hiện bên cạnh mạo từ trong cùng một danh ngữ. Tính từ chỉ định có thể đứng trước (vị trí -2, vị trí -4) hoặc hoặc sau danh từ (vị trí +1).

Tính từ sở hữu trong tiếng Bồ Đào Nha được chia thành hai loại: trước hoặc sau danh từ trung tâm và luôn đứng sau danh từ trung tâm. Đối với tính từ sở hữu luôn đứng sau trung tâm, thì vị trí cuả nó là +1, +2 hoặc +3. Đối với nhóm tính từ sở hữu còn lại, chúng có thể đứng ở các vị trí -2, -3 hoặc +1.

Ngoài ra danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha còn chứa thành tố chỉ số lượng, gồm: số từ thể hiện sự tồn tại, số từ phỏng định gồm số đếm, số thứ tự và các số từ thể hiện số nhiều, số từ tổng lượng “ambos” (cả hai) và“todos” (tất cả, toàn bộ).

Nhóm số từ đầu tiên xuất hiện phân bố bổ sung tương đối với mạo từ và tính từ chỉ định. Nhóm số từ thứ hai thể hiện nhiều khả năng kết hợp: số đếm, số thứ tự có thể kết hợp với mạo từ hoặc với tính từ chỉ định; số từ thể hiện số nhiều, nói chung, kết

hợp với đại từ bất định “uns” hoặc với chính mạo từ xác định miễn là có các hình thức

xác định và giới hạn khác trong cấu trúc; một số số từ khác phân bố giới hạn hơn. Còn

các số từ tổng lượng “todos”và“ambos” luôn đứng trước mạo từ xác định hoặc tính từ

chỉ định. Và các thành tố chỉ số lượng có thể đứng ở các vị trí -2, -3, -5 hoặc +1.

Định tố trong danh ngữ Bồ Đào Nha gồm có bốn loại: định tố là tính từ, là danh ngữ, là mệnh đề quan hệ và là đồng vị ngữ. Định tố là tính từ có vị trí không ổn định nhất trong các thành tố cấu tạo danh ngữ. Tính từ có thể đứng trước hoặc sau dựa vào tính chất của danh từ, và thậm chí dựa vào ý muốn của người sử dụng. Định tố là danh ngữ luôn đứng sau danh từ trung tâm, nối với danh từ trung tâm bằng các giới tử liên kết. Định tố là mệnh đề quan hệ cũng luôn đứng sau danh từ trung tâm. Chúng tôi

không thể đưa ra vị trí cố định cho định tố là danh ngữ và tính từ, do tính di động của hai thành phần này. Còn định tố là mệnh đề quan hệ thì luôn nằm ở biên giới phải của danh ngữ.

Ngoài ra trong một danh ngữ, người ta cũng xét đến khả năng vắng mặt của các thành tố. Một số thành tố trong danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha vắng mặt do hai yếu tố: quy tắc và tránh lặp từ. Mạo từ chính là thành phần vắng mặt do quy tắc. Còn khi không muốn lặp từ, người ta thường lược bỏ danh từ.

CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU DANH NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA VỚI DANH NGỮ TIẾNG VIỆT

3.1. Nguyên tắc đối chiếu

Trong luận văn này, khi đối chiếu giữa danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha với danh ngữ tiếng Việt, danh ngữ BĐN là đối tượng đươc so sánh, còn danh ngữ tiếng Việt là để so sánh.

Nhìn chung, cả hai thứ tiếng đều có cách nhận diện danh ngữ giống nhau. Về vị trí của các thành tố trong danh ngữ thì tiếng Bồ Đào Nha có cấu trúc linh động hơn tiếng Việt, cùng là một từ có thể vừa đứng trước vừa đứng sau danh từ trung tâm, có thể có nghĩa như nhau hoặc có nghĩa khác nhau. Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt khá chặt chẽ, vị trí của các thành tố trong danh ngữ không bị thay đổi. Ví dụ, từ chỉ số lượng

“todos” (tất cả) có thể đứng trước hoặc sau danh từ, trong khi đó số từ tổng lượng “tất

cả” chỉ có thể đứng ở vị trí biên giới của danh ngữ tiếng Việt. Hay trường hợp một số

tính từ có thể đứng trước hoặc sau danh từ và thay đổi về nghĩa, như: “pobre homem” (người đàn ông tội nghiệp) và “homem pobre” (người đàn ông nghèo khổ); ngược lại

với tiếng Việt, không bao giờ có cụm từ “đen mèo” mà chỉ có “mèo đen” tức tính từ luôn đứng sau danh từ. Bên cạnh đó, danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt còn có điểm khác biệt căn bản đó là sự hợp giống hợp số. Nếu danh từ là giống cái số ít thì các phụ tố như thành tố hạn định, định tố tính từ, thành tố chỉ số lượng đều phải chia ở giống cái số ít và tương tự với các giống số còn lại. Tuy nhiên, do tiếng Việt không phải là thứ tiếng biến hình nên việc thay đổi giống số là không tồn tại. Nếu muốn thể

hiện số thì tiếng Việt sử dụng các số từ và quán từ: “những, các, một, vài, dăm,...”

Trong tiếng Bồ Đào Nha, việc xác định thành tố trung tâm dễ dàng hơn so với tiếng Việt rất nhiều. Còn trong tiếng Việt, việc xác định thành tố trung tâm của danh ngữ cho đến nay vẫn là một vấn đề phức tạp. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Bồ Đào Nha luôn chia danh ngữ thành ba phần: cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc từ vựng và thành tố trung tâm, khác với danh ngữ tiếng Việt được chia thành: phần phụ trước, phần phụ sau

và thành tố trung tâm. Các thành phần của danh ngữ hai thứ tiếng là không hề giống nhau: cấu trúc ngữ pháp của danh ngữ tiếng Bồ không phải luôn đứng bên trái và cấu trúc từ vựng của nó không phải hoàn toàn nằm ở bên phải. Vì vậy, luận văn sẽ so sánh theo từng thành tố, để có được cái nhìn tương đương và rõ ràng nhất về danh ngữ của hai thứ tiếng.

3.2. Đối chiếu danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và danh ngữ tiếng Việt 3.2.1. Thành tố trung tâm danh ngữ 3.2.1. Thành tố trung tâm danh ngữ

Trong danh ngữ cả tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Việt, thành tố trung tâm đều do danh từ đảm nhận: danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng, danh từ riêng, danh từ chung, danh từ tập thể... nhưng cũng có thể là một đại từ (đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ bất định, đại từ sở hữu) hoặc một từ danh hóa.

Có bốn nhóm danh từ làm thành tố trung tâm trong danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha cơ bản nên được xem xét, đó là: danh từ đếm được, danh từ khối, danh từ chỉ lượng không chính xác, danh từ chỉ đơn vị đo lường và danh từ tập hợp. Trong khi đó, đối với tiếng Việt thì có hai tiểu nhóm danh từ - thành tố trung tâm mà các nhà Việt ngữ học tập trung miêu tả là: danh từ khối và danh từ đơn vị.

Trước hết, về mặt khái niệm, danh từ đếm được/khối trong tiếng Bồ Đào Nha

được định nghĩa là: danh từ để chỉ những sự vật đếm được (như: copo (cốc), flor (hoa),...) hoặc không đếm được (như: água (nước), sal (muối), ...).

Theo Cao Xuân Hạo (7, tr. 334), “danh từ khối trong tiếng Việt là những danh từ mà sở biểu là một tập hợp những thuộc tính khiến sự vật được biểu thị phân biệt với các sự vật được biểu thị bằng những danh từ khối khác. Đó là những danh từ chỉ chủng loại hoặc chất liệu của sự vật, chứ không trực tiếp chỉ sự vật với tính cách là những thực thể có hình thức tồn tại phân lập.” Chức năng của danh từ khối là làm định ngữ chỉ loại hoặc chỉ chất liệu cho danh từ đơn vị, hoặc làm trung tâm cho một bổ ngữ không có sở chỉ (7, tr. 334).

hai cà phê đen

Còn danh từ đơn vị trong tiếng Việt được hiểu là “những danh từ chỉ những hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong không gian, trong thời gian hay trong một chiều nào khác được hình dung như giống với không gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác, kể cả các thực thể cùng tên. (7, tr. 333). Danh từ đơn vị chỉ bao gồm danh từ đếm được, không bao gồm danh từ không đếm được.

Ví dụ: mấy chú vài bức dăm kẻ

Khi thành tố trung tâm của danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha là một danh từ đếm được hoặc không đếm được như:

Ví dụ:

mạo từ danh từ trung tâm

(danh từ không đếm được)

định tố là tính từ a água (nước) doce (ngọt) hay

mạo từ danh từ trung tâm

(danh từ đếm được) định tố là tính từ o computador (máy tính) moderno (hiện đại)

Trường hợp trên thì danh ngữ Bồ Đào Nha trùng với cấu trúc danh ngữ tiếng Việt khi danh từ khối là danh từ trung tâm, như ví dụ sau:

mèo này

danh từ trung tâm (danh từ khối)

thành tố chỉ định

lường/ danh từ chỉ lượng không chính xác/ danh từ tập thể + giới từ “de” + định tố là

danh ngữ thì, danh từ (đứng sau) lúc đó chỉ là trung tâm về mặt từ vựng, còn danh từ chỉ lượng chính xác/ không chính xác/ danh từ tập thể mới là thành tố trung tâm về mặt ngữ pháp.

Ví dụ:

thành tố chỉ số lượng

(danh từ trung tâm) danh từ chỉ đơn vị đo lường

giới từ định tố là danh ngữ

dois litros de leite

(hai) (lít) (sữa)

thành tố chỉ số lượng (danh từ trung tâm) danh từ tập thể

giới từ định tố là danh ngữ

uma alcateia de lobos

(một) (đàn) (sói)

thành tố chỉ số lượng

(danh từ trung tâm) danh từ chỉ lượng

không chính xác

giới từ định tố là danh ngữ

uma pouco de pão

(một) (chút) (bánh mì)

Các danh ngữ này cũng giống loại tương đương trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt, cũng có các cụm danh từ chứa thành tố trung tâm ở vị trí như trên. Trong các

cụm: “hai lít sữa”, “một đàn bò” và “một mẩu bánh mì” thì theo cách nhận diện trung tâm của Nguyễn Tài Cẩn, hay của Cao Xuân Hạo thì các danh từ đơn vị “lít”, “đàn” và “mẩu” chính là trung tâm của danh ngữ.

Theo định nghĩa của Cao Xuân Hạo, từ đơn vị trong tiếng Việt là “những danh từ chỉ những hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong không gian, trong thời

gian hay trong một chiều nào khác được hình dung như giống với không gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác, kể các các thực thể cùng tên.” (7, tr. 333).

Ví dụ:

danh từ đơn vị (thành tố trung tâm)

danh từ khối thành tố chỉ sở hữu

quyển sách của tôi

hay

thành tố chỉ xuất danh từ đơn vị (thành tố trung tâm)

danh từ khối thành tố chỉ định

cái anh sinh viên ấy

Qua phân tích các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, cấu trúc: “danh từ chỉ đơn vị đo lường/ danh từ chỉ lượng không chính xác/ danh từ tập thể + de + định tố là danh ngữ” trùng với trường hợp “danh từ đơn vị + danh từ khối” trong tiếng Việt. Điều đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc danh ngữ tiếng bồ đào nha và danh ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)