Nguyên tắc đối chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc danh ngữ tiếng bồ đào nha và danh ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 2 : CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA

3.1. Nguyên tắc đối chiếu

Trong luận văn này, khi đối chiếu giữa danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha với danh ngữ tiếng Việt, danh ngữ BĐN là đối tượng đươc so sánh, còn danh ngữ tiếng Việt là để so sánh.

Nhìn chung, cả hai thứ tiếng đều có cách nhận diện danh ngữ giống nhau. Về vị trí của các thành tố trong danh ngữ thì tiếng Bồ Đào Nha có cấu trúc linh động hơn tiếng Việt, cùng là một từ có thể vừa đứng trước vừa đứng sau danh từ trung tâm, có thể có nghĩa như nhau hoặc có nghĩa khác nhau. Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt khá chặt chẽ, vị trí của các thành tố trong danh ngữ không bị thay đổi. Ví dụ, từ chỉ số lượng

“todos” (tất cả) có thể đứng trước hoặc sau danh từ, trong khi đó số từ tổng lượng “tất

cả” chỉ có thể đứng ở vị trí biên giới của danh ngữ tiếng Việt. Hay trường hợp một số

tính từ có thể đứng trước hoặc sau danh từ và thay đổi về nghĩa, như: “pobre homem” (người đàn ông tội nghiệp) và “homem pobre” (người đàn ông nghèo khổ); ngược lại

với tiếng Việt, không bao giờ có cụm từ “đen mèo” mà chỉ có “mèo đen” tức tính từ luôn đứng sau danh từ. Bên cạnh đó, danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt còn có điểm khác biệt căn bản đó là sự hợp giống hợp số. Nếu danh từ là giống cái số ít thì các phụ tố như thành tố hạn định, định tố tính từ, thành tố chỉ số lượng đều phải chia ở giống cái số ít và tương tự với các giống số còn lại. Tuy nhiên, do tiếng Việt không phải là thứ tiếng biến hình nên việc thay đổi giống số là không tồn tại. Nếu muốn thể

hiện số thì tiếng Việt sử dụng các số từ và quán từ: “những, các, một, vài, dăm,...”

Trong tiếng Bồ Đào Nha, việc xác định thành tố trung tâm dễ dàng hơn so với tiếng Việt rất nhiều. Còn trong tiếng Việt, việc xác định thành tố trung tâm của danh ngữ cho đến nay vẫn là một vấn đề phức tạp. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Bồ Đào Nha luôn chia danh ngữ thành ba phần: cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc từ vựng và thành tố trung tâm, khác với danh ngữ tiếng Việt được chia thành: phần phụ trước, phần phụ sau

và thành tố trung tâm. Các thành phần của danh ngữ hai thứ tiếng là không hề giống nhau: cấu trúc ngữ pháp của danh ngữ tiếng Bồ không phải luôn đứng bên trái và cấu trúc từ vựng của nó không phải hoàn toàn nằm ở bên phải. Vì vậy, luận văn sẽ so sánh theo từng thành tố, để có được cái nhìn tương đương và rõ ràng nhất về danh ngữ của hai thứ tiếng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc danh ngữ tiếng bồ đào nha và danh ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)