CHƯƠNG 2 : CẤU TRÚC DANH NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA
3.2. Đối chiếu danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và danh ngữ tiếng Việt
3.2.5.2. Từ chỉ xuất trong tiếng Việt
Trong tiếng Bồ Đào Nha, không tồn tại loại từ này. Còn trong tiếng Việt, từ chỉ
xuất được biết đến là từ “cái”. Trước Nguyễn Tài Cẩn thì các nhà ngôn ngữ học như
Trần Trọng Kim và Lê Văn Lý mới chỉ đề cập đến chứ chưa có được cơ sở vững chãi.
Theo Nguyễn Tài Cẩn (1975), khi có từ chỉ xuất “cái” thì những từ như “những, các” có thể được thêm vào trước.
Ví dụ: những cái thịt ấy
Khi có từ “cái” và vị trí quán từ được để trống thì danh ngữ có ý nghĩa số ít.
Ví dụ: cái thịt này
Không chỉ thế, từ “cái” mang ý nghĩa chỉ xuất có thể đứng ngay trước danh từ
đơn vị và danh từ chỉ chất liệu. Ví dụ: cái loại ấy
cái rượu này
cái anh sinh viên ấy
Từ “cái” có mặt trong danh ngữ yêu cầu xuất hiện định ngữ “nêu đặc trưng khi
biệt cho vật” (tr. 244) Ví dụ: cái ngày ấy
cái cô kia
Tóm lại, từ “cái” khiến cho sự vật nêu ở trung tâm trở nên nổi bật hơn, được
nhấn mạnh hơn. 3.3. Tiểu kết
nhiều điểm khác biệt. Các thành tố trong danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha linh động, có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau, có thể trước hoặc sau danh từ phụ thuộc vào ý nghĩa, hay có thể trước hoặc sau danh từ do ý muốn chủ quan của người nói. Trong khi đó, các thành tố của danh ngữ tiếng Việt cấu tạo chặt chẽ, gần như không có sự thay đổi về vị trí của các thành tố.
Thành tố trung tâm của danh ngữ tiếng Bồ và danh ngữ Việt có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên không trùng khít. Khi danh từ đếm được, danh từ khối, danh từ chỉ đơn vị đo lường, danh từ chỉ lượng không chính xác và danh từ tập thể làm thành tố trung tâm thì dễ nhận thấy, có sự tương đương trong danh ngữ hai thứ tiếng. Tuy nhiên, xét riêng từ đơn vị thì số lượng loại từ này trong tiếng Bồ không lớn.
Các thành phần phụ cũng có nhiều điểm khác biệt. Do thành phần phụ của danh ngữ tiếng Bồ rất linh động nên chúng được chia thành thành phần phụ chức năng và ngữ nghĩa. Trong khi đó, thành phần phụ của danh ngữ tiếng Việt luôn có vị trí cố định nên được chia thành thành phần phụ trước và thành phần phụ sau. Chính vì sự khác nhau này nên luận văn chia thành các thành tố nhỏ để so sánh về vị trí của chúng trong danh ngữ.
Thành tố hạn định trong danh ngữ tiếng Bồ gồm có: mạo từ, tính từ chỉ định và tính từ sở hữu. Dù trong cả hai thứ tiếng, mạo từ luôn đứng trước danh từ, tuy nhiên mạo từ trong tiếng Bồ có chức năng thể hiện tính xác định/không xác định của danh từ thì mạo từ tiếng Việt có chức năng xác định số. Tính từ chỉ định trong tiếng Bồ Đào Nha có thể đứng ở vị trí -4, -2 và +1 thì trong tiếng Việt, từ chỉ định luôn đứng sau danh từ trung tâm (vị trí +3). Tính từ sở hữu tiếng Bồ đứng ở vị trí -3 hoặc +1 thì trong danh ngữ tiếng Việt, tính tử sở hữu đứng ở vị trí +4.
Thành tố chỉ số lượng trong tiếng Bồ Đào Nha gồm có 3 tiểu nhóm số từ: số từ
chỉ sự “tồn tại”: “um/ uns/ uma/ umas/ algum/ alguns/ alguma/ algumas” (vài, một vài)
luôn đứng trước danh từ, ở vị trí -2; số từ “phỏng định” gồm các số đếm và số thứ tự
(nhiều), diversos (nhiều), diferentes (nhiều), bastantes (nhiều), poucos (ít), raros (hiếm)”. Nhóm này đứng ở vị trí -2 hoặc -3 trước danh từ. Tiểu nhóm thứ ba là các số từ tổng lượng “todos” (tất cả) và“ambos” (cả hai) luôn đứng ở biên trái của danh ngữ.
Trong tiếng Việt, định tố chỉ ý nghĩa số lượng có thể dùng ở phần đầu danh ngữ (vị trí -
1), bao gồm: số từ chỉ lượng chính xác (một, hai, ba,..), số từ chỉ lượng ước chừng (vài, dăm, mươi, ...), từ chỉ sự phân phối (mỗi, mọi, từng,...).
Định tố trong danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha có 4 hình thức: tính từ, danh từ, mệnh đề quan hệ và đồng vị ngữ. Tính từ có thể đứng trước hoặc đứng sau danh từ trung tâm, tùy vào ý nghĩa, tính chất của tính từ, trong khi đó tính từ trong danh ngữ tiếng Việt luôn đứng sau danh từ trung tâm. Trong danh ngữ tiếng Bồ, mệnh đề quan hệ luôn nằm ở biên phải danh ngữ trong khi đó và luôn đi cùng với đại từ quan hệ trong khi đó, đối với danh ngữ Việt, mệnh đề làm định tố có thể nằm ở vị trí +3 hoặc +1, và có thể có hoặc không sử dụng đại từ quan hệ. Trong khi tiếng Bồ Đào Nha xem đồng vị ngữ là một thành phần của danh ngữ thì trong tiếng Việt, nó lại là một thành phần câu. Còn định tố là danh ngữ luôn nằm ở sau thành tố trung tâm trong cả hai thứ tiếng.
Ngoài ra, danh ngữ hai thứ tiếng cũng có mộ số điểm đáng chú ý như khả năng vắng mặt của các thành phần trong danh ngữ. Trong tiếng Việt, còn có trường hợp từ chỉ xuất “cái”. Từ loại này không tồn tại trong danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha.
KẾT LUẬN
Luận văn này đã nghiên cứu một cách tổng quát về danh ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt hiện đại. Danh ngữ là một loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm. Cấu trúc danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt có những điểm tương đồng, đồng thời cũng có những điểm khác biệt. Trong tiếng Bồ, danh ngữ được cấu tạo từ các thành tố từ vựng và các thành tố ngữ pháp. Chính vì tính linh động của các thành tố trong danh ngữ như thành tố hạn định, thành tố chỉ số lượng và định tố là tính từ, nên không thể chia danh ngữ tiếng Bồ thành ba phần: phần phụ trước, trung tâm và phần phụ sau như danh ngữ tiếng Việt. Sự phân chia trung tâm danh ngữ và vị trí của các thành tố cũng có nhiều điểm khác biệt lớn, như: danh ngữ tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ, ngược lại, các thành tố trong danh ngữ tiếng Bồ lại rất linh động.
Những khảo sát, miêu tả và so sánh đối chiếu phân tích cho phép chúng tôi bước đầu rút ra được một số nhận xét khái quát như sau:
Về mô hình chung và số lượng thành phần: Danh ngữ hai thứ tiếng đều có các thành tố hạn định (mạo từ/ quán từ, tính từ chỉ định/ từ chỉ định, tính từ sở hữu/ từ chỉ sở hữu), thành tố chỉ số lượng (số từ thể hiện sự tồn tại, số từ phỏng định, số từ chỉ tổng lượng/ số từ), định tố (định tố là tính từ, là danh từ, là mệnh đề). Tuy nhiên, từ chỉ xuất “cái” là thành phần chỉ có trong danh ngữ tiếng Việt.
Về thành tố trung tâm: Việc xác định thành tố trung tâm danh ngữ Bồ giữa các nhà nghiên cứu khá thống nhất. Còn việc xác định thành tố trung tâm danh ngữ Việt lại có hai luồng ý kiến. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã xem xét và áp dụng hướng nghiên cứu coi thành tố trung tâm của danh ngữ chính là danh từ đơn vị.
Về thành tố hạn định: Mạo từ là yếu tố CHỈ đứng trước danh từ trung tâm. Còn tính từ chỉ định và tính từ sở hữu có thể đứng trước hoặc đứng sau tuy vào bối cảnh ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, mạo từ cũng là yếu tố luôn đứng trước danh từ. Còn từ chỉ định và từ sở hữu là hai thành phần phụ sau trung tâm.
chia thành 3 tiểu nhóm, và các thành tố chỉ lượng hầu hết cũng CHỈ đứng trước danh từ
(trừ alguns, algum – một vài). Số từ trong tiếng Việt cũng luôn đứng trước danh từ.
Về định tố: Danh ngữ tiếng Bồ có 4 loại định tố: định tố là tính từ, là danh từ, là mệnh đề quan hệ, là đồng vị ngữ, trong đó đồng vị ngữ có thể có hình thức là một trong ba loại trên. Tính từ có thể đứng trước hoặc sau thành tố trung tâm, tùy vào ý nghĩa và tùy vào ý muốn của người phát ngôn. Tuy nhiên tính từ tiếng Việt chỉ luôn đứng sau trung tâm, với thứ tự tự do. Danh từ làm định tố trong danh ngữ Bồ được nối với danh từ bằng các giới từ thể hiện mối liên hệ. Danh ngữ Việt không cần giới từ thực hiện chức năng đó. Mệnh đề quan hệ luôn nằm ở biên phải của danh ngữ trong cả hai tiếng: Bồ, Việt.
Tóm lại, danh ngữ Bồ Đào Nha và Việt là đơn vị cú pháp có những điểm giống nhau vừa có nét khác nhau. Lý do khác nhau ở đây chủ yếu là do đặc trưng loại hình của hai ngôn ngữ qui định. Đặc điểm có hay không có biến đổi hình thái của từ khiến cho các thành tố phụ trước và sau trung tâm của danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha thay đổi. Trật tự một số thành tố phụ có thể tùy nghi đứng trước hay sau thành tố trung tâm là vì lý do ngữ nghĩa, nhưng cũng có thể vì lý do ngữ pháp/ từ vựng và/ hoặc lý do ngữ dụng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những thay đổi riêng về các thành tố này. Chính vì thế mà ngay từ đầu chúng tôi chỉ có thể đặt ra một mô hình tương đối cho danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha.
Những đặc điểm trên đem đến cho những người dạy và học tiếng Bồ Đào Nha những thông tin khoa học vô cùng hữu ích. Họ cần nhận ra nhưng điểm tương đồng và khác biệt để dễ dàng tiếp thu kiến thức khi nghiên cứu về danh ngữ cũng như tránh được những lỗi chuyển di tiêu cực khi học tiếng Bồ Đào Nha. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả trong dạy và học hay áp dụng những kiến thức này vào công tác dịch thuật để có thể đưa ra những bản dịch chính xác, đầy đủ và có tính thẩm mỹ cao.
Nghiên cứu để tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai loại hình ngôn ngữ để từ đó tìm ra nguyên nhân của những khó khăn trong việc học ngoại ngữ là một việc làm khó
song rất thú vị và có ý nghĩa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay thì các công trình nghiên cứu khoa học về đề tài này còn ít, đặc biệt là so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ Bồ Đào Nha - Việt. Luận văn mong muốn được đóng góp vào việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt. Tiếp theo, luận văn hướng tới sự đóng góp về phương diện thực hành ngôn ngữ. Cụ thể là việc giảng dạy và học tập tiếng Bồ Đào Nha cho người Việt hay việc biên - phiên dịch từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Việt và ngược lại.
Cuối cùng, khi thực hiện đề tài này chúng tôi hy vọng được góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu, đối chiếu, so sánh hai ngôn ngữ. Cụ thể là giữa tiếng Bồ Đào Nha (một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ biến hình) và tiếng Việt (một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập). Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi mới chỉ đưa ra một vài điểm tương đồng và khác biệt về cấu trúc danh ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt, và còn nhiều nghi ngờ, thắc mắc hay những điều chúng tôi chưa thực sự chắc chắn mà mới chỉ là đưa ra quan điểm của người nghiên cứu do thời gian và trình độ còn hạn chế. Còn rất nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ chờ sự nghiên cứu của những người quan tâm. Chúng tôi hy vọng trong tương lai chúng tôi có thể tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về các đoản ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt để có thể giúp ích cho người Việt học tiếng Bồ Đào Nha như là một ngoại ngữ được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Hoàng Anh (2004), Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của danh ngữ tiếng Hán hiện đại (ứng dụng trong giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam), Đề tài cấp trường ĐHNN.
2.Diệp Quang Ban (2012), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3.Lê Biên (1995), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4.Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
5.Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - từ ghép - đoản ngữ), (In lần
thứ ba), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6.Nguyễn Văn Chính (2010), Giáo trình từ pháp học tiếng Việt, Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
7.Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Ly Kha (2004), Về các thành tố phụ sau trung tâm trong
danh ngữ tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, S.4, tr.24-34
8.Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
9.Cao Xuân Hạo (2007), Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
10.Đặng Ngọc Hướng, Danh ngữ tiếng Anh (trong sự đối chiếu với tiếng Việt), LATS
Ngôn ngữ học: 62.22.01.05, Viện Ngôn ngữ học.
11.Vũ Đức Nghiệu (2014), Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong văn bản "Phật thuyết
đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, T/c Ngôn ngữ, S.1, tr.3-19.
12. Vũ Đức Nghiệu (2001), Ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ: hạt dưa …,
một hạt dưa … , T/c Ngôn ngữ, S. 11, tr.26-30
13. Bechara, Evanildo (1999), Moderna Gramática Portuguesa. 37a. ed., Lucerna, Rio
14. Borba, F. S. (1996), Uma gramática de valências para o português, Ática, São
Paulo.
15. Brito M., (2003), Gramática da Língua Portuguesa, Lisboa, Caminho.
16. Casteleiro, J. M. (1981), Sintaxe Transformacional do Adjectivo, INIC, Lisboa.
17.Coimbra, Olga Mata e Leite, Isabel Coimbra (2001), Gramática ativa 1, Lidel,
Lisboa.
18. Costa, J. & M. Lobo (2007), Complexidade e omissão de clíticos: o caso dos
reflexos, XXII Encontro Nacional da Associação Portuguesa de Linguística.
19. Cunha, C. & L. F. L. Cintra (1992), Nova Gramática do Português Comtemporâneo, 12ª edição, Edições João Sá da Costa Lda., Lisboa.
20. Kuramoto, H. (2002), Sintagmas Nominais: uma nova proposta para a
Recuperação da Informação, Revista de Ciência da Informação, DataGramaZero.
21. Kuramoto, H. Uma abordagem alternativa para o tratamento e a recuperação 22. Mateus et.al. (2003), Gramática da Língua Portuguesa, Lisboa, Caminho.
23. Mateus, Maria Helena Mira et al. (1983), Gramática da Língua Portuguesa. Elementos para a descrição da estrutura, funcionamento e uso do português actual,
Almedina, Coimbra.
24. Miorelli, S. T. (2001), ED-CER: extração do sintagma nominal em sentenças em português, Dissertação (Mestrado em Ciência da Computação) - Faculdade de
Informática, Pontifícia Universidade Católica do Rio Grande do Sul, Porto Alegre. 25. Neves, Maria Helena de Moura, (2000), Gramática de usos do Português, UNESP,
São Paulo.
26. Pereira, Cilene da Cunha; RigonI, Maria Cristina; Pinilla, Maria da Aparecida M.
de; Indiani, Maria Thereza. Gêneros textuais e modos de organização do discurso: uma proposta para o ensino de leitura. In: Pauliukonis, Maria Aparecida Lino.