Một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Phùng Khắc Khoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (Trang 40 - 47)

B. NỘI DUNG

1.3. Một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Phùng Khắc Khoan

Phùng Khắc Khoan hay Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan là danh nhân – thi sĩ- văn chương – một nhân cách để đời. Với những đóng góp to lớn cả về

giờ, ơng cịn là một nhà Nho, nhà tư tưởng góp phần cho hệ tư tưởng Việt Nam phát triển nói chung và triết học nói riêng.

Ơng sinh vào ngày 3 tháng Giêng năm Mậu Tý (1528) niên hiệu thứ hai đời Mạc Thái Tổ, tạ thế ngày 24 tháng 9 năm Quý Sửu (1613) niên hiệu Hoằng Định thứ mười ba thời Lê Kính Tơng, ơng hưởng thọ 86 tuổi, tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây nay gọi là Hà Nội 2. Khắc Khoan là tên húy khi mới sinh ra, sau có tự là Hoằng Phu, hiệu là Mai Nhan Tử. Trong thư tịch, bi ký Làng Phùng, ơng cịn có tự là Văn Tĩnh, thụy được ban khi tạ thế là Nghị Trai tiên sinh. Với những đóng góp của mình ơng trở thành nhân vật tài ba, đức độ ở đời và được nhân dân tôn xưng là Trạng Bùng. Phùng Khắc Khoan sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học:

“Truyền đạo giáo thừ tâm thế nghiệp

Mãn doanh hồng thắng vạn kim trừ” [20;1028]

Phùng Khắc Khoan vốn có tư chất trời cho như thơng minh, tuệ mẫn, có đức tính cầu tiến, hiếu học, được cha truyền cho tư tưởng Nho học từ sớm nên nổi tiếng viết thơ hay khi chỉ mới 16 tuổi. Lớn lên, ông được cha cho sang Vĩnh Lại theo học Trạng Trình một người thầy chính trực, trung hậu nhưng cũng rất chính thống. Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đã đỗ trạng nguyên thời Mạc, là đại thần triều Mạc, làm quan 8 năm rồi treo ấn từ quan về mở trường dạy học ngay tại quê nhà, học trò khắp thiên hạ, nhiều người trở thành danh sĩ, hoặc bề tôi của triều Mạc và triều Lê Trung Hưng. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là một quốc lão, quốc sư, được nhà Mạc mời tham dự triều chính, luận bàn quốc sự, là bầy tôi trung thành với nhà Mạc, một triều đại mà ơng đã coi là vương triều chính thống nhất của đất nước. Phùng Khắc Khoan biết rõ ràng chí khí, tiết nghĩa của thầy mình. Phùng Khắc Khoan không những là một “cao túc đệ tử” mà cịn là học trị ruột, khơng những được thầy

giáo dưỡng mà còn được thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng chí vào đời. Phan Huy Chú khi viết trong lịch triều hiến chương loạị trí, bản dịch, tập 1 về Phùng Khắc Khoan cũng nói rằng: Lúc trẻ đã nổi tiếng văn học, theo học Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Vĩnh Lai. Do đó, tư tưởng của Phùng Khắc Khoan cũng ít nhiều chịu sự tác động của thầy mình.

Phùng Khắc Khoan học giỏi, tinh thơng cả thuật số và rất coi trọng con đường thi cử. Năm Nhâm Tý (1552), lúc 25 tuổi ông đi thi ở đất Mạc, chỉ đỗ Tam trường. Trước đây không ai để ý cập nhật đến kỳ thi này, vì cho rằng ơng vào Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay) từ năm 1550 nhưng thực ra năm 1553 ông mới vào nên kỳ thi này ông vẫn thi trên đất nhà Mạc. Về Thanh Hoa được 5 năm, ông tham gia thi hương lần thứ hai vào năm Đinh Tỵ (1557), lần này ông đỗ đầu. Đời Lê Thế Tông, năm Quang Hưng thứ 3 (1580), triều Lê mở khoa thi hội, lúc đó ơng đang giữ chức Cấp sự Lễ khoa cũng lều chõng đi thi, đỗ Hoàng giáp, bấy giờ đã 53 tuổi. Thi xong, ông được thăng Đô cấp sự. Năm Nhâm Ngọ (1582) ông cáo quan về nhà riêng ở Vạn Lai, thuộc huyện Thụ Ngun, Thanh Hoa. Năm 1583, ơng lại được triều đình mời ra làm quan với chức Huồng Lô tự khanh và biên soạn cho ra bài Tựa tập thơ Huấn đồng. Cuối năm 1585, ông được thăng chức Hữu thị lang bộ Cơng, rồi kiêm nhiệm Thừa chính sứ Thanh Hoa.

Trong sự nghiệp chính trị (1558 - 1571), ơng vâng mệnh đi các huyện, chiêu dụ dân lưu tán về quê cũ làm ăn. Khi về, được thăng Cấp sự trung Binh khoa, lại đổi sang Cấp sự trung bộ Lễ. Vì có việc trái ý vua, phải giáng chức ra thành Nam, huyện Tương Dương, Nghệ An. Phẫn uất vì lịng trung khơng được vua biết tới, ơng làm bài ca bằng quốc âm Ngư phủ nhập đào nguyên, trong đó có câu: “Nhà cỏ ở thành Nam, đồ tư hóa trúc” để bày tỏ ý mình, ít lâu sau lại được triệu về.

Giữa tháng Tư năm Quý Tỵ (1593), vua Lê Thế Tơng bước lên chính điện tại Kinh đô Thăng Long, sự nghiệp Trung Hưng của nhà Lê đã hoàn thành. Phùng Khắc Khoan được phong chức Kiệt tiết tuyên lực, công thần, năm 1595, được thăng Công bộ Tả thị lang.

Vua Lê về Kinh đô, cùng với việc khơi phục kinh tế, có chuyện lớn là lo việc đối ngoại với nhà Minh. Năm Đinh Dậu (1597), đương lúc làm Tả thị lang bộ Công, ông được cử làm Chánh sứ sang Minh. Bấy giờ, nhà Minh đã nhận hối lộ của con cháu nhà Mạc, không chịu nhận sứ thần của nhà Lê. Ông viết thư cho Súy ty nhà Minh (quan coi cửa ải) nói rõ nhà Mạc cướp ngôi, mà lại được giúp, đè nén nhà Lê, thế là về bè với gian tà, hại người ngay thẳng, lấy gì để tỏ đại nghĩa với thiên hạ. Người Minh khen là có nghĩa mới cho sứ thần qua cửa quan để đến Yên Kinh. Khi sứ bộ đến Yên Kinh, Lễ bộ đường trách về việc người vàng ta đem cống không theo mẫu cũ làm cúi đầu, nên lại ngăn khơng cho sứ vào chầu. Ơng biện bạch rằng: Nhà Mạc cướp ngôi, danh nghĩa là nghịch, nhà Lê khôi phục lại, danh nghĩa là thuận. Nhà Mạc dâng người vàng cúi đầu thay mình, đã là may lắm. Cịn như nhà Lê bao đời làm công thần, kiểu người vàng ngửa mặt, quy chế cũ cịn đó. Nay lại bắt theo như lệ nhà Mạc, thì lấy gì khuyên việc chiêu an và trừng giới việc trách phạt được. Việc đến tai vua Minh, cuối cùng lại theo thể thức cũ của nhà Lê. Khi ông ở Yên Kinh, gặp sinh nhật vua Minh Thần Tơng, ơng có làm tập thơ Vạn thọ thánh tiết gồm 30 bài dâng lên. Thần Tông xem và phê: Hiền tài đất nào chẳng có. Trẫm xem thi tập, thấy Phùng Khắc Khoan là người trung hậu, thật đáng ngợi khen; mệnh lệnh in ngay để ban hành trong thiên hạ.

Dịp này, ơng cịn đối đáp với sứ thần Triều Tiên về chủ quyền đất nước, chế độ khoa cử và làm thơ xướng họa với Lý Toái Quang. Lý Toái Quang rất phục tài. Người Trung Quốc bấy giờ khen ông là sứ giỏi. Khi đi sứ trở về, Thành tổ Trịnh Tùng rất kính trọng chỉ gọi là Phùng tiên sinh mà

khơng gọi tên. Người trong nước kính mến đều gọi ơng là Trạng ngun, cịn trong dân gian chỉ nơm na gọi là Trạng Bùng. Lê Kính Tơng lên ngơi, ơng được phong Thượng thư bộ Công, năm thứ 3 (1602) lại thăng Thượng thư bộ Hộ, tước Mai quận cơng. Tháng Chín năm Q Sửu (1613) ơng mất, thọ 86 tuổi, truy tặng Thái phó.

Giờ đây, tại làng Bùng, người dân vẫn truyền kể những chuyện cảm động về ông Trạng. Dựa vào các tư liệu, người ta đoán định, khoảng năm 80 tuổi, Phùng Khắc Khoan mới về nghỉ ở Phùng Xá. Trong lần đi sứ, ông đã đưa giống ngô, giống đậu về trồng ở quê nhà. Trong thời gian ở Yên Kinh, ơng cịn học được nghề dệt lượt rồi về truyền dạy cho dân. Mấy năm ở quê, cùng với dân thôn vui cảnh đồng quê, ông dạy họ cải tiến cái cày, cái bừa tiện hơn cho việc canh tác. Ông đã hướng dẫn dân làng khai mương dẫn nước từ núi Thầy về các cánh đồng Đặng Xá, Hoàng Xá, Phùng Xá. Để dân dễ nhớ, ơng cịn làm một số bài thơ phổ biến trong dân. Ví dụ: Ơng viết bài Đào nguyên hành (tức Lâm tuyền vãn) bằng chữ Nôm, kể đến gần 170 loại rau, đậu, cây quả, gia súc, gia cầm, cùng là cách trồng, cách ni và ích lợi của chúng; lại soạn sách Nơng sự tiện lãm (Tìm hiểu nơng nghiệp một cách thuận tiện). Các tác phẩm đồ sộ của ơng như:

Ngơn chí thi tập (Tập thơ nói chí): được viết từ năm 16 tuổi đến

năm 86 tuổi. Cứ 10 năm thì đóng thành tập, phải có tới 7 tập, nhưng hiện nay chỉ còn đến tập V, tức lúc tác giả chừng 60 tuổi, tổng cộng khoảng 260 bài. Đây là tập thơ (có xen vài bài từ) vừa có tính chất ghi chép, vừa có tính chất trữ tình. Nội dung bao gồm mọi mặt sinh hoạt, tâm tình, hành vi và lý tưởng trong gần suốt cuộc đời của tác giả. Đầu tập thơ có bài tựa của ông làm năm 1586.

Huấn đồng thi tập (Tập thơ dạy trẻ): gồm 172 bài vịnh thời tiết, khí

Đa thức tập (Tập thơ biết nhiều): Đọc Kinh Thi thấy có tên các loại

cỏ cây, chim mng, cơn trùng, cá...nhân đó, ơng làm ra tập thơ này. Hiện cịn khoảng 100 bài. Cũng như Huấn đồng thi tập, Đa thức tập viết ra với mục đích giáo huấn và cung cấp kiến thức cho trẻ, nên giá trị văn học không cao.

Mai Lĩnh sứ hoa thi tập (Tập thơ đi sứ Trung Quốc qua cửa quan

Mai Lĩnh): gồm các bài viết với tính chất giao tế, thù tạc và bộc lộ tâm sự nhớ nước thương nhà.

Những tác phẩm của ông chứa đựng nội dung tư tưởng từ chính trị, kinh tế đến đạo đức xã hội và đã trở thành kho tàng nghiên cứu.

Phùng Khắc Khoan có thể nói là một nhà tư tưởng tài hoa vừa là nhà ngoại giao, nhà kinh tế kiệt xuất thời Lê Trung Hưng, đồng thời ơng cịn là nhà văn, nhà thơ. Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét: “Thơ ông thanh nhã dồi dào, có các thi tập truyền ở đời”. Ngồi các tập có tính tổng kết về nơng nghiệp vừa nêu ở trên, theo Trần Văn Giáp, ơng cịn có các tập thơ: Sứ Hoa bút thủ trạch thi, Ngơn chí thi, Nghị Trai thi tập, Mai Lĩnh sứ Hoa tùng vịnh, Phùng Khắc Khoan thi tập, Lục nhâm quốc ngữ binh thư yếu lược, An Nam sứ thần vạn thọ thánh tiết khánh hạ thi tập… Nhà nghiên cứu Trần Lê Sáng nhận xét rằng: Về số lượng, thơ Phùng Khắc Khoan chiếm giải nhất trong số các tác giả cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Thơ ông phản ánh thời thế, chí hướng, tâm trạng, thiên nhiên và quan trọng trong thơ của ông mang những tư tưởng đạo đức chung cho con người… đều có giá trị trong việc nghiên cứu xã hội đương thời. Thơ văn của ơng cịn góp phần giải quyết cơng việc ngoại giao mà ông đảm nhiệm. Trong bài tựa tập Huấn đồng thi tập, ơng đã nói tới các vấn đề lý luận của thơ ca thú vị và thiết thực.

Tiểu kết chƣơng 1

Thế kỷ VI - XVII là thời kỳ nhiều biến động của Đại Việt. Chính trị xã hội mất ổn định, đất nước liên tục bị chia cắt bởi những cuộc nội chiến xảy ra liên tục, các phe phái tìm mọi cách thơn tính và tiêu diệt lẫn nhau khiến nhân dân chịu cảnh lầm than. Về mặt văn hóa, tư tưởng là thời kỳ khủng hoảng của Nho giáo, trong khi Phật giáo và Đạo giáo dân gian trỗi dậy sau khoảng 100 năm triều Hậu Lê độc tơn Nho giáo. Trong hồn cảnh đất nước như vậy, các nhà tư tưởng đã có những khuynh hướng khác nhau và một trong những nhà tư tưởng tiêu đó là Phùng Khắc Khoan. Ông là người nắm được kiến thức đương thời, học cao hiểu rộng vừa là người làm quan có tâm huyết, ít nhiều nắm được thực tế xã hội, và như vậy có điều kiện để nhìn nhận xã hội và thời cuộc một cách sâu xa, có điều kiện để nói lên được tiếng nói chung của thời thế. Ơng là danh sĩ triều Lê Trung Hưng, một lòng phục vụ triều đại này đến cùng. Phùng Khắc Khoan là người tiêu biểu cho một khuynh hướng tư tưởng của một vùng đất nước, với một xã hội quan và một nhân sinh quan riêng. Qua tư tưởng của ơng có thể thấy được phần nào hệ thống tư tưởng của xã hội Việt Nam ở thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.

CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUAN NIỆM TRUNG, HIẾU CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)