Quan niệm của Phùng Khắc Khoan về Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (Trang 53 - 67)

B. NỘI DUNG

2.2. Những nội dung cơ bản về Trung, Hiếu trong tử tƣởng của Phùng Khắc

2.2.1 Quan niệm của Phùng Khắc Khoan về Trung

Quan niệm Trung được hiểu theo nhiều khía cạnh như: dựa theo phương diện đạo đức của Nho giáo, “Trung” là một phạm trù dùng để chỉ thái độ chân thành, trung thực, có trách nhiệm, hết lịng hết sức trong việc đối xử với mọi người. Xét trên phương diện chính trị, “trung” là chuẩn mực đạo đức địi hỏi bề tơi phải trung thành đối với nhà vua và triều đình. Các nhà Nho có quan niệm và cách thức thực hành “trung” khác nhau. Vậy theo Phùng Khắc Khoan thì Trung được hiểu theo cách nào?

Trong tư tưởng của Phùng Khắc Khoan thì một mặt vẫn ơng cũng có những quan niệm và cách hành xử theo quan điểm truyền thống của Nho giáo nhưng mặt khác, trong thực tế ông cũng đã vượt lên để tiếp nối tư tưởng nhân văn, hiện thực của các bậc danh Nho thời trước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,. . . là “trung” với vua, với triều đại biết vì nước, vì dân.

Vào thời đại bấy giờ cũng giống như những kẻ sĩ đương thời Phùng Khắc Khoan cũng mang một chí hướng mãnh liệt nhất là được hành đạo, đem sở học của mình ra giúp đời “trị quốc, an dân”. Nhất là sinh ra vào thời đất nước loạn lạc, phân chia hai miền đã đặt ra thách thức cho những nhà Nho như Phùng Khắc Khoan lúc bấy giờ. Đất nước loạn thể hiện ở việc là cục diện chính trị - xã hội mất ổn định đến cao độ. Đất nước bị chia cắt bởi các lực lượng đối nghịch khơng đội trời chung, ln tìm mọi cách để thơn tính và tiêu

hội bất ổn của thế kỷ XVI – XVII, kẻ sĩ phải chọn cho mình những con đường đi đúng đắn với lý tưởng riêng như: hết lòng đi theo triều Mạc, bất hợp tác với Mạc lui về ở ẩn dật và chống lại triều Mạc và con đường thứ ba là vào Thanh Hóa giúp vua Lê.

Ở con đường thứ nhất, là con đường êm đềm và dễ dàng hơn cả, đi theo con đường này phần lớn những nhà tri thức có danh vọng, được đào tạo từ thời Lê như Nguyễn Mậu, Nguyễn Bạt Tuy…Khi chấp nhận phục vụ tân triều, các tri thức chắc hẳn cũng không tránh khỏi mặc cảm tội lỗi do „trung thần bất sự nhị quân”.

Con đường thứ hai là bất hợp tác với Mạc, con đường này cũng chẳng dễ dàng gì. Vì bởi lẽ để từ bỏ vinh hoa phú quý để về ở ẩn là phải những con người vững tâm dám bỏ lại chính sự- sự quyến rũ của quyền lực để quay về với thiên nhiên sống một cuộc sống bình dị. Con đường này có rất ít người chọn, một vài tên tuổi chọn như: Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng…

Cuối cùng con đường thứ ba là chống lại nhà Mạc. Đây là còn đường gây nhiều trăn trở nhất cho kẻ sĩ đương thời. Có những người chống lại triều Mạc một cách quyết liệt ngay từ đầu dũng cảm nhận lấy cái chết và quyết trung thành với vua Lê như: Bảng nhãn Ngơ Hỗn, Tiến sĩ Đàm Thuận Huy…hoặc đứng ra dấy binh đánh lại triều Mạc trong một thời gian rồi nhận lấy cái chết như: Nguyễn Hữu Nghiêm. Trong số những trí thức đi theo con đường này cịn có trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đỗ cao làm quan triều Mạc nhưng sau về quê ngấm ngầm bày mưu chống lại vương triều mà họ đã phục vụ. Đặc biệt nhất là những trí thức kiên quyết đi theo Lê – Trịnh ngày trong thời kỳ đầu Trung Hưng như Lương Hữu Khánh và Phùng Khắc Khoan.

Như vậy, có thể thấy những nhà tri thức ở vào thế kỷ XVI nói chung và Phùng Khắc Khoan nói riêng đã bằng sự lựa chọn của mính trong nối suy tư trăn trở, làm cho vấn đề chọn đường tri thức, phục vụ triều nào là vấn đề hàng

đầu của tri thức trước thời cuộc. Và việc lựa chọn con đường nào cũng thể hiện tư tưởng riêng biệt của mỗi nhà Nho Việt Nam thời bấy giờ.

Trở lại vấn đề là việc Phùng Khắc Khoan chọn việc ra Thanh Hóa, tham gia vào sự nghiệp Trung Hưng của Lê – Trịnh (năm 1544), có thể khẳng định rằng: Thứ nhất, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho gia chính thống và tư tưởng của thầy mình là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ln hết lịng hướng đến vua Lê và hết lịng vì dân chúng. Thứ hai, ông muốn để lại một sự nghiệp phi thường, ơng khơng thích cái sự “nhàn” như thầy mình mà ngay hồi trẻ ông đã ôm ấp một hồi bão làm một Y Dỗn, Phó Nham hoặc Khổng Minh đương thời. Ơng ln hướng đến lịng trung thành của kẻ làm tơi thể hiện qua thơ “Khiển muộn”:

Bụi nhơ quét sạch đời yên tĩnh

Binh giáp mang theo chí quật cường Cơ hội đáng làm như có gặp

Cơng thành hồ dễ kém Trương Lương[20; 212] (Tham Tuyền dịch)

Ông mong muốn làm mưu sĩ hết mực trung thành cho chúa Trịnh phò vua Lê giống như Trương Lương với Hán Cao Tổ, Lưu Bang, Khổng Minh giúp Lưu Huyền Đức.

Có thể thấy quan niệm trung được ơng thể hiện ở nhiều mặt và nhiều mối quan hệ khác nhau thể hiện qua cơng việc triều chính của quan lại. Phùng Khắc Khoan cũng ý thức được phải biết bình tĩnh, tập trung tu thân để đợi thời rồi ra giúp thiên hạ trị bình. Ơng đề cao lí tưởng tu thân để tề gia, trị quốc của Nho và thực hiện một cách mẫu mực.

Tiếp đến là “trung” thể hiện trong việc tôn thờ và làm việc cho kẻ thơng minh hay kẻ ngu ngốc. Ở đây có thể thấy rằng việc trung thành của bậc làm tơi vua với theo ơng cịn phụ thuộc vào trí tuệ của vị vua đó nữa.

Cũng vì lịng “trung” đối với vua đã lý giải cho việc tại sao ông bỏ nhà Mạc, nơi đã gắn liền với tuổi thơ của ông. Do nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, làm tơi mà giết vua cướp ngơi, đó là bất trung, làm vua mà không giữ được bờ cõi đó là vơ đạo và việc nhà Mạc bợ đỡ người Minh sau hàng loạt tội ác chúng gây ra cho nhân dân ta đã làm tổn thương đến tinh thần tự hào của dân tộc. Hành vi của kẻ đứng đầu một dân tộc mà cởi trần chịu trói, quỳ trước một viên quan của nước đối địch là cực kỳ vô sỉ. Sự kiện này đã được Phan Bội Châu khi nhắc lại với một lịng giận, theo ơng “Mặc Đăng Dung cưới ngôi nhà Lê, sợ nhà Minh hỏi tội, đã lấy hai châu Thạch Tích, Niêm Lãng và bốn động Cổ Sìm, Tư Lẫm, Kim Lặc, Liễu Cát hiến cho nhà Minh. Bản án kết tội bọn họ ấy nên ghi là: “Lấy đất của nước, nhân dân nước, tặng người ngoài, tội đáng chém!” Chúng nó lấy lời gì để biện bạch” [3;201]. Từ năm 1527- 1592 nhà Mạc trị vì ln tỏ ra thuần phục nhà Minh và chỉ được phong Đô chứ không được phong Vương. Do nhà Mạc ngày càng làm nhân dân thất vọng, chính vì thấy được điều đó Phùng Khắc Khoan đã khơng chịu ra làm quan dưới triều Mạc và hướng về sự nghiệp trung hưng của con cháu nhà Lê. Ơng đã nói đến vấn đề “chọn chúa” trong thơ của mình “ Việc giúp đời ta thường có chí của người hiền, song việc chúa còn xấu hổ với sự sáng suốt của bậc trí giả” (thơ Khiến muộn). Vì vậy, ơng đã bàn bạc với thầy mình là Nguyễn Bỉnh Khiêm là bỏ nhà Mạc vào Thanh Hóa giúp vua Lên khơi phục lại vương triều. Khi Trịnh Kiểm chết (1570), hai con trai là Trịnh Tùng và Trịnh Cối tranh nhau quyền lực chém giết lẫn nhau đã khiến cho sự nghiệp Trung Hưng của nhà Lê chao đảo nhưng Phùng Khắc Khoan vẫn kiên trì giúp nhà Lê đến cuối cùng và trở thành trung hưng cơng thần. Ơng giúp nhà Lê là do tư tưởng chính thống thúc đẩy và hoàn toàn hợp với thời thế, hợp với quyền lợi của dân tộc và nguyện vọng của nhân dân. Những bước đi trong lộ tình chính trị của Phùng Khắc Khoan đã chứng tỏ ơng là người phúc hậu chín

chắn có tầm nhìn xa trơng rộng và ln nghĩ đến quyền lợi của nhân dân và dân tộc lên trên hết.

“Trung” theo Phùng Khắc Khoan được ông thể hiện theo cách riêng và rất có lý trí “Trung” là có điều kiện, khơng phải với bất cứ ông vua nào thần, dân đều hết mực “ Trung” phục tùng tuyệt đối. Ngược lại để có được lịng Trung của bề tôi và nhân dân những ông vua phải biết lo việc nước, ln noi theo hình mẫu như thời Tam đại như đế Nghiêu, đế Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương. Trong bài “Trung”, ông viết: “Cái đáng q ở kẻ làm tơi là phải biết kính giữ chức phận làm tơi, thờ vua nên dốc lịng trung” được thể hiện ở câu thơ “Trung”:

“Cao quý bề tơi kính trữ trung Thờ vua trọng nước tránh mê cung Mười phần nghĩa lớn thần minh chứng Một tấc lòng thành trời đất dung

Y Dỗn danh thơ ln mẫu mức Chu Công gương sáng đẹp vô cùng Trượng phu khắc cốt điều nhân lý

Chớ đặt giàu sang chốn cửu trùng[20;321].

Ông đã nâng việc thực hiện đạo trung với người trần - vua thành một điều linh thiêng dưới sự chứng kiến của thần linh, đất trời. Theo ơng thì bề tơi khi đã thờ vua nên dốc hết lịng trung như vậy thì trời đất soi xét cho được. Phùng Khắc Khoan đã lấy hình ảnh của Chu Cơng Đán đã giúp cho Chu Vũ Vương lập nên nhà Chu từ tay nhà Thương đó là minh chứng cho lịng trung đối với vua đã được trời đất công nhận, được người đời ca tụng.

Quan niệm “trung”còn được hiểu là khi được bề trên tin dùng để thỏa chí “dương danh hiển thân” thì người bề tơi nhất định khơng quản gian lao vượt vách hiểm, khe sâu hay là đặt nặng sĩ diện của mình hơn lợi ích của

quốc gia dân tộc. Ví dụ: trong khi đang là cận thần bên vua Lê - chúa Trịnh, nhưng để có cơ hội cống hiến được tốt hơn, ơng khơng quản ngại tuổi cao, năm 53 tuổi vẫn đi thi và đỗ Tiến sĩ. Được vua sủng vinh, ông xác định: “Mưu tính luận bàn việc nước đâu dám ngại ngùng, chỉ mong trời phù trì xã tắc để được cống hiến và có cơng danh rạng rỡ đất Việt trời Nam”. Điều này có thể khẳng định khơng vì cái sĩ diện của cá nhân mà không tự trau dồi làm mới kiến thức và tài đức để cống hiến cho đất nước.

Biểu hiện của lịng trung được Phùng Khắc Khoan thể hiện thơng qua những phẩm chất của người bề tôi, tựa như cây Cối (một loài gỗ quý được sánh ngang với Tùng, Bách): Vươn lên tầng mây, cao trội bên bờ suối, đáng ngưỡng vọng; Nhờn với tuyết, lấn cả sương, tiết tháo tỏ ra vững vàng... được đời xem trọng,... phẩm giá chẳng thường; Vượt qua sông lớn, dùng nhà ngươi làm bơi chèo, thỏa mãn lịng trơng cậy của nhà vua ta.

“Trung” với hàm nghĩa giữ bền khí tiết, hồn thành mọi việc được nhà vua tin tưởng giao phó đã được Phùng Khắc Khoan đề cập như trên đã bao hàm nội dung của khái niệm “trung nghĩa”.

Và cũng như bao nhà tư tưởng yêu nước khác Phùng Khắc Khoan ln bộc lộ ý chí tận trung của mình. Theo thơ của ơng thì khi ơng sinh ra đã chính trực và trung thành, lý trí của người tráng sĩ trong ông đã được mặt trăng, mặt trời tỏa sáng thể hiện qua bài thơ “Khiển muộn” của ơng như:

Bình sinh chính trực, trung thành Tráng chí cao huyền nhật nguyệt minh. Dịch nghĩa:

Đời ta chính trực lại trung thành

Tráng chí treo cao rõ ràng như mặt trăng mặt trời tỏa sang [20;138]

Như vậy, ông luôn đề cao con người có lịng Trung và tấm lòng ấy được mọi người noi theo như những ánh mặt trăng hiền dịu và mặt chiếu rọi.

Ơng quan niệm phận làm tơi đâu dám từ nan công việc của nhà vua, ln kính cẩn lệnh vua cho dù điều kiện ngoại cảnh có khắc nghiệt như núi non trùng điệp thì kẻ bề tơi vẫn giữ khí tiết đem lịng trung thành để thu phục kẻ man di (nhà Minh), điều này được thể hiện trong sự nghiệp ngoại giao của Phùng Khắc Khoan. Và theo ông được dân yêu và kính trọng đều nhờ vào đức tốt của vua, những trung thần sau như đầu quan, lập cơng thì được vua phong thưởng. Vì thế, ơng sẵn sàng gánh vác mọi việc quan trọng, ngay cả khi tuổi cao sức yếu. Thể hiện lịng trung cuả bề tơi đối với vua vì việc vua cho dù bận rộn phải xa nhà, cho dù tóc bạc, tuổi cao cũng không nản, đường dài muôn dặm cũng chẳng ngại xa qua bài thơ:

Việc vua bận rộn phải xa nhà, Vàng tóc bảy mươi cũng chửa già. Gà đồng tiến cống, Chu ghi đó. Cột mốc phân biên, Hán chép mà. Cưủ chân ngài ở muôn trùng núi, Vạn dặm xe tra chẳng qủan xa.

Ngẫu nhiên công quán cùng vui truyện, Sách Huệ Thi – ngài lắm thế a [20;778]

Lịng trung ở ơng được minh chứng bằng sự kiện “được thánh chúa tin dùng” giao sứ mệnh “cầm cờ tiết đi sứ”. Ở tuổi 70 mà Phùng Khắc Khoan cảm thấy mình “như con trai đang tráng kiện”. Ông sẵn sàng đi sứ khơng những biện bạch quang minh chính đại, mệnh lệnh của vua đã làm mạnh mẽ được thể chế trong nước trước nhà Minh, một đất nước ln tìm cơ hội xâm chiếm nước ta. Ơng tin rằng “sự nghiệp thành công được đều nhờ vào trung nghĩa” (Công thành sự nghiệp bằng trung nghĩa). Với tấm lòng trung nghĩa và bằng những nỗ lực cá nhân, Phùng Khắc Khoan đã thành công trong sự

nghiệp chính trị của mình. Vì việc của vua cho dù là tuổi cao sức yếu, đường xa hiểm trở ơng cũng khơng hề nản trí.

Tinh thần trách nhiệm đối với việc trị nước yên dân của người bề tôi được Phùng Khắc Khoan chú trọng khơng chỉ trong lời nói mà ngay cả trong mọi hoạt động của mình suốt cuộc đời của ơng. Tuy nhiên, ơng khơng chỉ nêu chữ trung một chiều của bề tơi đối với nhà vua mà cịn đặt ra những yêu cầu nhất định để nhà vua thực hiện trong việc cai trị đất nước và lấy đó làm mực thước cho bề tơi noi theo. Ơng đưa ra nhận định có tính quy luật về việc thực hiện đạo đức chính trị đối với dân. Tư tưởng của ơng nêu cao việc giáo dục giáo hóa đối với dân chúng nhằm nâng cao lòng nhân, nghĩa – trung thành. Theo ơng:

“Hướng hóa tâm do bất nhị dân. Tự cổ tác tiền công đức hậu,

Dũ trưng thiên hựu dữ dân thân”[20;303].

Phùng Khắc Khoan cũng cho rằng: chỉ có đạo đức của nhà vua và lịng trung tín của bề tơi thì mới trở thành sức mạnh trong việc thu phục lòng dân. Bởi vậy, một khi mà “vui đem trung tín thần phục các man di” thì mới chứng tỏ rằng “yên được dân đều nhờ đức tốt của nhà vua”, được nói đến trong hai câu thơ sau:

“Hảo tương trung tín phục chư man.

An dân toàn lại hoàng vương đức”[20;435] .

Phùng Khắc Khoan đã khẳng định một chân lí rằng: Triều đình có đạo dân vơ sự (Triều đình hữu dạo dân vơ sự). Khi triều đình lấy đạo hay dùng nó để cai trị đất nước thì nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Và chỉ có như vậy thì bề tơi phục tùng vua một cách tuyệt đối.

Ông mong muốn người đứng đầu triều đình - nhà vua cần lấy đức kính làm điều căn bản thì mới điều hịa bền vững được cả trời, đất (điều kiện tự

nhiên), thần (yếu tố tinh thần, tâm linh) và người (lòng dân) (Nguyện tương kính đức vi cơ bản, Thiên địa thần nhân vĩnh hữu y).

Do Phùng Khắc Khoan sinh ra và sống trong bối cảnh cơ cấu chính trị - xã hội của Đại Việt lúc bấy giờ là nhà nước phong kiến tập quyền đã bước qua giai đoạn cực thịnh. Mặt khác, Ơng là một trung thần có cơng lớn trong sự nghiệp phục hưng của nhà Lê và trên thực tế ông đã trở thành trụ cột trong triều đình, trong tồn bộ hoạt động xã hội cũng như mọi nấc thang danh vọng mà ơng đạt tới. Chính vì vậy, mà sáng tác thơ văn của ơng cũng chính là hiện thân của quan niệm sống, quan niệm thẩm mỹ văn chương mà ông từng thể hiện qua các tập thơ, qua hệ thống chủ đề tài mà ông quan tâm thể hiện. Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)