Một số giá trị trong quan niệm trung, hiếu của Phùng Khắc Khoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (Trang 69 - 73)

B. NỘI DUNG

2.3. Những giá trị và hạn chế trong quan niệm trung, hiếu của Phùng Khắc

2.3.1. Một số giá trị trong quan niệm trung, hiếu của Phùng Khắc Khoan

Những đóng góp của ơng trong tất cả các lĩnh vực và đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng đạo đức như: Trung với nước, Hiếu với cha mẹ … của Phùng Khắc Khoan đã góp hồn thiện hơn đức tính tốt đẹp của người Việt Nam truyền thống.

Hệ thống tư tưởng của ông được thể hiện trong những bài thơ một cách sâu sắc, có hệ thống ngơn từ rõ ràng trong sáng. Thơ văn ơng là tiếng nói tích cực của tầng lấp trí thức dân tộc lúc bấy giờ, tuy sống trong thời buổi suy vi của chế độ phong kiến nhưng vẫn tin tưởng tương lai sáng lạn của đất nước, vẫn thấy sức người đổi suy thành trị, cứu nguy thành an, đem lại ổn định cho đời. Thơ văn ơng thể hiện chí khí nam nhi, thể hiện một quan niệm đạo đức sống tích cực, một niềm ưu ái chân tình và bên cạnh đó nó cịn mang ý nghĩa tự cường hữu nghị sâu sắc qua các bài thơ mà ơng đi xứ…mà ta ít có thể thấy được trong thơ văn ở giai đoạn này.

Ông đã tiếp biến tư tưởng của Nho giáo trở nên gần gũi phù hợp với lối sống người Việt. Đem nó tiếp biến thành những lời răn dạy hết đỗi bình dị, những câu thơ rất dễ đi vào lịng người. Chính vì vậy, những quan niệm hay tư tưởng của Nho giáo khi vào Việt Nam nó đã khơng cịn cứng nhắc hay quá khắt khe như Nho giáo nguyên thủy ở Trung Quốc. Những quan niệm ấy dễ được số đơng mọi người tự giác làm theo vì nó đã dần dần thẩm thấu vào đời sống và đức tính của người Việt.

Giá trị trong quan niệm trung, hiếu ông luôn được đề cao trong lịch sử cũng như thời đại phát triển ngày nay. Vì nó phù hợp với lối sống của con người Việt. Cho đến ngày nay thì quan niệm trung, hiếu vẫn là cốt lõi trong việc giáo dục hay trong tư tưởng của người Việt Nam.

Trong hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống thì “trung, hiếu” là những giá trị căn bản, trường tồn và có ý nghĩa đối với mọi thời đại. Trở lại nghiên cứu phạm trù “trung, hiếu” trong tư tưởng Phùng Khắc Khoan hy vọng có thể chắt lọc từ đó những cái có ích và cần thiết cho xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là thế hệ trẻ. Bởi lẽ, chúng ta đang chứng kiến sự rạn nứt của mơ hình gia đình truyền thống với những biểu hiện thiếu trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, thái độ coi trọng giá trị vật chất và cả coi thường giá trị của

bản thân...; cùng với đó là thái độ thờ ơ trước thời cuộc, trước công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của đất nước; thái độ sợ khó, sợ khổ, trốn tránh trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc... Về giá trị “trung” trong xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII, vẫn là trung với nước, trung với dân học tập theo lời Khổng Tử.

Một là, mỗi người cần phải phò vua giúp, đây là vấn đề thuộc về ý thức, tư tưởng có tác dụng định hướng đối với hoạt động thực tiễn của mỗi người trong khi đất nước đang phân chia hai miền, chiến tranh liên miên sảy ra. Nếu mơ hồ, thiếu lập trường hoặc dao động sẽ dẫn tới việc mất phương hướng và lại chọn con đường lui về ở ẩn. Tính chất “trung quân” ngày xưa của Nho giáo Trung Hoa mặc dù có nhiều điểm khơng hợp lý bởi nó cổ vũ cho thái độ trung với vua một cách sơ cứng, thụ động là chính nhưng nó lại góp phần ổn định xã hội trong chừng mực nào đó. Với Đại Việt, mỗi kẻ sĩ trong thiên hạ đều có quyền lựa chọn cách cống hiến riêng cho đất nước giống như “trung” có nhiều cách, nhưng tất cả phải dựa trên nguyên tắc căn bản là hết mực trung thành với vua.

Hai là, trung thành và đặt lợi ích vì dân, vì nước lên trên hết. Do vậy, cho dù có tuổi cao sức yếu ơng vẫn sẵn lịng vượt mọi khó khăn để làm trịn chức trách của một xứ giả đối đáp sắc bén trước nhà Minh khi ông đã bước sang tuổi 70. Trong lịch sử dân tộc ta, rất nhiều đại biểu của Nho Việt đã biết hy sinh lợi ích của bản thân, dịng tộc để phấn đấu và hy sinh cho sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Theo gương các vị tiền bối đó, Phùng Khắc Khoan ln trung thành với lợi ích của dân tộc và sẵn sàng hy sinh cho quốc gia dân tộc.

Ba là, trung với vua là trung với sự nghiệp thống nhất đất nước của Đại Việt ta. Như thế cũng chính là thể hiện và thực hành chữ “trung”. Nó khác với quan niệm của một số nhà Nho cũng nói trung với vua là phải giúp vua làm cho quốc phú, binh cường nhưng nước trong là nước của bản thân ơng vua ấy.

Nho giáo chính thống cũng nói “dân vi bản”, lấy dân làm trọng nhưng Nho giáo nặng về tính tơn ti, trật tự mà khơng có yếu tố dân chủ. Trong xã hội Đại Việt thời kỳ Nam – Bắc triều ấy thì mỗi người cần phải trung với vua, bên cạnh đó cịn cần phải biết chọn vua có trí mà tận lịng trung với mong muốn đưa đất nước được thái bình tựu trung về một mối.

Về giá trị căn bản của “hiếu” trong tư tưởng Phùng Khắc Khoan, vẫn là hiếu với cha mẹ, hơn nữa là hiếu với quốc gia dân tộc. Câu nói: Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân vốn là của Nho giáo nhưng với ý nghĩa ông vua được lịng dân thì có xã tắc mà mất lịng dân thì cũng khơng cịn xã tắc.

Hiếu vẫn cần bắt đầu từ hiếu với cha mẹ mình rồi đến thương cha mẹ người. Nho giáo vốn yêu cầu rất khắt khe về đạo hiếu. Mặc dù Nho giá Khổng Mạnh có đề cập đến tính hai chiều: cha nhân từ, con hiếu thảo và đòi hỏi người con phải hiếu từ tâm: hiếu đi liền với kính nhưng nhìn chung Nho giáo đề ra hiếu thiên về tính phụng sự. Phùng Khắc Khoan đã đưa vào quan niệm hiếu với tình cảm chân thành, ấm áp; và ơng cũng gắn hiếu với quyền lợi quốc gia dân tộc - đó là đại hiếu. Hiếu theo Phùng Khắc Khoan không chỉ phụng dưỡng là đủ mà cần phải nghe theo lời dạy của cha mẹ làm người có ích cho nhân dân.Trong khi đó, Phùng Khắc Khoan ln ý thức được ngoài phụng dưỡng cịn phải kính trọng, giống như tư tưởng của Khổng Tử “nhưng ni mà khơng kính thì có khác gì ni chó ngựa đâu”. Do đó, đạo hiếu cần bắt đầu từ hiếu với cha mẹ mình. Hiếu với cha mẹ cần “ni vui, ở kính, bệnh lo, tang thương, tế cẩn” như nguyên lý của Nho giáo nhưng vận dụng trên tinh thần biện chứng, tránh áp dụng một cách khuôn sáo, thụ động. Từ hiếu với cha mẹ mình mà mở rộng ra hiếu với cha mẹ người và thương người nói chung.

Người con có hiếu ngồi phải biết giữ gìn thân thể cha mẹ đã cho mình và phấn đấu để được “dương danh hiển thân”. Yêu cầu này của Nho giáo Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)