Sơ lƣợc về tƣ tƣởng của Phùng Khắc Khoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (Trang 47 - 53)

B. NỘI DUNG

2.1. Sơ lƣợc về tƣ tƣởng của Phùng Khắc Khoan

Phùng Khắc Khoan cũng giống như thầy của mình là Nguyễn Bỉnh Khiêm hay các nhà tư tưởng cùng thời đại bấy giờ đều học tập và làm theo tư tưởng của Nho giáo. Tuy nhiên, mỗi nhà tư tưởng Việt Nam lại có một cái nhìn mới và khác nhau. Các nhà nghiên cứu thấy rằng Nho giáo của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là Nho kết hợp với Lão Trang; ở Nguyễn Dữ, Nho kết hợp với Đạo giáo và đến Phùng Khắc Khoan, Nho là tương đối thuần hậu không pha tạp.

Trên phương diện nhà hoạt động xã hội, Phùng Khắc Khoan muốn trở thành con người mưu lược tài giỏi như những người hiền tài trong lịch sử Trung Quốc. Tâm sự đó được thổ lộ ở nhiều nơi. Có lúc cho thấy chỉ chờ dịp là có thể ra làm tướng quốc, làm quân sư cho vua chúa như Y Dỗn, Phó Nham, Gia Cát Lượng. Ơng đã từng nói rằng: Ngọa Long ưng vị thương sinh khởi; Khẳng cửu Nam Dương bão tất ngâm. Có lúc cho thấy nếu có dịp thi tài thì cịn hơn cả Trương Lương, một mưu sĩ, một công thần khai quốc thời Hán theo Phùng Khắc khoan thì nếu có cơ hội ra làm thì cơng thành vị tất đã kém Trương Lương, được ông thể hiện rằng: Nhược ngộ khả vi cơ hội xứ, Công thành vị tất thiểu Trương Lương .

Nhưng lúc bấy giờ, đất nước đang ở thế chiến tranh liên miên muốn trở nên nhà tư tưởng hay nhà mưu lược đều rất khó. Một là Nho giáo đang tỏ ra bế tắc, rất khó làm cho nó có sức sống, hai là các vua Lê kế nghiệp do Mạc Đăng Dung xếp đặt ở đầu thế kỉ XVI như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực đã làm mất lịng dân, khó bề gây lại được tín nhiệm của người dân đối với triều đại này. Vì vậy, Phùng Khắc Khoan đề cập đến một số điều kiện chủ quan, xem

như là tiền đề của tư tưởng và hành động tiếp theo của mình. Những điều kiện đó là niềm tin và chí khí. Ơng tin rằng một khi thời đến thì cơng danh của mình sẽ rạng rỡ như: điềm báo vận tốt của trời đất đã tới‟ Thời đến thì cơng danh lớn của ta sẽ rạng rỡ (Triệu thủy hân phùng thiên địa thái; Thời lai hiển ngã đại công danh - “Nguyên Đán”). Con người cần có trí khí, có sức chịu đựng như là cây tùng, cây bách trong mùa đơng, chí khí của mình sẽ; là cá kình, cá nghê không chịu được nơi chật hẹp, biển Nam từng trơng thấy các cơn hóa thành chim bằng cất cánh bay bổng cao ngang sông Hà, sông Hán.

Không những thế, ơng cịn tin ở tài trai chí lớn của mình: “Làm trai mà có thể làm nên danh giá, thì lẽ nào chỉ là một đấng trượng phu ngang tàng” (Nam nhi tự hữu hiển dương sự, Khẳng tác ngang tàng nhất trượng phu - “Tự

thuật”) [20;108]. Chính niềm tin và chí khí đó đã là những động lực thúc đẩy

ông vươn lên không ngừng, bất chấp những khó khăn, trở ngại. Bài thơ đã thể hiện ý chí nam nhi, tinh thần hăng hái bền bỉ, thái độ sống lạc quan, tiên tưởng. Đó cũng là sống theo ơng cần cố gắng phấn đấu để thực hiện, chứng tỏ tầm cỡ một đại trượng phu. Thơ văn của Phùng Khắc Khoan là sự phản ánh tâm trạng chung của tầng lớp trí thức dân tộc, muốn nhập cuộc để an nguy, trị loạn, vực lại kỷ cưởng, đạo đức đã một thời sa sút nhằm cứu vãn cho một xã hội lý tưởng mà ở đó “ vua thánh, tơi hiền”, “thái bình, thịnh trị”.

Giữa thế kỉ XVI, một lớp nhà Nho sống trong vùng thống trị của họ Mạc nhưng chán ghét họ Mạc và hướng về nhà Lê. Họ là những người có tài năng, có chí khí. Chính tư tưởng và hành động của họ đã góp phần khơi phục triều Lê, lập nên triều Lê Trung Hưng và Phùng Khắc Khoan tiêu biểu cho lớp người này.

Như các nhà Nho khác, Phùng Khắc Khoan thừa nhận có mệnh trời. Điều này là có lý do. Sự vận động của thế giới bên ngoài con người, nhất là trong lĩnh vực xã hội thì vơ cùng phức tạp, con người ta không thể nào hiểu

hết được, hoạt động của họ khơng phải lúc nào cũng phù hợp với hồn cảnh khách quan, và mong muốn của con người không phải lúc nào cũng được thỏa mãn. Nhất là trong lúc bấy giờ, sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy còn rất hạn chế, nên tin vào mệnh trời là điều tự nhiên. Nhưng có điều là Phùng Khắc Khoan khác với truyền thống, cũng khác với nhiều người đương thời. Ơng khơng vì thừa nhận mệnh trời mà bi quan, chán nản, trái lại vẫn lạc quan tin tưởng. Tuy ông không nêu lên được tư tưởng “Điều khiển mệnh trời mà dùng lấy” (chế thiên mệnh nhi dụng chi) của Tn Tử, nhưng ơng tin rằng sức mình có thể thay đổi. Cho nên mỗi khi ơng đề cập đến mệnh trời thì đằng sau nó khơng phải là lời than thở, mà là một nghị lực, một niềm tin xoay chuyển. Chẳng hạn như trong bài Bệnh trung thư hồi ơng có viết là sự hiển vinh do mệnh trời sắp đặt sẵn (Vinh tiến an bài thiên mệnh định) là đến câu: xưa nay trong mái nhà tranh lẽ nào lại khơng có cơng khanh? (Cổ lai bạch ốc khởi cơng danh?). Hay là sau hai câu thừa nhận sự sắp xếp của trời là việc đời xem ra tựa bọ giấm; Sự sắp xếp giầu sang mặc kệ trời (Thế sự nhàn khan tự úng kê; An bài phú quý nhậm thiên nghê). Bên cạnh đó ơng dùng hai câu thơ để nói sự bình thản, lạc quan của mình: chẳng phải trách trong mái nhà tranh khó bề sinh sống; Vẫn vui vì có chiếc thang để bắc lên mây xanh (Bất hiềm bạch ốc nan vi dưỡng; Duy hỷ thanh vân thượng hữu thê! - “Tự thuật”). Đối với mệnh, với thời thì Phùng Khắc Khoan cho rằng: lúc cùng, lúc thông đều yên với mệnh, lúc mất đi, lúc lớn lên đã tùy theo thời là hai câu mừng vui, tin tưởng: “Thiệu Tử sinh con trai chính là trong năm này, trời mà giúp cho thì ắt sẽ làm nên” (Thiệu Tử sinh nam chính thị niên; Sở kỳ thiên hậu nghi tức độ - “Nhâm Thân niên thối thụ Bính khoa cấp sự trung, ngẫu chiếm”).

Từ những điểm trên cho thấy tư tưởng về mệnh trời của Phùng Khắc Khoan không phải là một quan niệm đòi hỏi con người phải nhất nhất nghe

theo ý trời, thụ động ngồi chờ mà là ở đó vẫn có vai trị quan trọng của sức người, qua tư tưởng mệnh trời nói chung, người ta vẫn thấy được một chủ thể hành động, một nhân cách đang vươn lên sáng tạo trước vơ vàn những khó khăn phức tạp của cuộc sống.

Về tình hình xã hội lúc bấy giờ, chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân khổ cực vì vậy mà Phùng Khắc Khoan thấy khơng thể bằng lịng. Ở đó, hiện thực trái với lý tưởng, hiện tại trái với quá khứ. Hiện thực là chiến tranh liên miên đời sống nhân dân khổ cực. Do đó, theo ơng thì cái hiện tại càng đau khổ bao nhiêu thì càng khiến ơng nóng lịng hướng về cái lý tưởng bấy nhiêu. Ông mong xuất hiện ngay cảnh trị bình như thời Nghiêu Thuấn: Kỳ vọng đời này mở ra cuộc trị bình, để may mắn được thấy trời Nghiêu, ngày Thuấn:

Sở kỳ tư thế trị bình khai;

Hạnh tái đổ Nghiêu thiên, Thuấn nhật [20;410]

Mong năm mới sẽ được thái bình, năm mới lại được vui đón phúc mới; Cảnh thái bình lại càng được vui chơi thỏa chí (Tân niên tái hỷ sinh tân phúc; Hảo hảo ưu du lạc thái bình - “Sinh niên tự thuật”). Đó là mong muốn một cuộc sống thái bình cho nhân dân thốt khỏi cảnh chiến tranh loạn lạc và nó là mong muốn của các nhà tư tưởng chân chính đương thời trong đó có Phùng Khắc Khoan.

Phùng Khắc Khoan ln đặt câu hỏi: làm thế nào để có được cảnh thái bình? Ln là câu hỏi mà ơng đặt ra, ơng thấy trách nhiệm của mình trước cảnh khổ cực do chiến tranh đưa lại: Chiến tranh liên miên người dân ly tán khốn khổ làm cho người anh hùng phải suy nghĩ mãi:

Can qua lạc lạc khổ lưu ly;

Điều này chứng minh rằng ông thấy chiến tranh là vô lý, là trái với Nho đạo: “Tranh hùng tranh bá liên miên khơng ngớt; Ai biết được chí khí hào hùng của nhà nho ta; Văn chiến khơng coi trọng việc đánh nhau; Đã là vì lao lực mà vứt bỏ lao tâm” (Tranh hùng cử thế mạn thao thao; Thùy thức ngơ nho chí khí hào; Văn chiến bất sùng đồ vũ chiến; Lực lao tự sính vật tâm lao - “Loạn thế tự thán”). Ơng cho rằng chỉ có đường lối nhân nghĩa của Nho gia là thích hợp. Và ơng đã giương lên ngọn cờ nhân nghĩa để mong cứu được thời, dẹp được loạn với mong muốn đất nước thái bình nhân dân thốt khỏi lầm than.

Về vấn đề đường lối nhân nghĩa. Theo ơng, đó là cơng việc của nhà nho, nhà nho thì phải làm theo điều nhân, noi theo điều nghĩa: dựa vào điều nhân, giữ lấy điều nghĩa là cơng việc của nhà Nho ta, có thế thì cứu đời và yên dân mới có chí khí hào hùng” (Cư nhân do nghĩa ngô nho sự; Tế thế khang dân chí khí hùng - “Đề thơ ở nhà Hoằng đạo”). Thứ hai là nhân nghĩa phải trở thành đường lối để nhà vua cứu dân, cứu nước: “Như nói đến phương sách cứu nước, cứu dân, thì nhân nghĩa là vị thuốc xin dâng lên nhà vua” (Nhược ngôn y quốc y dân thủ, nhân nghĩa vi đan thướng thánh hoàng - “Đoan ngọ dược”). Ơng cịn nói rõ nguồn gốc làm nên sức mạnh của nhân nghĩa, đó là được trời giúp, dân theo: xưa nay người sáng nghiệp công đức đầy đặn, càng nghiệm rõ trời giúp người có đức và dân thân với người có nhân (Tự cổ tác tiền công đức hậu, Dũ trưng thiên hựu dữ dân thân - “Quá Lam Sơn miếu hữu cảm”).

Thơng qua các vấn đề về vai trị của nhân nghĩa và thơ văn của Phùng Khắc Khoan, ta thấy được phần nào quan điểm về nhân nghĩa của ông. Đường lối nhân nghĩa có nguồn gốc từ Khổng Tử và hồn chỉnh ở Mạnh Tử. Trong lịch sử, đường lối nhân nghĩa hay nói như Mạnh Tử là nhân chính, đã được mọi thời đại thừa nhận như là: tạo cho dân một tài sản nhất định, thu của dân

có mức độ, nhẹ tơ thuế, bớt hình phạt, dạy đạo đức trung hiếu, lễ nghĩa cho dân, tạo cho xã hội một sự hòa hợp… Nội dung ấy với đương thời đã được mặc nhiên thừa nhận, nên Phùng Khắc Khoan khơng cần trình bày mà người ta vẫn có thể hiểu được. Hơn nữa, tương truyền, ơng đã có nhiều việc làm có ích cho dân, nhất là đối với dân quê hương, như hướng dẫn cho dân đào mương lấy nước, hướng dẫn nghề dệt lụa, đem hạt giống ngô về cho làng trồng v.v… Những điều đó chứng tỏ ơng đã có tấm lịng và việc làm nhân nghĩa đối với dân. Và do đó được dân tơn sùng, u kính, tơn lên làm trạng nguyên, mặc dù ông đậu thứ hai trong hàng ngũ tiến sĩ lúc bấy giờ. Những tư tưởng nhân nghĩa của ông về cơ bản giống như tư tưởng nhân nghĩa theo hướng tích cực của truyền thống. Nhà Lê khơng phải chỉ dùng nhân nghĩa mà lấy lại được thiên hạ. Họ đã dựa vào họ Trịnh tiến hành các cuộc chiến tranh quyết liệt chống họ Mạc, Lê - Trịnh cũng có những hành động kiểu bá giả như họ Mạc. Nhưng nhờ kết hợp với đường lối nhân nghĩa mà Phùng Khắc Khoan là người tích cực chủ trương, nên dần dần được lịng dân và trở nên có sức mạnh lấn át họ Mạc. Tư tưởng của Phùng Khắc Khoan trên thực tế đã phát huy được tính tích cực của nó.

Phùng Khắc Khoan là người có đức, có nhân, có tư tưởng nhân nghĩa và có cuộc sống trong sạch, đã hoạt động tích cực cho vị khơi phục đất nước thống nhất lúc bấy giờ. Ơng xứng đáng có một vị trí quan trọng trên lĩnh vực tư tưởng của xã hội Đại Việt ở cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII. Tư tưởng của ông là nền tảng cho các nhà tư tưởng Việt Nam sau này.

Như vậy, có thể thấy ông là một danh nho chân chính và thuộc loại hình nhà nho làm văn, làm thơ hay còn gọi là Nho gia – Thi sĩ. Với quan niệm như thế nên thơ văn là nơi để gửi gắm tình tình cũng như bộc bạch tầm chí, biểu lộ hồi bão, biểu lộ hồi bão. Do đó nó ln gắn liền với thời cuộc, với nhân tâm thế đạo, với mệnh nước lịng dân. Bên cạnh đó, ơng dùng thơ như là

một cơng cụ để chứa đựng những quan niệm hết sức sâu sắc và làm nền tảng cho tư tưởng Việt Nam sau này. Một trong những quan niệm của ơng thì trung, hiếu là hai quan niệm đạo đức được thể hiện rõ nét nhất trong bối cảnh loạn lạc lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)