Tự do tơn giáo trong các tranh giành quyền lực chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay luận văn ths chính trị học 60 31 02 01 (Trang 34 - 38)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Tự do tơn giáo trong các tranh giành quyền lực chính trị

Khát vọng quyền lực trở thành một nhân tố đặc trưng của chính trị, vì trong mọi hình thái xã hội, chính trị cần thiết phải là sự hiện diện của quyền lực. Vấn đề tơn giáo trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay đang biểu hiện ra sự tranh giành quyền lực chính trị giữa các đảng phái, các tổ chức tơn giáo, các phe phái chính trị trong nội bộ quốc gia. Những diễn biến chính trị ở các

quốc gia cĩ ảnh hưởng to lớn đến quan hệ chính trị quốc tế, trong đĩ biểu hiện tập trung là vấn đề quyền lực.

Lịch sử thế giới đã chứng kiến cuộc chiến tranh tơn giáo giữa Tin lành và Cơng giáo trong những năm 1600 trong sự hận thù và đổ máu. Cuộc chiến đấu tranh giành quyền lực và tình trạng này đã được che giấu như một cuộc chiến tranh tơn giáo, và đĩ được xem như cuộc đấu tranh quyền lực trong “trang phục tơn giáo . Kể từ năm 1970, đặc biệt khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự hồi sinh của tơn giáo trên tồn cầu đã làm thay đổi giao diện của các tơn giáo. Nhiều nơi trên thế giới, cấu trúc lãnh thổ quốc gia bị ảnh hưởng bởi các chủ thể bên ngồi và các nhà lãnh đạo dường như khơng thể kiểm sốt được các dịng chảy tác động đĩ. Nĩi như vậy khơng cĩ nghĩa, dưới sự tác động của tồn cầu hĩa sẽ làm xĩi mịn sự kiểm sốt của nhà nước mà chỉ làm thay đổi phạm vi kiểm sốt của nhà nước.

Trước sự hồi sinh của tơn giáo trên tồn cầu, nhiều tác giả cho rằng giao diện của các tơn giáo trên tồn cầu đã thay đổi và cĩ vai trị nhất định trong việc định quan hệ chính trị quốc tế theo nhiều cách khác nhau. Các tổ chức tơn giáo đã huy động tất cả những sức mạnh tích cực của mình (niềm tin) trong việc “phá vỡ những ranh giới quốc gia, khu vực cũng như những rào cản về văn hĩa, kinh tế, chính trị… dựa trên sự bùng nổ về thơng tin, truyền thơng, giao lưu kinh tế, văn hĩa… quốc tế.

Trong các vấn đề chính trị quốc tế hiện nay, yếu tố tơn giáo nổi lên như một hiện tượng khá phổ biến. Điểm chính chiếm ưu thế trong quan hệ chính trị quốc tế vẫn là quan hệ giữa các nhà nước quốc gia, mà đơn vị chính được xác định là “an ninh lãnh thổ, chính trị quốc gia . Những tranh giành quyền lực trong nội bộ quốc gia cũng như trên phạm vi tồn cầu ngày càng thể hiện rõ nét hơn, sắc thái đạm nhạt khác nhau.

Trong nội bộ chính trị quốc gia, các đảng phái chính trị hay các chủ thể chính trị cĩ những hoạt động vì quyền lực của mình. Nĩ tìm cách vượt các phe đối lập và cĩ thể nhìn nhận thấy cuộc cạnh tranh quyền lực. Những cuộc

chạy đua chính trị ở các quốc gia đa đảng, sự nổi lên của các đảng phái mang màu sắc tơn giáo rất đặc trưng và tiêu biểu cho cuộc xung đột chính trị nhất định.

Nhiều thập kỷ gần đây đã chứng kiến một lợi ích chính trị ngày càng gia tăng trong các tổ chức tơn giáo. Trong những năm qua, cả thế giới trong tình trạng lo ngại trước tình hình xung đột tơn giáo, căng thẳng tại nhiều khu vực Đơng Nam Á, Trung Đơng, Bắc Phi. Trong đĩ, sự nổi lên của vấn đề tơn giáo được cộng đồng quốc tế quan tâm như cuộc nổi dậy ở Tunisia, Ai Cập, Lybia, Syria… sự nổi lên của các tơn giáo truyền thống, và sự hồi sinh của tơn giáo trong cuộc tranh giành quyền lực dân sự.

Trung Đơng đã trở thành chiến địa cho cuộc chiến giành quyền lực, trong đĩ nổi lên các vấn đề về giáo phái trong Islam giáo, cụ thể là giữa dịng Shia và Sunni và giữa các lãnh đạo các lực lượng thế lực tồn cầu cũng như các nhĩm hậu thuẫn. khu vực này, tình trạng hỗn loạn trong việc tranh giành quyền lực chính trị nổ ra khi phong trào nổi dậy ở Tunissia vào tháng 12 năm 2010. Cái gọi là “sự thức tỉnh Arab nhằm chấm dứt chế độ độc tài đã tồn tại hàng thập kỷ và mở ra một kỷ nguyên các nền dân chủ mới. Cuộc nổi dậy “Mùa xuân Arab năm 2011 là một trong những ngịi châm “cuộc cách mạng màu ở các nước Trung Đơng và Bắc Phi.

Cuộc tổng nổi dậy của người dân Ai Cập năm 2011 dẫn tới việc sụp đổ của Chính phủ Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Hosni Mubarak sau 30 năm tồn tại, ơng Mohamed Morsi, người thuộc Đảng Tự do và Cơng lý của Phong trào “Anh em Islam giáo thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Tuy nhiên, sau một năm điều hành đất nước, Tổng thống Mohamed Morsi và Đảng Tự do và Cơng lý, nịng cốt là Phong trào “Anh em Islam giáo , ngày càng cố gắng tập trung quyền lực về tay những người theo phái Islam giáo chính trị cấp tiến, từng bước biến Nhà nước Ai Cập thế tục thành Nhà nước Ai Cập Islam giáo dựa trên trên cơ sở của luật Sharia.

Năm 2013, người dân Ai Cập đã xuống đường biểu tình địi lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi. Phe Islam giáo mà nịng cốt là Phong trào “Anh em Islam giáo 28

cũng xuống đường biểu thị sự ủng hộ Tổng thống Mohamed Morsi. Xung đột giữa hai phe ủng hộ và phản đối ơng Morsi đã xảy ra. Ẩn sau cuộc khủng hoảng lần này là cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị, giáo phái tơn giáo, bao gồm: lực lượng quân đội và thế tục; lực lượng theo chủ nghĩa tự do; lực lượng cánh tả; lực lượng Islam giáo (cấp tiến, bảo thủ và ơn hịa); lực lượng Kitơ giáo ( Chính Thống giáo Coptic, Cơng giáo, Tin Lành giáo). Các lực lượng này được chia thành ba phe chính: phe Islam giáo, phe thế tục với sự hậu thuẫn của quân đội và phe tự do - cánh tả [68].

Cuộc khủng hoảng tại Ai Cập cũng làm sâu sắc thêm sự xung đột tơn giáo giữa lực lượng Islam giáo cực đoan với các tơn giáo thiểu số như Chính Thống giáo Coptic, Cơng giáo, Tin Lành giáo, v.v… Theo Linh mục Rafic Greiche, phát ngơn viên của Giáo hội Cơng giáo Ai Cập: “trong ngày 14 tháng 8 năm 2013, một ngày trước Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời của người Cơng giáo, các phần tử Islam giáo cực đoan Ai Cập đã tấn cơng 23 nhà thờ Kitơ giáo ở thủ đơ Cairo và khu vực lân cận, trong đĩ cĩ 7 nhà thờ thuộc Giáo hội Cơng giáo, 15 nhà thờ thuộc Giáo hội Chính Thống giáo Coptic và 1 nhà thờ thuộc Tin Lành giáo . Cũng theo Linh mục Rafic Greiche, các tín đồ Kitơ giáo Ai Cập đang sống trong sợ hãi vì bạo lực do các tín đồ Islam giáo gây ra. Vị linh mục này đã chỉ trích các phương tiện truyền thơng Phương Tây đã khơng đưa tin về các cuộc tấn cơng nhằm vào các tín đồ Kitơ giáo của các phần tử Islam giáo cực đoan [68].

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị khu vực Trung Đơng nĩi chung và ở Ai Cập nĩi riêng, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki – moon nêu rõ: “Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lên án mạnh mẽ các cuộc tấn cơng vào các nhà thờ, bệnh viện và các cơ sở cơng cộng khác, coi đĩ là điều

28 Đây là một tổ chức Islam giáo chính trị được thành lập năm 1928 tại Ai Cập do Hassan al-Banna sáng lập, với tham vọng xây dựng một nhà nước Islam giáo láy khẩu hiệu “Islam giáo là giải pháp . Tuy nhiên, tổ chức này đã từng bị cấm và chịu sự phản đĩi của các chính quyền Islam giáo, và xây dựng, hoạt động bán cơng khai trên khắp thế giới, đặc biệt là cung cấp các phúc lợi xã hội và được lịng của tầng lớp nhân dân lap động.

khơng thể chấp nhận. Khơng gì cĩ thể biện minh cho việc phá hủy cơ sở hạ tầng và tài sản rất quan trọng đối với tương lai của Ai Cập [69].

Mặc dù, cĩ những căng thẳng tồn tại trong việc bảo vệ quyền tự do tơn giáo nĩi riêng và quyền con người nĩi chung, cũng như nguyên tắc khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia, tuy nhiên, tự do tơn giáo đang trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh các quốc gia, thì các nhĩm, tổ chức tơn giáo, các tổ chức khu vực, quốc tế cũng như các nhĩm vận động hành lang, những nhà hoạt động nhân quyền… ngày càng tham gia vào kết quả quan hệ chính trị quốc tế bằng nhiều cách khác nhau.

Hơn thế nữa, xung quanh các cuộc tran giành quyền lực chính trị, những nhĩm tơn giáo nhỏ, thiểu số đang rơi vào tình trạng bị đe dọa về quyền tự do tơn giáo. Những nhĩm tơn giáo chiếm ưu thế trong xã hội, trong một quốc gia cĩ những thế mạnh chính trị, xã hội nhất định và cĩ những ảnh hưởng đến các nhĩm lợi ích khác. Câu chuyên về tự do tơn giáo xung quanh cuộc tranh giành quyền lực chính trị được đặt ra hơn lúc nào hết.

Cĩ thể thấy, tự do tơn giáo trong các tranh giành quyền lực chính trị đã gây sự chú ý của nhiều tổ chức, nhiều quốc gia. Những tranh giành quyền lực chính trị giữa các phe phái, đảng phái, các nhĩm, tổ chức tơn giáo đã gây nên những biến động lớn trong đời sống chính trị quốc tế. Vấn đề tự do tơn giáo của người dân, của những người thuộc về những tơn giáo khác nhau cĩ những biểu hiện bị bức hại, đe dọa đến quyền con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay luận văn ths chính trị học 60 31 02 01 (Trang 34 - 38)