Đánh giá đội ngũ chuyên viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên tại Tổng công ty Truyền thông (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ chuyên viên trong doanh

1.3.5. Đánh giá đội ngũ chuyên viên

Đánh giá kết quả thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong quản trị nhân lực. Đánh giá phải chính xác mới phân loại được chất lượng đội ngũ chuyên viên, người lao động từ đó xác định được chất lượng đội ngũ chuyên viên của doanh nghiệp đang ở mức nào.

Các phương pháp đánh giá:

- Phương pháp tự đánh giá: Là việc mỗi chuyên viên tự nhận xét và

đánh giá cho mình theo những tiêu chí chung và tùy vào mức độ thích hợp theo bảng tiêu chí. Tự đánh giá là một việc làm đòi hỏi tính tự giác cao, nghiêm túc và tự xác định đúng khả năng của mình không để bị lệch lạc do mục tiêu đánh giá. Tự đánh giá là chuyên viên đánh giá bản thân trong thời gian hoạt động, làm việc thông qua tự kiểm điểm và được tập thể, đơn vị góp

ý kiến và lãnh đạo đơn vị phê duyệt.

- Phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm: Phương pháp này đáp ứng bởi các tiêu chuẩn một bảng điểm cho mỗi tiêu chuẩn. Giám đốc doanh nghiệp đánh giá kết quả làm việc của chuyên viên sẽ cho điểm đối với mỗi chuyên viên, sau đó thông báo cho người được đánh giá biết. Chuyên viên có quyền trình bày những ý kiến không tán thành về bảng điểm của mình mà thủ trưởng cơ quan hay ban lãnh đạo thông báo. Những đề bạt, thắc mắc của chuyên viên nêu lên lãnh đạo cơ quan không giải quyết được sẽ do thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên là người quyết định cuối cùng.

- Phương pháp đánh giá theo giao kết hợp đồng: Theo phương pháp này, hàng năm thủ trưởng cơ quan ký với mỗi chuyên viên một năm hợp đồng về các nhiệm vụ, công việc đảm nhiệm và cần hoàn thành trong năm. Việc theo dõi thực hiện hợp đồng theo công việc, nhiệm vụ được giao và theo thời gian hàng tháng, hàng quý là cơ sở để nhìn nhận tổng thể cả năm. Cuối năm, thủ trưởng cơ quan cùng chuyên viên đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng. Tùy

theo mức độ yêu cầu đạt được, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và tính hiệu quả khi thực hiện công việc của chuyên viên mà thủ trưởng cơ quan nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, khá, trung bình hoặc kém. Phương pháp này mang tính hiệu quả của kiểu quản lý hành chính hiện đại. Đánh giá chuyên viên theo phương pháp này đang là xu thế của nhiều nước trên thế giới.

- Phương pháp đánh giá thông qua việc gặp gỡ trao đổi hàng năm (còn

gọi là phương pháp phỏng vấn đánh giá): Đây là phương pháp khá mới và có nhiều ưu điểm trong đánh giá viên chức hàng năm, tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đánh giá viên chức định kỳ hàng năm bằng phương pháp này ít được thực hiện và chưa trở nên thông dụng.

Những khâu quan trọng nhất trong phỏng vấn đánh giá kết quả thực hiện công việc của chuyên viên là:

+ Thảo luận với chuyên viên về kết quả thực hiện công việc; + Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc;

+ Thiết lập mục tiêu mới cho chuyên viên;

Trao đổi phương hướng giải quyết các vấn đề khó khăn của chuyên viên khi thực hiện công việc trong tương lai.

Theo các nhà quản lý, việc sử dụng phương pháp này làm tăng hiệu quả công tác đánh giá lên rất nhiều và đặc biệt là phương pháp này tạo điều kiện cho người được đánh giá tham gia tích cực vào quá trình đánh giá, có trách nhiệm hơn với kết quả đánh giá đối với chính bản thân họ. Chuyên viên sẽ được biết lãnh đạo đánh giá về bản thân như thế nào và họ cần làm gì để thực hiện công việc tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là nhà quản lý sẽ mất nhiều thời gian để đánh giá đối với từng chuyên viên của mình. Do đó, đối với một tổ chức có quy mô lớn thì nhất thiết phải giao quyền nhiều hơn cho người quản lý trực tiếp, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của họ đối với kết quả đánh giá chuyên viên. Mọi sự thiếu khách quan sai lệch về kết quả đánh giá phải được xem xét và xử lý nghiêm khắc. Dù đánh giá theo phương pháp nào thì vấn đề quan trọng hàng đầu vẫn là phải có hệ thống các tiêu

chuẩn ứng với từng loại chuyên viên, cần phải có các tiêu chí đánh giá chi tiết, rõ ràng và hợp lý đối với từng vị trí, công việc cụ thể, chuyên viên ở loại nào, cương vị nào, chức vụ nào thì phải hội đủ những tiêu chuẩn để đảm đương được nhiệm vụ ấy. Đánh giá, phân loại chuyên viên là hoạt động khuyến khích đội ngũ chuyên viên làm việc tốt hơn, bởi khi đánh giá thực hiện công việc chính xác giúp đem lại sự công bằng với toàn bộ đội ngũ chuyên. Đồng thời, những chuyên viên được phân loại đánh giá thực hiện công việc tốt sẽ tạo động lực phấn đấu cho những chuyên viên khác giúp cải biến hành vi theo hướng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên tại Tổng công ty Truyền thông (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w