NGUỒN QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học luật hiến pháp đề tài quyền con người quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Trang 35 - 38)

Về nguồn gốc của quyền con người, có hai trường phái cơ bản đưa ra hai quan điểm trái ngược nhau.

 Nguồn gốc tự nhiên:

Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên tiêu biểu là các tác giả như Zeno, Thomas Hobbes, John Locke,… cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng. Các quyền con người không phụ thuộc vào bất cứ điều gì; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước có thể tùy tiện tước bỏ các quyền con người.

 Nguồn gốc pháp lý:

Những người theo học thuyết về các quyền pháp lý gồm Edmund Burke, Jeremy Bentham…, cho rằng các quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và quy định thành các quy phạm pháp luật.

Cho đến nay, cuộc tranh luận về nguồn gốc của quyền con người vẫn còn tiếp tục. Trong bộ luật quốc tế về quyền con người, Liên Hợp quốc một mặt thừa nhận quyền con người là các quyền tự

 Nguồn gốc xã hội:

Về mặt lịch sử, trong các xã hội có giai cấp, giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột và bị tước đoạt về quyền dẫn đến có nhận thức và nhu cầu về quyền con người. Nhưng chỉ khi được xã hội thừa nhận thì những nhu cầu ấy mới trở thành quyền. Như vậy, quyền con người chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và sẽ mất đi khi không còn sự phân chia giai cấp.

Phân biệt quyền con người và quyền công dân

Khái niệm Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cả nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người

Quyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhâ ̣n và bảo vệ cho những người có quốc tịch của nước mình.

Văn bản ghi nhận – Các công ước quốc tế về quyền con người

– Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia

Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia

Bản chất Tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát.

Được Nhà nước xác định bằng các quy định pháp luật.

Đặc điểm Áp dụng trên phạm vi quốc tế, được bảo đảm và thực hiện giống nhau, không thay đổi theo thời gian.

Chỉ áp dụng trong lãnh thổ quốc gia, mỗi quốc gia có mỗi quy định riêng về quyền mà công dân được hưởng, có thể thay đổi theo thời gian.

Chủ thể nắm quyền Tất cả con người trên thế giới. Những chủ thể có đầy đủ điều kiện được quy định trong pháp luật mỗi quốc gia.

Thời điểm phát sinh quyền

Từ khi con người được sinh ra. Từ khi chủ thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà mà pháp luật của mỗi quốc gia quy định.

quốc và một số tổ chức liên chính phủ khu vực được thành lập theo các Điều ước quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học luật hiến pháp đề tài quyền con người quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Trang 35 - 38)