QUYỀN ĐƯỢC BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ,

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học luật hiến pháp đề tài quyền con người quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Trang 54 - 58)

DỰ, UY TÍN, NHÂN PHẨM

9.1. Khái niệm:

Quyền này có nghĩa là, công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự, uy tín và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín và nhân phẩm của người khác.

9.2. Nội dung:

Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe:

Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Trong xã hội chúng ta, tính mạng và sức khỏe của con người được bảo đảm an toàn không ai có quyền xâm phạm tới. Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm

tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác dù họ là nam hay nữ, người đã thành niên hoặc chưa thành niên.

Pháp luật nước ta quy định:

Không ai được đánh người đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người làm chết người.

Quyền được bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm:

Không ai được xâm phạm tới danh dự, uy tín và nhân phẩm của người khác. Xâm phạm đến danh dự, uy tín và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.

nhân phẩm của công dân đều vừa trái và đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo pháp luật.

9.3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm qua các bản Hiến pháp của Việt Nam:

Quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền nhân thân cơ bản của con người. Quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị:

+ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948): “Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.” (điều 5); “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.” (điều 12)

+ Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo

hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó.” (điều 7)

- Hiến pháp Việt Nam cũng có những điều khoản quy định về quyền được bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín và nhân phẩm.

+ Hiến pháp năm 1980 đã quy định: “Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.” (Điều 61); “Công dân có quyền tự được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” (Điều 70).

+ Đến Hiến pháp năm 1992 lại tiếp tục ghi nhận quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân tại Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm… Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”

+ Sau đó, Điều 19, 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” (Điều 19); “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.” (khoản 1 Điều 20).

9.4. Ý nghĩa

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người Việt Nam. Việc Hiến pháp và luật quy định quyền này là bước tiến mới trong pháp luật Việt Nam, nhằm xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội. Thông qua quyền này, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được tôn trọng và bảo vệ.

Quyền tự do cơ bản này xuất phát từ mục đích hoạt động của Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học luật hiến pháp đề tài quyền con người quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Trang 54 - 58)