Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là, mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh. Theo đó, công dân có quyền tự mình lựa chọn và quyết định kinh doanh mặt hàng nào, quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, tổ chức theo hình thức nào.
Các trường hợp kinh doanh không cần giấy phép: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. (khoản 2 điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ - CP)
Những trường hợp không được kinh doanh: (điều 17 Luật doanh nghiệp 2020)
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh: (phụ lục 1 Nghị định 59/2016/NĐ - CP)
+ Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
+ Các chất ma túy
+ Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách
+ Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
+ Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
+ Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em
…
10.2. Nội dung:
Công dân có quyền tự do lựa chọn và quyết định:
+ Mặt hàng kinh doanh: hiện nay có rất nhiều mặt hàng để công dân lựa chọn và quyết định kinh doanh
+ Quy mô kinh doanh: tùy vào nguồn vốn mà lựa chọn quy mô nhỏ, vừa, lớn
+ Hình thức kinh doanh: hộ gia đình, công ty tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã…
10.3. Quyền tự do kinh doanh qua các bản Hiến pháp của Việt Nam:
- Tự do kinh doanh là quyền cơ bản của công dân, được thừa nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Tây, nhưng lại không được nhìn nhận đúng đắn ở Việt Nam trong một thời gian dài. Trong hơn 40 năm xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, không chấp nhận kinh tế thị trường, quyền tự do kinh doanh đã bị lãng quên, không được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thậm chí, đã có thời kỳ, Đảng và Nhà nước coi sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, phải ngăn cấm triệt để.
- Tự do kinh doanh là một trong những biểu hiện của các quyền về tự do, dân chủ, biểu hiện của một nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường. Quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng không chỉ là mục tiêu của xã hội văn minh, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội. Từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, Quốc hội đã khẩn trương ban hành các đạo luật ghi
doanh tại Việt Nam); ngày 21/12/1990, Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 (hai đạo luật quan trọng bậc nhất về phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở Việt Nam) được Quốc hội thông qua.
Trong Luật Công ty 1990, khái niệm “kinh doanh” lần đầu tiên được luật hóa, được kế thừa gần như nguyên vẹn trong Luật Doanh nghiệp 2005 (khoản 2 Điều 4) và Luật Doanh nghiệp 2014 (khoản 16, Điều 4): “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
- Hiến pháp 1992, bản hiến pháp đầu tiên của thời kỳ Đổi mới và mở cửa, đã tuyên bố rõ ràng về quyền tự do kinh doanh của công dân tại Điều 57: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đây là một quyền công dân chưa từng được ghi nhận trong các bản hiến pháp trước (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980). Với Hiến pháp 1992, lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh trở thành một quyền hiến định ở Việt Nam, và quyền này tiếp tục được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 ở vị trí trang trọng hơn, với phạm vi rộng mở hơn: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33).
Những điểm mới về Quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013:
Tiêu chí
Hiến pháp 1992
Hiến pháp 2013
Chủ thể quyền tự do kinh doanh
Trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), quyền tự do kinh doanh được quy định ở Điều 57 với nội dung: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
Về mặt hình thức, chỉ có công dân Việt Nam mới có quyền tự do kinh doanh, những chủ thể không phải là công dân Việt Nam thì không có quyền này.
Theo Điều 33 Hiến pháp 2013, “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”
Theo Hiến pháp 2013, quyền tự do kinh doanh được coi là quyền của mọi người, chứ không phải của riêng công dân Việt Nam.
Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”
Trước đây, trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), quyền con người và quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và luật. Việc quy định như vậy đã dẫn tới cách hiểu rằng Nhà nước (thông qua việc ban hành Hiến pháp và pháp luật) là chủ thể sản sinh, ban phát quyền công dân, quyền con người. Cách hiểu như vậy là không phù hợp với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, vốn coi quyền con người là những giá trị tự nhiên của mọi cá nhân mà nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm.
Những quy định nói trên trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã được sửa đổi, bổ sung thành: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1, Điều 14 Hiến pháp 2013). Điều 14 Hiến pháp 2013 có thể được coi như là một nguyên tắc ghi nhận thái độ trân trọng của Nhà nước
Việt Nam đối với quyền con người, quyền công dân. Việc áp dụng nguyên tắc này vào quyền tự do kinh doanh đã dẫn tới hệ quả là “quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp 1992) đã được sửa đổi thành “quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiến pháp 2013).
-> Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, phân tích: “Khi đã coi tự do kinh doanh là quyền con người cơ bản nghĩa là quyền con người trong đó có quyền tự do kinh doanh được Nhà nước không những công nhận, tôn trọng mà phải bảo vệ, bảo đảm. Tức là ở đây việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tự do kinh doanh trước hết thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Còn người dân đương nhiên được hưởng quyền tự do kinh doanh đó.”