QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học luật hiến pháp đề tài quyền con người quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Trang 38 - 45)

7.1. Khái niệm quyền bình đẳng trước pháp luật:

Bình đẳng là gì? Bình là đều nhau, bằng nhau; đằng là thứ bậc. Gộp lại là ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi.

Là những nguyên lý của pháp quyền được thể hiện qua các quy định cụ thể (các quy phạm pháp luật) thiết lập về quyền được đối xử một cách như nhau, công bằng giữa mọi công dân trước pháp luật, theo đó, mọi công dân, nam, nữ, thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

7.2. Một vài đặc điểm về quyền bình đẳng trước pháp luật:

Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người.

Quyền bình đẳng trước pháp luật là sự bao quát gần như toàn bộ các quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dưới vùng “phủ sóng” của pháp luật.

7.3. Tìm hiểu qua các bản Hiến pháp từ trước tới nay về quyền bình đẳng trước pháp luật:

Hiến pháp 1946:

Quyền bình đẳng trước pháp luật ở Việt Nam đã được thể hiện ngay từ Hiến pháp 1946 - một bản Hiến pháp được ca ngợi ở nhiều phương diện trong đó có phương diện bảo vệ quyền con người và quyền bình đẳng trước pháp luật.

Hiến pháp 1959:

Điều 22 Hiến pháp 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều bình đẳng trước pháp luật.”

Hiến pháp 1980:

Điều 55 Hiến pháp 1980 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.”

Kế thừa tư tưởng lập hiến tiến bộ trong đó có những tư tưởng văn minh tiến bộ về quyền con người có từ những năm đầu thế kỷ và đặc biệt là Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1992 tái khẳng định quyền bình đẳng trước pháp luật.

Điều 52 Hiến pháp 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.

Hiến pháp 2013:

Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

Khác với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã thay thế thuật ngữ “mọi công dân” bằng thuật ngữ “mọi người” trong nhiều điều luật quy định về quyền của cá nhân.

+ Điều 5, Điều 14-16 và Điều 17-23 Bộ Luật Dân sự 2005.

Điều 5: “Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.”

Khoản 2 Điều 14: “ Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.”

Điều 16: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.”

Điều 5 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2004.

Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội 1997.

Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu HĐND 2003.

Chương III, V Luật Hôn nhân và gia đình 2000.

Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.

7.4. Các biện pháp thúc đẩy quyền bình đẳng trước pháp luật ở Việt Nam:

Để đưa ra giải pháp thúc đẩy quyền bình đẳng trước pháp luật ở Việt Nam, cách tốt nhất là đi tìm và giải quyết tận gốc nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội trong mọi lĩnh vực đang tồn tại trong xã hội.

Đảm bảo sự bình đẳng trong chính trị:

Sự bình đẳng về chính trị là những cơ hội ngang nhau trong việc tham gia vào sinh hoạt chính trị của quốc gia, trong đó có sự tham gia vào thực hiện quyền lực nhà nước.

Pháp luật phải đảm bảo cho người dân thực hiện quyền bình đẳng trong chính trị bằng việc cải cách chế độ bầu cử, thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, quyền tiếp cận thông tin… Một mặt thúc đẩy quyền bình đẳng về chính trị, một mặt thể hiện quyền bình đẳng trước pháp luật của người dân.

Pháp luật phải chứa đựng các giá trị tự do, bình đẳng:

Các quyền con người muốn trở thành hiện thực phải được thể chế hóa. Tuy nhiên, quyền bình đẳng trước pháp luật có được thực hiện trên thực tế hay không phải xét dưới hai khía cạnh: pháp luật có thừa nhận sự tự do bình đẳng hay không, đồng thời pháp luật phải chứa đựng trong nó các giá trị nhân loại về tự do, bình đẳng. Ở Việt Nam, xét trên cấp độ Hiến pháp, khía cạnh thứ nhất không có gì phải bàn nhiều. Nhưng ở cấp độ thấp hơn, nhất là các văn bản dưới luật, thì việc ghi nhận bảo vệ sự bình đẳng vẫn còn mờ nhạt, thậm

chí là có cả vi phạm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều. Có thể là sự tham gia của người dân trong việc hoạch định chính sách không được quan tâm, thiếu vắng cơ chế giám sát trong thực thi pháp luật… Người ta đang đồn đoán một hiện tượng không bình thường là sự chi phối của các nhóm lợi ích có ưu thế trong xã hội đến việc hoạch định chính sách và ban hành pháp luật, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - không phải theo hướng tích cực mà là tạo sự ra bất bình đẳng. Điều này không phải hoàn toàn vô căn cứ nếu nghiên cứu nội dung và thực tế áp dụng một số loại văn bản pháp luật này. Ví dụ như, cùng thực hiện hoạt động kinh doanh trên thương trường nhưng có doanh nghiệp thua lỗ thì được Nhà nước ra tay cứu bằng nhiều cách hoặc là tái cơ cấu (chứ không cho phá sản), miễn thuế, khoanh nợ thậm chí trả nợ thay…

Đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật là việc giải quyết vấn đề người làm luật đó đứng ở đâu xét trên phương diện lợi ích.

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học luật hiến pháp đề tài quyền con người quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Trang 38 - 45)