QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học luật hiến pháp đề tài quyền con người quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Trang 45 - 54)

Chúng ta đã được nghe nói rất nhiều về quyền tự do ngôn luận, hiểu nôm na có nghĩa là quyền được nói, được tự do phát biểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm hiểu kỹ về quyền tự do ngôn luận và đôi khi vô tình hoặc cố ý sử dụng quyền đó sai mục đích, có khi dẫn đến vi phạm pháp luật.

8.1. Khái niệm, vai trò của quyền tự do ngôn luận

8.1.1. Ngôn luận là gì?

Là phát biểu, bày tỏ ý kiến một cách công khai, rộng rãi về những vấn đề chung như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...

8.1.2. Quyền tự do ngôn luận

Quyền tự do ngôn luận là một quyền của con người. Theo Điều 19 CUQT về các quyền Dân sự và Chính trị quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”.

Về bản chất, tự do ngôn luận chính là quyền của mỗi cá nhân được biểu đạt, thể hiện và trình bày những ý tưởng, quan điểm và chính kiến của mình mà không có bất cứ sự can thiệp, tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện và trái luật.

Về mặt nội hàm, tự do ngôn luận là một quyền đa diện và đa chiều (a multi-faceted right), vốn không chỉ bao gồm quyền biểu đạt, hay được phổ biến, chia sẻ thông tin và ý tưởng mà còn bao gồm ba khía cạnh đặc trưng như: tìm kiếm, tiếp nhận và được phổ biến thông tin và ý tưởng.

8.1.3. Vai trò của quyền tự do ngôn luận:

Quyền tự do ngôn luận là phương tiện để bày tỏ quan điểm, ý kiến, đóng góp qua ngôn ngữ, mà ngôn ngữ chính là phương tiện truyền đạt thông tin cơ bản, dễ hiểu nhất giữa người với người để thể hiện ý chí mà con người hướng tới.

Quyền tự do ngôn luận có liên quan chặt chẽ với các quyền khác, nên nó chính là phương tiện để đạt đến mục đích tự do. Có quyền tự do ngôn luận mới bày tỏ được ý kiến, quan điểm để được ghi nhận và đạt được nguyện vọng, mong muốn được thực hiện, được tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

8.2. Những không gian ngôn luận:

Những không gian để thực hiện quyền tự do ngôn luận thường thấy như: phát biểu trực tiếp, phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí, trang thông tin điện tử), thư từ và đặc biệt là mạng xã hội.

Ngày nay, mạng xã hội xuất hiện như một công cụ để mọi người liên lạc, chia sẻ, tìm hiểu, trao đổi thông tin trong phạm vi ảnh hưởng rộng lớn thông qua các dịch vụ như bày tỏ trên trang cá nhân hướng tới công chúng; diễn đàn; trò chuyện trực tuyến; âm thanh, hình ảnh,… Và chắc hẳn rằng mạng xã hội không hoàn toàn là thế giới giải trí ảo nữa mà đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên chúng ta, nó phản ánh tư tưởng, quan điểm của cá nhân đối với những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và là làn sóng tác động mạnh mẽ đến một vấn đề chung. Mạng xã hội trở thành phương tiện để thực hiện quyền tự do ngôn luận thời nay.

Bởi vì tính chất cộng đồng, có sự tương tác cao và khả năng truyền tải, lưu trữ thông tin khổng lồ khó kiểm duyệt nên sẽ xảy ra trường hợp lạm dụng quyền con người để gây hại (Như: xúc phạm, xuyên tạc, gây ảnh hưởng đến an ninh, đạo đức, lợi ích cộng đồng). Chính vì vậy, cần nhìn nhận đúng đắn về cách thức sử dụng quyền một cách đúng đắn.

8.3. Một vài đặc điểm về quyền tự do ngôn luận:

Quyền tự do ngôn luận là quyền con người trong khuôn khổ pháp luật.

Quyền tự do ngôn luận là một nhu cầu thiết yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của con người trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tự do ngôn luận là nền tảng để thực hiện nhiều quyền con người khác (Ví dụ: phải được nói lên để được thực hiện quyền tự do hội họp, lập hội; phải được bày tỏ quan điểm, ý kiến để thực hiện quyền ứng cử, bầu cử,…). Chính vì vậy, tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người không phân biệt văn hóa, chính trị, tôn giáo, dân tộc, …hay bất kỳ yếu tố nào khác; nó có mối quan hệ chặt chẽ với các quyền con người khác, (Ví dụ: Quyền tự do ngôn luận phải được đảm bảo trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội, quyền bất khả xâm phạm về đời tư và nhân thân,…Ngoài ra, để quyền tự do ngôn luận được thực hiện cần phải dựa trên sự tồn tại của những quyền khác như quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do và an ninh cá nhân,…)

lẽ đó quyền tự do ngôn luận sẽ bị hạn chế để tránh tính chất gây hại cho xã hội, đe dọa đến chính trị, bất kỳ người nào khi thực hiện quyền cũng phải tuân thủ quy định pháp luật. (ví dụ như việc ta không thể tùy tiện phát ngôn về những vấn đề nhạy cảm như chính trị hay như thời kì dịch covid của 2 năm trước thì ta không được tùy tiện tung tin về việc người này người kia, vùng này vùng kia có nhiều người mắc covid nếu chưa có đầy đủ thông tin để tránh việc gây ra bất ổn xã hội, mọi người lo lắng.)

Quyền tự do ngôn luận dễ bị lạm dụng:

Nước ta ngày càng chú trọng phát triển những quy định bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận. Bên cạnh đó, vai trò và sự ảnh hưởng của dư luận ảnh hưởng mạnh mẽ và đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn cho con người, nên một bộ phận không nhỏ đang lợi dụng sự tự do ngôn luận hướng tới những mục đích gây hại như phỉ báng, xâm phạm quyền lợi người khác, …. Đặc biệt, sinh viên là độ tuối tiếp cận thông tin quá nhiều trên mạng xã hội bao gồm cả những thông tin không qua kiểm kê chọn lọc, tính cách nhiệt tình và ưa đáp trả nên có thể vô ý hoặc cố ý có những phát ngôn gây tổn hại đển quyền lợi của người khác và cả bản thân.

8.4. Tìm hiểu qua các bản Hiến pháp từ trước tới nay về quyền tự do ngôn luận:

Hiến pháp 1946:

Điều 10 Hiến pháp 1946 quy định:

“Công dân Việt Nam có quyền:

Tự do ngôn luận

Tự do xuất bản

Tự do tổ chức và hội họp

Hiến pháp 1959:

Điều 25 Hiến pháp 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”

Hiến pháp 1980:

Điều 67 Hiến pháp 1980 quy định:

“Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.

Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.

Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.”

Hiến pháp 1992:

Điều 69 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Hiến pháp 2013:

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn học luật hiến pháp đề tài quyền con người quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Trang 45 - 54)