6. Kết cấu luận văn
1.2. Quản lý tài chính trong các doanh nghiệp
1.2.3. Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1. Quản lý nguồn lực tài chính – nguồn vốn của doanh nghiệp
Bất kể một doanh nghiệp nào cũng phải có một nguồn vốn nhất định. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp đó từ đâu mà có và doanh nghiệp phải có
những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản đó. Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và tài sản.
a. Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ban đầu do chủ doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc lợi nhuận thu được do hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn sử dụng dài hạn và không cam kết phải thanh toán chính là đặc điểm của nguồn vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh sản xuất, vì vậy nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu) chính là vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, vốn chủ sở hữu là vốn được tính bằng tổng tài sản trừ đi nợ phải trả của doanh nghiệp (Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả).
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Là vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu; cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu); các khoản được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh sản xuất và từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu; các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu,...
Thặng dư vốn cổ phần
Là tổng giá trị chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu. Là toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào doanh nghiệp như vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước); vốn góp của các cổ đông (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh, vốn góp của các thành viên hợp danh, vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân, ...
Vốn khác của chủ sở hữu là vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của DN,
hoặc được tặng, biếu, viện trợ….
Cổ phiếu quỹ
- Là giá trị thực tế mua lại số cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành sau đó được mua lại bởi chính công ty cổ phần đó làm cổ phiếu ngân quỹ.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của vật tư, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cổ định so với giá đánh giá lại được thể hiện trong biên bản đánh giá lại của vật tư, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cổ định.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá
trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước khi đi vào hoạt động).
- Quỹ đầu tư phát triển: là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
- Quỹ dự phòng tài chính: là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng để bù đắp khi doanh nghiệp gặp rũi ro về tài chính.
- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: là quỹ được hình thành từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào vi ệc khen thưởng hoặc các mục đích khác phục vụ công tác điều hành của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: phản ánh tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: là nguồn vốn được hình thành do ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng sản xuất, kinh doanh, mua sắm tài sản cố định để đổi mới công nghệ sữ sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị.
- Nguồn kinh phí và các quỹ khác: bao gồm nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
b. Nợ phải trả
Theo Từ điển Kinh tế học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nợ phải trả (account payable) là số tiền nợ các cá nhân hay công ty khác, khi họ đã bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán vì đã mua chúng dưới hình thức tín dụng thương mại.
Các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp gồm: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn:
Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường.
Nợ ngắn hạn gồm các khoản: - Vay ngắn hạn;
- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; - Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;
- Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu; - Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;
- Các khoản chi phí phải trả;
- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; - Các khoản phải trả ngắn hạn khác.
Nợ dài hạn:
Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm. Nợ dài hạn gồm các khoản:
- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển; - Nợ dài hạn phải trả;
- Trái phiếu phát hành;
- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; - Dự phòng phải trả.
1.2.3.2. Quản lý phân bổ và sử dụng vốn doanh nghiệp
a. Quản lý phân bổ và sử dụng vốn trong nội bộ doanh nghiệp:
Quản lý tài sản doanh nghiệp là quá trình xử lý và cho phép các hệ thống thông tin để hỗ trợ quản lý tài sản của tổ chức, gồm tài sản vật chất hay “hữu hình” và phi vật chất hay “vô hình”. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành hai phân loại gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.
* Quản lý tài sản lưu động trong doanh nghiệp
Tài sản lưu động đóng vai trò quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải quan tâm tới việc quản lý và sử dụng TSLĐ sai cho có hiệu quả. Quản lý TSLĐ là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp duy trì một khối lượng các TSLĐ với cơ cấu hợp lý để nâng cao hiệu quả SXKD.
Quản lý TSLĐ được phân loại thành các dạng quản lý sau: (1) Quản lý dự trữ tồn kho;
(2) Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao; (3) Quản lý các khoản phải thu.
* Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiểu chuẩn là tài sản cố định, Tài sản cố định là tài sản có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Nguyên giá của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị theo quy định hiện hành (từ 30 triệu đồng trở lên).
Quản lý tài sản cố định bao gồm:
(1) Khấu hao tài sản cố định và quản lý quỹ khấu hao; (2) Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp.
b. Quản lý vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản để đầy tư ra ngoài doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và đảm bảo nhiệm vụ thu nộp Ngân sách nhà nước; việc đầu tư phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật và Nhà nước. Các hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp gồm: góp vốn liên doanh, góp cổ phần, mua cổ phiếu và các hình thức đầu tư khác...
Doanh nghiệp Nhà nước được phép đưa vốn và tài sản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
c. Bảo toàn và phát triển vốn
Bảo toàn và phát triển vốn là nghĩa vụ của doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của Nhà nước về vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Để đạt hiệu quả phát triển vốn, một số biện pháp bảo toàn vốn thường được áp dụng là:
Thứ nhất, thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các quy
định của Nhà nước.
Thứ hai, thực hiện việc mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng
của doanh nghiệp. Chi phí mua bảo hiểm sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh;
Thứ ba, doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán vào chi phí kinh doanh, chi
phí hoạt động khác một số khoản dự phòng theo quy định như: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản nợ thu khó đòi, dự phòng giảm giá c ác loại chứng khoán trong hoạt động tài chính... Việc lập và sử dụng các khoản dự phòng nói trên thực hiện theo quy định hiện hành. Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp được dùng lãi năm sau (trước thuế hoặc sau thuế) để bù lỗ các năm trước, được hạch toán một số thiệt hại (thiên tai, dịch bệnh,...) vào chi phí hoặc kết quả kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
1.2.3.3. Quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp
a. Quản lý doanh thu của doanh nghiệp * Doanh thu
Theo định nghĩa của Hiệp hội Kế toán Thế giới và Hiệp hội Kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cho rằng: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu” ( Bộ Tài chính,2001).
Doanh thu của doanh nghiệp là khoản thu được khi tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, mua bán hàng hóa, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của
doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng (Doanh thu = Giá bán x Sản lượng ).
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động: - Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính; - Doanh thu từ hoạt động tài chính;
- Doanh thu từ hoạt động bất thường.
Doanh thu là số tiền thu được giúp doanh nghiệp có thể chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ như chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước.
Doanh thu không chỉ là một khoản giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp mà còn là nguồn vốn sẵn giúp doanh nghiệp tránh phải các khoản vay ngân hang khi gặp khó khăn.
Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động khác nhau.
Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ việc cung cấp dịch vụ, bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động nội bộ hay doanh thu bất thường. Trong đó:
– Doanh thu từ cung cấp dịch vụ bán hàng
Là tất cả lợi nhuận sẽ thu được hoặc thu được từ việc mua bán hàng hóa, bao gồm cả khoản thu chính và phụ thu (nếu có).
– Doanh thu nội bộ
Là tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc một công ty hay tập đoàn.
– Doanh thu hoạt động tài chính: Thu nhập từ cho thuê tài sản.
Tiền lãi: trả góp, đầu tư trái phiếu, lãi cho vay, lãi tiền gửi,… Chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn, bán ngoại tệ.
Giao dịch chứng khoán.
Cho thuê hoặc chuyển nhượng lại cơ sở hạ tầng. – Doanh thu bất thường
Là khoản tiền từ các hoạt động không xảy ra thường xuyên như: bán vật tư hàng hóa dư thừa, dụng cụ đã phân bổ hết, các khoản phải trả nhưng không cần trả, thanh lý tài sản,…
Doanh thu bao gồm:
– Doanh thu bán hàng: Là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư.
– Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là doanh thu thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động…
– Doanh thu bán hàng nội bộ: Là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giũa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.
– Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm:
– Chiết khấu thương mại: Là khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng).
– Hàng bán bị trả lại: Là giá trị số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
– Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh, là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định hợp đồng kinh tế.
Ngoài ra tùy theo từng doanh nghiệp cụ thể mà doanh thu có thể phân chia theo mặt hàng tiêu thụ, theo nơi tiêu thụ, theo số lượng tiêu th ụ (doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ)…
Doanh thu từ hoạt động tài chính: là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại. Doanh thu hoạt động tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu t ư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán, lãi do bán ngoại tệ), thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về chuyển nhượng vốn, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản doanh thu khác (doanh thu
nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất).
Doanh thu tài chính bao gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;. . .
- Cổ tức lợi nhuận được chia;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;