.5 Tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn của PVC giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 75 - 78)

STT Chỉ tiêu

1 Tỷ trọng vốn vay/tổng

nguồn vốn

Tỷ trọng vốn tín dụng

2 thương mại/tổng nguồn

vốn

3 Tỷ trọng vốn chủ sở

hữu/tổng nguồn vốn

4 Tỷ trọng nguồn vốn

khác/tổng nguồn vốn

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC) Qua bảng trên ta thấy, cơ

cấu nguồn vốn của PVC không có sự thay đổi lớn qua các năm; tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm từ năm 2019. Vốn vay của PVC bao gồm các khoản vay và trả nợ thuê tài chính ngắn hạn, chi phí phải trả dài hạn và phải trả dài hạn khác. Vốn tín dụng thương m ại của PVC bao gồm các khoản phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả ngắn hạn khác. Vốn tín dụng thương mại tăng dần lên qua các năm. Điều đó cho thấy Tổng công ty đang chiếm dụng phần vốn tín dụng của khách hàng là rất lớn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm từ 12,60% năm 2018 xuống còn 7,29% năm 2020, đó là do trong khoảng thời gian năm 2018-2020, PVC hoạt động thua lỗ với tổng số lỗ lũy kế giữa năm 2017-2018 là 3377,26 tỷ đồng, năm 2018-2019 là 3559,90 tỷ đồng và đến năm 2019-2020 tăng là 3559,90 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn gần 400 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu là 4.000 tỷ đồng.

2.2.2. Quản lý phân bổ và sử dụng vốn c ủa Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầ u khí Việt Nam

Bất kể một doanh nghiệp nào cũng phải có một nguồn vốn nhất định. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp đó từ đâu mà có và doanh nghiệp phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản đó. Việc quản lý phân bổ, sử dụng nguồn vốn hiệu quả đối với các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam nói riêng là một bước vô cùng quan trọng. Chính phủ cho phép PVC thực hiện đầu tư đa ngành nghề ngoài lĩnh vực xây lắp công trình chuyên ngành dầu khí từ góp vốn liên doanh, đầu tư vào lĩnh vực tài chính đến đầu tư kinh doanh lĩnh vực khác trong giai đoạn hội nhập kinh tế, thực hiện chủ trương nâng cao tính tự chủ của công ty cổ phần nhằm khuyến khích loại hình kinh doanh kinh tế nhà nước phát triển được giữ vai trò chủ đạo.

Từ đó, đối với quản lý nguồn vốn và tài sản, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh xây lắp công trình chuyên ngành dầu khí và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xây lắp theo quy định của pháp luật, PVC có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ số vốn và tài sản do chủ sở hữu đầu tư và các nguồn vốn hoạt động hợp pháp khác .

Theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp, công ty cổ phần, việc đầu tư, xây dựng, mua sắm và khấu hao tài sản cố định, thế chấp, cho thuê, cầm cố tài sản, chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, chênh lệch tỷ giá, quản lý hàng hóa tồn kho, kiểm kê, đánh giá lại tài sản của Tổng công ty được thực hiện.

* Nội dung quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w