STT Chỉ tiêu
1 Đầu tư xây dựng dở
dang dài hạn
2 Đầu tư vào công ty
con
3 Đầu tư vào công ty
liên doanh, liên kết
4 Đầu tư vào đơn vị
khác
5 Chi phí trả trước dài
hạn
Tổng cộng
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC) Qua bảng số liệu thống
kê trên cho thấy mức chi cho đầu tư xây dựng dở dang dài hạn (bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang) chỉ bằng 5,89% trên tổng mức chi cho các khoản đầu tư tương đương gần 170 tỷ qua các năm từ 2018 đến 2020, cho thấy quá trình hoạt động SXKD mà không chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ bản.
Tổng mức chi đầu tư tài chính bao gồm chi đầu tư vào công ty con. công ty liên doanh, liên kết và đầu tư và các đơn vị khác luôn chiếm tỷ trọng cao đều trên 90% tổng mức chi cho các khoản đầu tư tương đương 2.900 tỷ đồng qua các năm 2018-2020. Năm 2018, Tổng công ty đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Nha Trang với giá gốc là 48,7 tỷ đồng khiến cho vốn đầu tư vào các đơn
phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam theo kế hoạch Tái cơ cấu Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam và Nghị quyết số 6977/NQ-XLDK ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty về việc thoái vốn góp của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Hợp đồng mua bán cổ phần số 01/2020/PVC ngày 15 tháng 01 năm 2020 giữa Tổng công ty và Công ty TNHH Đầu tư Nhan gia, giá chuyển nhượng là 894 VNĐ/cổ phần, Tổng công ty ghi nhận một khoản lỗ từ việc thanh lý Công ty con với số tiền là 186,7 tỷ VNĐ.
Chi phí trả trước dài hạn của năm 2020 cũng đã giảm đi so với năm 2018 là 0,51% tương đương với 17,19% tỷ đồng do chi phí trả trước về thuê văn phòng và chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng của Tổng công ty được cắt giảm.
2.2.3. Quản lý doanh thu và chi phí của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
* Chính sách, quy định quản lý được thực thi
Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng cao cấp, công nghiệp dầu khí, đầu tư và kinh doanh bất động sản là những hoạt động kinh doanh có tính đặc thù thuộc ngành dịch vụ, xây dựng.
Chính sách, quy định quản lý doanh thu và chi phí của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được thực hiện theo:
Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 về hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước và doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Thông tư 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
2.2.3.1. Quản lý doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Doanh thu của Tổ ng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bao gồm doanh thu thuần từ hoạt động xây lắp (hoạt động SXKD chính của PVC), doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác; trong đó doanh thu thuần từ hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng lớn hơn cả.
Doanh thu để xác định tính thuế được xác định theo luật thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
Doanh thu trong các trường hợp còn lại được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.