Di động về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh trì, Hà Nội (Trang 61 - 68)

8. Khung lý thuyết

2.2. Thực trạng di động xã hội trong công nhân trong quá trình phát

2.2.2. Di động về việc làm

Với chất lượng lao động như đã phân tích ở trên, tác giả tiếp tục phân tích tình trạng việc làm của lao động nông thôn di cư vào các trên địa bàn nghiên cứu. Để nắm bắt được thực trạng di động về việc làm của công nhân, tác giả phân tích kết quả khảo sát mô tả tình trạng công việc của họ tại nơi làm việc hiện nay thông qua viển đồ 2.9 dưới đây. Các biến dùng để nhận định tình trạng làm việc của công nhân khu công nghiệp gồm “công nhân phổ thông”, “công nhân kỹ thuật”, “Tổ trưởng/đội trưởng đội sản xuất”, “công nhân và sắp nghỉ hưu”, “công nhân đang có ý định chuyển việc không làm công nhân nữa” và “khác – dành cho nhóm đối tượng từ chối cung cấp thông tin”. Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.9. Tình trạng công việc hiện nay của công nhân (%)

Kết quả của Biểu đồ 2.9 thể hiện cơ cấu công việc của công nhân được khảo sát tại khu công nghiệp cụ thể: có 60.2% người được khảo sát, trả lời "Tại nơi làm việc, tôi là công nhân phổ thông", 25.9% người được khảo sát, trả lời "Tại nơi làm việc, tôi là một công nhân kỹ thuật" và 9.3% người được khảo sát, trả lời "Tại nơi làm việc, tôi làm tổ trưởng/ đội trưởng sản xuất". Đồng thời, cũng có 1.9% người được khảo sát, trả lời "Tôi là một công nhân và đang có ý định chuyển việc, không làm công nhân nữa".

Xét về khía cạnh di động xã hội, biểu đồ cho thấy tại KCN có những nhân viên muốn di động về công việc tuy nhiên chỉ có 1.9% của mẫu khảo sát do vậy có thể khẳng định có sự di động về việc làm mà cụ thể ở đây là dịch chuyển ngang sang ngành nghề khác của công nhân khu công nghiệp tuy nhiên số lượng nhỏ, không thể trở thành xu hướng dịch chuyển về việc làm.

Nhằm xác định tính chất công việc của công nhân KCN theo vị trí, chuyên môn tay nghề, tác giả đưa ra 7 nhóm công việc để tiến hành khảo sát gồm “kỹ thuật viên chuyên nghiệp”, “công nhân làm việc trái ngành nghề được đào tạo ban đầu”, “công nhân có kỹ năng nghề”, “công nhân vận hành máy”, “công nhân trong dây chuyền sản xuất”, “lao động phổ thông” và các nhóm ngành nghề khác.

Bảng 2.1. Công việc được tuyển dụng của công nhân khu công nghiệp

Công việc

Thành phần người lao động Nhập cư phương Tại địa Tổng

N % N % N %

Kỹ thuật viên chuyên nghiệp 3 11.5 23 88.5 26 100 Quản lý – hành chính 2 13.3 13 86.7 15 100 Công nhân vận chuyển, hậu cần sản xuất 13 44.8 16 55.2 29 100 Công nhân vận hành máy 20 87.0 3 13.0 23 100 Công nhân trong dây chuyền sản xuất 44 65.7 23 34.3 67 100 Lao động phổ thông không xác định việc cụ thể 12 46.2 14 53.8 26 100 Khác 2 14.3 12 85.7 14 100 Tổng 96 48.0 104 52.0 200 100

Bảng 2.1 thể hiện kết quả khảo sát phân bổ nhân sự theo thành phần lao động của đề tài như sau: Đối với ngành nghề kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tỉ lệ lao động tại địa phương là 88.5% trong khi lao động nhập cư được tuyển dụng chỉ chiếm 11.5%. Lao động được tuyển dụng làm quản lý là người tại địa phương cũng chiếm 86.7% so với 13.3% của lao động nhập cư. Về vị trí công nhân vận chuyển,, hậu cần sản xuất có tỷ lệ tương đồng nhau (44.8% và 55.2%). Vị trí công nhân vận hành máy có sự khác biệt khi có đến 87% công nhân tại bộ phận này là lao động nhập cư trong khi số lao động tại địa phương chỉ chiếm 13%. Vị trí công nhân trong đây chuyên sản xuất của lao động nhập cư cao hơn gần gấp 2 lần số lượng công nhân so với nhóm công nhân sở tại (65.7% và 34.3%). Ở cả 2 nhóm lao động nhập cư và sở tại đều có số lao động phổ thông không xác định việc cụ thể tương đồng nhau (46.2% và 53.8%), điều này thể hiện không có sự phân biệt khi tuyển dụng lao động phổ thông đối với lao động tại địa phương và lao động ngoại tỉnh ở KCN. Ngoài ra ở nhóm đối tượng khác, tỉ lệ lao động tại địa phương được ưu tiên lựa chọn hơn khi có tới 85.7% lao động ở những vị trí chưa được liệt kê là người tại địa phương.

Có thể nhận thấy việc phân bổ công việc đối với nhóm lao động sở tại khá đồng đều so với nhóm lao động nhập cư. Nhóm lao động nhập cư được tuyển dụng nhiều vào công tác “đứng dây chuyền sản xuất”, “vận hành máy” trong khi nhóm công tác về “kỹ thuật chuyên nghiệp”, “quản lý” thì lại rất ít. Nhóm lao động sở tại thì được tuyển dụng nhiều ở vị trí “kỹ thuật viên chuyên nghiệp”, “vận chuyển hậu cần sản xuất”, “quản lý” và “nhóm công việc khác”; nhưng lại được tuyển dụng rất ít vào vị trí “vận hành máy.

Với những số liệu trên, có thế thấy rằng việc di động công việc theo chiều ngang giữa lao động địa phương và lao động nhập cư có điều kiện xảy ra ở vị trí “Công nhân vận chuyển, hậu cần sản xuất” và “lao động phổ thông không xác định việc cụ thể” cao hơn các vị trí khác.

Việc thực hiện chủ trương dịch chuyển các KCN về những vùng nông thôn để thu hút lực lượng lao động sở tại vào làm việc, giải quyết nhu cầu

việc làm của địa phương, đồng thời có tác động làm giảm tốc độ di cư nông thôn – đô thị, giảm áp lực về dân số, nhà ở, cơ sở hạ tầng đối với khu vực đô thị nếu nhìn dưới góc độ hỗ trợ tay nghề, việc làm cho người lao động sở tại sẽ được đánh giá qua nhu cầu về nguồn lao động đã qua đào tạo của doanh nghiệp. Để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả tiến hành khảo sát tình trạng đào tạo tay nghề và nhu cầu tuyển dụng nhân viên có tay nghề của doanh nghiệp để xác định về việc thúc đẩy chuyển dịch lao động này.

Biểu đồ 2.10. Công tác đào tạo nghề của người lao động trước và sau khi

được tuyển dụng vào làm việc ở khu công nghiệp (%)

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.10 cho ta thấy 28.5% lao động được tuyển dụng đã qua đào tào, 8.5% lao động đã làm nghề này ở công ty khác, 18.5% không có tay nghề trước khi được tuyển dụng, 43% được tuyển dụng rồi mới được công ty đào tạo nghề và 1.5% lựa chọn phương án khác. Như vậy nếu gộp 2 yếu tố lại ta có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề của

doanh nghiệp là khoảng 37% trong khi đó doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng 61.5% số lao động của đơn vị mà không qua đào tạo trước đó để đào tạo và làm việc tại đơn vị. Như vậy, đây là cơ hội khá lớn cho việc dịch chuyển lao động giữa lao động không có tay nghề vào làm việc ở các công ty trong KCN.

Bảng 2.2. Tương quan giữa công tác đào tạo nghề của lao động và thành phần lao động làm việc tại các khu công nghiệp

Trình độ tay nghề

Thành phần người lao động

Nhập cư phương Tại địa Tổng

N % N % N %

Đã qua 1 khóa đào tạo nghề 17 29.8 40 70.2 57 100

Đã làm nghề này tại công ty khác 4 23.5 13 76.5 17 100

Không có tay nghề 21 56.8 16 43.2 37 100

Được công ty tuyển dụng cho học nghề 51 59.3 35 40.7 86 100

Tổng 94 48.0 104 52.0 200 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Bảng 2.2 cho ta thấy trong nhóm lao động đã qua 1 khóa đào tạo nghề thì lao động tại địa phương sẽ được ưu tiên tuyển dụng hơn với 70.2% so với lao động nhập cư là 29.8%. Tương tự nhóm lao động đã có kinh nhiệm về nghề này tại công ty khác cũng được nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn lao động tại địa phương với 76.5%. Nhóm lao động không có tay nghề và nhóm tuyển dụng được cho học nghề được nhà tuyển dụng ưu tiên chọn đối với nhóm lao động nhập cư tuy nhiên lại không có sự ưu tiên như 2 nhóm kể trên mà chỉ dừng lại ở mức chênh lệch dưới 20%.

So sánh kết quả biểu đồ 2.10 và bảng 2.2, tác giả có thể kết luận rằng doanh nghiệp có sự ưu tiên khi tuyển dụng lao động đặc biệt là nhóm lao động tại địa phương nếu đã có tay nghề, kinh nhiệm khi mà mức ưu tiên chênh lệch đến hơn 2 lần so với nhóm lao động nhập cư. Tuy nhiên nhóm lao

động không có tay nghề cũng được nhà tuyển dụng lưu ý, ưu tiên trong tuyển dụng đối với nhóm lao động nhập cư tuy nhiên chỉ ở mức thấp.

Thực trạng người lao động tiếp cận công việc sau khi di động việc làm theo chiều ngang trong các doanh nghiệp còn được phản ánh ở kết quả phỏng vấn trực tiếp một số công nhân đang làm việc ở các KCN, CCN được khảo sát.

Hộp 2.1. Thực trạng tiếp cận công việc sau di động

"Dù là nông dân, lao động phổ thông hay sinh viên đại học,... khi được tuyển vào làm việc tại đây nếu đều đứng trong các dây chuyền hết. Ai nhanh thì chỉ cần được hướng dẫn vài ngày là làm được, cứ người trước hướng dẫn người sau. Các ông chủ cứ nói là phải đào tạo lại chứ thực chất là cầm tay chỉ việc thôi. (Nam, 32 tuổi, công nhân chế biến thực phẩm)

Như vậy xét về điều kiện di động ngang, nhóm lao động nhập cư có thể dễ dàng xin việc tại các KCN hơn so với nhóm lao động tại địa phương đối với những công việc không yêu cầu tay nghề hoặc chấp nhận mất thêm thời gian học nghề. Nhóm lao động tại địa phương sẽ có lợi thế hơn nhóm lao động nhập cư khi tham gia tuyển dụng, di động ngang sang công ty khác trong KCN nếu đã có kinh nhiệm trong nghề.

Để đánh giá tỉ lệ phân chia giới tính trong các loại hình lao động, tác giả tiến hành thống kê lao động của công nhân KCN theo giới tính, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Loại hình lao động của công nhân KCN phân theo giới (%)

Loại lao động Tổng

Giới

Nam Nữ

N % N % N %

Kỹ thuật viên chuyên nghiệp 26 13 18 19.8 8 7.3

Quản lý – hành chính 15 7.5 7 7.7 8 7.3

Công nhân vận chuyển, hậu

cần sản xuất 29 14.5 17 18.7 12 11.0

Công nhân vận hành máy 23 11.5 19 20.9 4 3.7

Công nhân trong dây chuyền

sản xuất 67 33.5 13 14.3 54 49.5

Lao động phổ thông không

xác định việc cụ thể 26 13 14 15.4 12 11.0

Khác 14 7 3 3.3 11 10.1

Total 200 100 91 100.0 109 100.

0

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài.

Kết quả khảo sát mẫu cho thấy, đối với lao động là nam giới, tỉ lệ phân chia lao động từ nhiều đến ít như sau: Công nhân vận hành máy (20.9%), kỹ thuật viên chuyên nghiệp (19.8%); công nhân vận chuyển, hậu cần (18.7%), lao động phổ thông (15.4%) công nhân trong dây chuyền sản xuất (14.3%), quản lý (7.5%) và các công việc khác (3%). Đối với lao động là nữ giới, tỉ lệ phân chia lao động từ nhiều đến ít như sau: Công nhân trong dây chuyền sản xuất(49.5%); Công nhân vận chuyển, hậu cần sản xuất (11%); Lao động phổ thông không xác định việc cụ thể (11%), lao động khác (10.1%), quản lý (7.3%) và công nhân vận hành máy (36.7%). Nhìn vào số liệu trên, có thể thấy có sự khác biệt trong phân công lao động giữa nam giới và nữ giới tại

các KCN. Các công việc có tỉ lệ nam giới cao thường tập trung vào những nhóm ngành yêu cầu trình độ tay nghề trong khi lao động nữ thường tập trung ở nhóm công việc trong các dây chuyền sản xuất.

Trong khi đó, khi hỏi về nghề nghiệp của mình thì trong tổng số công nhân được khảo sát có tới 79.5% người tự nhận là công nhân phổ thông và chỉ có 20.5% người được khảo sát tự nhận mình là công nhân kỹ thuật, có nghiệp vụ chuyên môn và có tham gia quản lý.

Do vậy, nếu xét về góc độ dịch chuyển công việc thì những lao động nữ sẽ dễ dịch chuyển công việc sang nhóm công nhân trong dây chuyền sản xuất hơn các nhóm công việc khác. Loại lao động khó dịch chuyển nhất đối với lao động nữ là công nhân vận hành máy (3.7%) và công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp, cán bộ quản lý (chiếm 7.3%).

Đối với lao động nam, công nhân nam sẽ dễ dịch chuyển công việc sang nhóm công nhân vận hành máy, kỹ thuật chuyên nghiệp, vận chuyển hậu cần (từ 18.7% đến 20.9%). Khả năng chuyển đổi sang các nhóm công việc khác thấp hơn dưới 15%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh trì, Hà Nội (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)