Công tác quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh trì, Hà Nội (Trang 89 - 91)

8. Khung lý thuyết

3.1. Một số yếu tố tác động đến di động xã hội của công nhân trong

3.1.2. Công tác quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong khu công

khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Những năm qua, các KCN, CCN tại địa bàn huyện Thanh Trì đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội của địa phương. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa… Tuy nhiên, quá trình phát triển các KCN, CCN diễn ra cùng với sự mở rộng không ngừng về số lượng các doanh nghiệp, khiến cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong khu công nghiệp tăng nhanh, nhưng khả

năng đáp ứng về nhu cầu chất lượng nhân lực cho các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế….

Quản lý nguồn nhân lực trong cụm công nghiệp hiện nay đang là vấn đề “nóng” đặt ra cho chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; nhà đầu tư các nước, cơ quan quản lý… Các KCN, CCN tại huyện Thanh Trì đang để lộ điểm yếu về quản lý nguồn nhân lực, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường khi có vấn đề phát sinh. Việc quản lý nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tinh thần và năng suất lao động nên đây là một chuỗi các hoạt động liên tiếp, ảnh hưởng qua lại với nhau, tạo nên sự di động xã hội trong đối tượng công nhân.

Hiện nay, nhu cầu lao động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, may mặc, …tại Thanh Trì rất lớn. Đặc biệt, lao động thuộc các ngành kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, cơ khí, điện, thợ thủ công lành nghề… thường xuyên xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, dẫn tới việc dịch chuyển việc làm diễn ra dễ dàng. Mặc dù thiếu hụt lượng lớn lao động có chất lượng cao, nhưng không phải ai cũng dễ dàng đáp ứng yêu cầu tìm kiếm việc làm. Nguyên nhân chủ yếu là để đảm bảo an toàn trong sản xuất, phòng chống dịch COVID - 19, các công ty đều yêu cầu công nhân phải test nhanh COVID - 19 trước khi vào công ty, bắt buộc phải lưu trú tại công ty ít nhất 7 ngày và test PCR có kết quả âm tính mới đủ điều kiện làm việc. Công nhân có thể đi, về với điều kiện đã tiêm 2 mũi vắc xin hoặc 1 mũi đủ 14 ngày, nếu không phải thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Đây là những điều kiện đang làm khó nhiều lao động, dẫn tới mặc dù có cơ chế thoáng để thu hút lao động chất lượng cao tuy nhiên việc di động xã hội về việc làm tại địa phương còn hạn chế.

Ngoài ra, để thu hút, giữ chân lao động, các DN đều cam kết thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, ưu đãi thêm tiền thưởng, lễ, tết, hoặc hỗ trợ tiền nhà ở cho công nhân, có xe đưa đón công nhân ở xa… Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế thì thu nhập của người lao động vẫn chưa được cải thiện so với thời điểm trước khi xảy ra

dịch, nhất là lao động phổ thông chỉ đạt từ 5-8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động tại địa phương phần lớn không yêu cầu tay nghề cao. Do đó, mức lương khởi điểm khi bắt đầu công việc chưa thể bảo đảm cuộc sống cho người lao động và những người phụ thuộc.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa có các chính sách chăm lo tốt cho người lao động để yên tâm làm việc, việc làm của người lao động không ổn định nên sẽ gặp khó khăn khi giữ chân hoặc thu hút công nhân gia nhập doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh trì, Hà Nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)