Di động về các mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh trì, Hà Nội (Trang 76 - 82)

8. Khung lý thuyết

2.2. Thực trạng di động xã hội trong công nhân trong quá trình phát

2.2.4. Di động về các mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc

Về điều kiện làm việc, môi trường làm việc: "Với công việc hiện tại, Ông/ Bà có khả năng sắp xếp lịch thời gian làm việc theo kiểu nào? Thì có tới 80% người được khảo sát, trả lời "Tôi không thể chủ động thay đổi thời gian bắt đầu và kết thúc công việc" và 83.5% người được khảo sát, trả lời " Tôi không thể chủ động quyết định về thời gian làm việc".

Hộp 2.3. Chủ động đăng ký trực ca

.... nói chung là lúc này tăng ca thôi, không có nhất định, có lúc

tăng ca khi có hàng hóa á, có khi ngày 6 h đến 7h tối, có khi 7h sáng đến 7h tối cũng có, có khi 8h tối đến 6 h sáng cũng có. Nói chung là không có nhất định. (Nữ, 28 tuổi, Tổ trưởng công ty sản xuất dây điện xe hơi).

Điều đó có nghĩa công việc của họ phụ thuộc hoàn toàn vào người sử dụng lao động. Để đảm bảo đúng thời hạn giao nộp sản phẩm theo hợp đồng sản xuất, thời gian công nhân làm việc hàng ngày thường vượt quá qui định của Luật lao động.

Mặt khác, theo kết quả khảo sát của đề tài cũng có tới 94.5% người được khảo sát, trả lời " Tôi có thể nghỉ làm việc một ngày khi tôi cần" vì nếu họ nghỉ đã có rất nhiều công nhân sẵn sàng tăng ca làm việc để tăng thu nhập, có tiền gửi về phụ giúp gia đình.

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thu nhập trung bình của công nhân quý IV/2020 là 7,4 triệu đồng mỗi tháng, trong đó lương 5,22 triệu; làm thêm 934.000 đồng; thưởng, chuyên cần 2,1 triệu đồng do đó người lao động thường xuyên làm tăng ca để tăng thu nhập. Luật Lao động Việt Nam quy định công nhân làm việc không quá 8h/ngày, không quá 48h/tuần, nhưng trên thực tế,... các doanh nghiệp ngành dệt may có số lượng lao động làm việc vượt thời gian quy định bình quân mỗi người trên 200h/năm. Công nhân ngành thủy sản và da giầy cũng có cường độ làm việc từ 8-12h/ngày. Cường độ làm việc cao trong khi thu nhập chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu....

Tác giả đã khảo sát để nắm được tâm tư nguyện vọng, mong muốn của công nhân trong bối cảnh đa số họ xuất thân từ nông thôn, quen với điều kiện làm việc khá linh hoạt, giúp họ điều chỉnh để thích nghi với môi trường làm việc công nghiệp, cân bằng cuộc sống với công việc hơn, đã thu được kết quả (Bảng 2.11):

Bảng 2.11. Mong muốn của công nhân để cân bằng công việc và cuộc sống

Mong muốn

Rất hữu ích Khá hữu ích Không có

ích gì Tổng Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %

Tôi có thể kiểm soát nhiều hơn thời gian bắt đầu và kết thúc công việc

69 34.5 111 55.5 20 10 200 100

Thay đổi số giờ làm

việc hàng tuần của tôi 43 21.5 118 59 39 19.5 200 100 Tôi có thể nghỉ làm

một ngày khi tôi cần 89 44.5 98 49 13 6.5 200 100

Có cơ hội tiếp cận tốt

hơn các dịch vụ hỗ trợ 70 35 100 50 30 15 200 100

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Kết quả khảo sát để công nhân lựa chọn (tối đa 3 mong muốn nhất) cho thấy có tới 90% người được khảo sát mong muốn “Tôi có thể kiểm soát nhiều hơn thời gian bắt đầu và kết thúc công việc”; 80.5% người được khảo sát mong muốn “Thay đổi số giờ làm việc hàng tuần của tôi”; 93.5% người được khảo sát mong muốn “Tôi có thể nghỉ làm một ngày khi tôi cần”. Kết quả trên phản ánh một thực tế là người công nhân làm việc trong điều kiện họ phải chịu một áp lực rất lớn về thời gian. Tuy nhiên, kết quả đó cũng phản ánh sự chấp nhận của họ cho nên có 85% người được khảo sát mong muốn “Có cơ hội tiếp cận tốt hơn các dịch vụ hỗ trợ” để cuộc sống đỡ căng thẳng.

Những con số trên được phản ánh rõ hơn qua kết quả phỏng vấn cá nhân công nhân. Khi được hỏi: “Chị có mong muốn gì từ phía doanh nghiệp để cho mình hài lòng với công việc vừa có thu nhập ổn định không?

Hộp 2.4. Áp lực trong công việc của công nhân

....Nói chung giờ muốn doanh nghiệp đừng làm áp lực, ngày nào đến cũng bị mắng. Sáng nào vừa vô alo alo là chửi hết chuyện này đến chuyện kia, nói chung là áp lực, nghe chửi mãi giờ quen luôn, ngày nào mà không chửi là biết ngày đó giám đốc không tới rồi... bên chị nhà máy nó nhỏ quá nên giám đốc kiêm luôn hết, ông ấy đi giám sát hết các chuyền nên là suốt ngày ông chửi.... Áp lực, với lại tăng ca hơi nhiều. Nhiều khi ngày lễ đó, hàng gấp, mà không biết sao nữa, các nhà máy khác thì được về sớm còn nhà máy chị luôn tăng ca,... Nó quy định trong hợp đồng là 5 giờ 30 nhưng khi cần hàng, phải tăng sản lượng thế rồi người ta bắt mình ở lại luôn.

Hộp 2.5. Trường hợp nghỉ việc do không chịu được áp lực

Có trường hợp nào nhân viên bị mắng mà họ nghỉ việc chưa? ....

Có chứ, nhiều. Lúc trước người ta may chuyền, may áo, giờ chuyển người ta qua may quần hết, từ may áo chuyển qua may quần nên họ không có quen, thế là bị mắng, ông chủ nói ngay người ta tay nghề yếu, người ta may áo sơ mi cũng đâu có tệ, do chuyển qua công đoạn may quần thôi, chửi nhiều quá nên nhiều người cũng nghỉ hết rồi. Nói chung là mấy người mà làm chung với chị lúc trước cũng nghỉ hết rồi, chỉ có chị là lâu nhất.

Nếu như mình nghỉ ngang thì sao…?.... Thì mình mất hết. Người

ta chịu đựng, người ta viết đơn, trong vòng 30 ngày, 45 ngày mới được nghỉ. Chứ người ta đâu dám nghỉ ngang, nghỉ ngang là mất hết tất cả, mất bảo hiểm, mất hết, không có gì hết.

Vậy là ngoài những khoản thưởng nửa năm, 9 tháng, cuối năm, còn có tiền bảo hiểm?... Thì họ đóng bảo hiểm cho mình (nữ, 27 tuổi, công nhân lắp ráp).

Có thể thấy về cơ bản công nhân thường khó chủ động trong việc làm ca, kíp mà thường là bắt buộc. Đồng thời một số phúc lợi, chế độ của công nhân cũng bị hạn chế mặc dù họ có quyền được hưởng lợi ích từ điều đó. Như vậy, việc di động của công nhân cũng một phần là do chế độ đãi ngộ đối với công nhân đang có xu hướng đi xuống theo chiều dọc.

Bảng 2.12. Nhận được sự hỗ trợ trong từng tình huống

Các tình huống Người trong gia đình nhỏ/ lớn Người bạn, hàng xóm Tổ chức công đoàn Không có ai Tổng N % N % N % N % N % Cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi bị bệnh 117 58.5 62 31 16 8 5 2.5 200 100 Cần tư vấn về vấn đề nghiêm trọng của cá nhân/ gia đình 126 63 59 29.5 3 1.5 12 6 200 100 Cần giúp đỡ khi tìm

kiếm một công việc 58 29 103 51.5 11 5.5 28 14 200 100 Khi cảm thấy chán

nản và muốn có người để nói chuyện với

82 41 106 53 1 0.5 11 5.5 200 100

Khi rất cần có mức thu nhập cao hơn để đối mặt với tình trạng khẩn cấp

90 45 81 40.5 9 4.5 20 10 200 100

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Khi gặp khó khăn, đa số công nhân tìm ngay đến sự trợ giúp từ phía những người thân trong gia đình họ. Nhận định này được phản ánh qua kết quả, khi bị bệnh, 58.5% công nhân KCN tại địa điểm được khảo sát, trả lời họ

tìm đến sự trợ giúp từ những người thân trong gia đình; 31% người được khảo sát, trả lời tìm đến một người bạn hoặc người hàng xóm và chỉ có 8% người được khảo sát, trả lời họ sẽ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế và 2.5% người cảm thấy họ không có ai giúp đỡ khi họ bị bệnh. Khi rất cần có tiền để giải quyết với tình trạng khẩn cấp thì có 63% công nhân KCN tại địa điểm được khảo sát, trả lời họ tìm đến sự trợ giúp từ những người thân trong gia đình; 29.5% người được khảo sát, trả lời tìm đến một người bạn hoặc người hàng xóm và 6% người được khảo sát, trả lời không có ai giúp họ khi rất cần có tiền để giải quyết với tình trạng khẩn cấp (Bảng 2.12). Tại một số doanh nghiệp, mỗi khi công nhân gặp khó khăn họ tìm đến công đoàn mặc dù họ đánh giá sự hỗ trợ này còn hạn chế vì công đoàn cũng chịu sức ép của chủ doanh nghiệp, nhận lương từ doanh nghiệp.

Hộp 2.6. Hiểu biết của công nhân về vai trò của tổ chức công đoàn tại đơn vị tại đơn vị

"Bộ phận công đoàn bên nhà máy chị có nhiệm vụ gì? Thì họ quan tâm

đời sống công nhân vậy đó. Nói chung là các chế độ, mình có thắc mắc gì mình hỏi công đoàn hết. Nhiều khi áp lực nhà máy quá mình cũng tới công đoàn mình ý kiến. Áp lực, mỗi ngày tăng ca nhiều, hay nghe mắng, các anh chị có phản hồi với bộ phận công đoàn không? Không. Tại vì bộ phận công đoàn ở đó cũng là công nhân thôi, thì người ta cũng không dám nói mà nói cũng vậy thôi,...nhà máy nào cũng vậy, có nói cũng vậy.

Điều này cho thấy tác động của tổ chức công đoàn trong việc chia sẻ đời sống tinh thần của công nhân trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn hạn chế dẫn đến sự tác động của tổ chức công đoàn đến sự di động về mặt tinh thần và các mối quan hệ xã hội của công nhân tại tại nơi làm việc chưa được rõ ràng, chưa mang tính định hướng, nâng cao tinh thần của người lao động. Nếu không có những biện pháp cải thiện sớm thì sự di động về các mối quan hệ xã hội trở thành di động dọc theo hướng tiêu cực cùng với đó tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp cũng mất dần vai trò bảo vệ người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh trì, Hà Nội (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)