7. Kết cấu luận văn
1.4. Kinh nghiệm đào tạo nghề ở một số địa phương và bài học kinh
1.4.2. Bài học kinh nghiệm huyện Thiệu Hóa
Từ những thành quả đạt được của các nước và một số tỉnh của nước ta về công tác ĐTN cho LĐNT, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Thiệu Hóa trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất: sự phát triển cũng như thành công của công tác ĐTN cho LĐNT khơng thể tách rời vai trị to lớn của QLNN. Các cơ quan QLNN đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức ĐTN, nâng cao năng lực làm việc đồng thời giúp đỡ người LĐNT tìm và tạo việc làm sau khi ra trường.
Thứ hai: kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động. Phương châm ĐTN là lấy thực hành là chính. Chú trọng ĐTN cho LĐNT ngay tại làng, xã, thơn, bản...hoặc tại các cơ sở có mơ hình sản xuất tiến bộ, năng suất và hiệu quả cao như trang trại, hợp tác xã....
Thứ ba: tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, gắn ĐTN với giải quyết việc làm.
31
Cần ưu tiên dạy các ngành nghề thiết thực theo quy hoạch của từng địa phương, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Việc tổ chức ĐTN phải gắn với đặc thù của SXCN, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Các cơ quan QLNN cần khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng cho người lao động xác định chọn đúng nghề để học nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động sau khi kết thúc khóa học khơng tìm được việc làm hoặc không tự tạo được việc làm phù hợp.
Những kinh nghiệm này cần được huyện Thiệu Hóa vận dụng linh hoạt nhằm giúp lực lượng LĐNT của tỉnh được tiếp cận với các chương ĐTN để có thể tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu ngay tại địa phương và đóng góp vào sự phát triển KT- XH của tỉnh.
Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học.
Tiểu kết chương 1
Thơng qua chương 1 tác giả đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa một số kiến thức lý luận cơ bản đào tạo và đào tạo nghề
cho thanh niên nông thôn, bao gồm: khái niệm về đào tạo, đào tạo nghề, khái niệm thanh niên nơng thơn.
- Phân tích những nội dung cơ bản của công tác đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn, đồng thời phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác này.
-Trên cơ sở tìm hiểu một số bài học về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương trên cả nước, tác giả đã rút ra một số bài học cho huyện Thiệu Hóa trong thời gian tới.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN HUYỆN THIỆU HỐ TỈNH THANH HOÁ