Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 108)

3.2.5 .Giải pháp đối với các loại hình đào tạo

3.2.7. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến việc làm

Chương trình xúc tiến việc làm tập trung chương trình cho vay vốn đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động, với các biện pháp sau:

- Tiếp tục triển khai hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc

làm để hỗ trợ cho người thất nghiệp, thiếu việc làm tự tạo việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới cho thanh niên.

80

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của chương trình 120

ởcác địa phương, đồng thời mở các lớp tập huấn, tư vấn hướng dẫn cho thanh niên thanh niên lập dự án vay vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

- Thực hiện lồng ghép các hoạt động tạo việc làm với Đề án giảm

nghèo; Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho đối tượng thuộc diện di dời chỉnh trang đô thị để huy động nhiều nguồn lực vào việc giải quyết việc làm.

- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn của ngân hàng cấp trên, đồng thời chủ động khai thác những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, lãi suất thấp tại các địa phương, các chương trình, dự án tài trợ trong nước, quốc tế; có chính sách ưu đãi nguồn vốn ngân sách địa phương dành cho chương trình xố đói giảm nghèo, tạo việc làm để đảm bảo nguồn vốn vay.

- Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật trong các khâu dịch vụ xuất khẩu lao động. Tạo cơ hội nhiều hơn cho người lao động trong nước ra nước ngoài làm việc, đặc biệt đối với lao động thất nghiệp, bộ đội xuất ngũ, lao động ở nông thôn.

- Mời các tổ chức nước ngoài tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ cho

người lao động làm việc ở trong nước, tạo điêu kiện cho các doanh nghiệp, các trường và các trung tâm trên địa bàn huyện thực hiện liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ở nước ngồi. Từ đó giúp người lao động khơng chỉ nâng cao trình độ chun mơn mà cịn tiếp cận cơng nghệ mới của nước ngoài đưa vào sản xuất trong nước.

- Để công tác xuất khẩu lao động thực sự là tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này thì bên cạnh việc đấy mạnh xuất khẩu lao động cần xây dựng chương trình hậu xuất khẩu lao động để một mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người lao động ở nước ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định kinh tế xã hội cho địa phương có xuất khẩu lao động. Chương trình hậu xuất khẩu lao động cần phát triển theo hướng khuyến khích người đi xuất khẩu lao động trở về đầu tư kinh doanh những ngành nghề thiết thực, khai thác được tiêm năng lợi

81

thế của địa phương. Để làm được điêu đó, chính qun địa phương cần tạo điêu kiện về mặt bằng thuận lợi, tạo môi trường đầu tư và hành lang pháp lý cho người đi xuất khẩu lao động trở về phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng và đóng góp cho q hương.

- Đoàn Thanh niên trong nhà trường THCS và THPT phải tham gia tuyên truyền làm thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tích cực tham gia vào phân luồng học sinh ở bậc phổ thông đi vào thị trường lao động hoặc học nghề, không nhất thiết chỉ có con đường duy nhất là thi vào đại học, chạy theo bằng cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 108)