7. Kết cấu luận văn
2.1. Tổng quan về huyện Thiệu Hóa
2.1.1. Điều kiện kinh tế tự nhiên
Thiệu Hóa là huyện đồng bằng châu thổ sơng Mã - sông Chu là trung tâm của xứ Thanh. Có diện tích tự nhiên là 160,69km2, dân số đến tháng 12 năm 2017 là 157.284 người, với 27 xã và một thị trấn (trước năm 2012 là 31 xã, thị trấn, thực hiện Nghị quyết số 05 của Chính phủ về mở rộng thành phố Thanh Hóa một phần diện tích 14,97km2 và 26.098 người dân ở Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân được chuyển về thành phố Thanh Hóa).
Phía Đơng: Giáp Thành phố Thanh Hóa, huyện Hậu Lộc và huyện Hoằng Hóa; Phía Tây: Giáp huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân; Phía Nam: Giáp huyện Đơng Sơn và Triệu Sơn; Phía Bắc: Giáp huyện Yên Định. Với vị trí thuận lợi nên huyện Thiệu Hố là một vùng đất mở liên tục hội tụ và sớm đón nhận được các nền văn hố, văn minh. Đây chính là vùng đất cổ đã từng chứng kiến, ghi nhận biết bao biến động sục sôi của lịch sử dân tộc. Ngay từ thời tối cổ, cách nay vài chục vạn năm, con người đã từng có mặt nơi đây để khai phá vùng đất và chinh phục thiên nhiên, duy trì cuộc sống, điều đó đã được chứng minh qua di chỉ Núi Đọ - một di chỉ thuộc thời đồ đá cũ.
Đến thời dựng nước của các vua Hùng, vùng đất Thiệu Hoá trở thành một trung tâm văn minh bên bờ sông Chu, nên nhiều tên đất, tên làng như: Làng Giàng, làng Chành, làng Chàn… đã đi vào ca dao hị vè. Chính ở nơi đây, tổ tiên ta đã bền bỉ, kiên trì lao động một cách thơng minh, sáng tạo để làm nên một nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần độc đáo và phong phú là “nền văn hố Đơng Sơn”. Trong thời thuộc Hán, với gần một nghìn năm Bắc thuộc cho đến đầu đời Tống kéo dài cho đến thời Lê và Tây Sơn gần 4 thế kỷ, chính vùng đất Giàng ln là trấn Thành của tỉnh Thanh Hoá (mãi đến đầu thời Nguyễn năm 1803) trấn Thành của tỉnh mới rời về Hạc
34 Thành (thành phố Thanh Hoá ngày nay).
Ngày nay với vị trí là cửa ngõ phía tây của thành phố Thanh Hố, làng mạc trải dài hai bên bờ sơng Chu, sơng Mã, lại có Quốc lộ 45 đi qua nối với các huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hố và với nước bạn Lào, Thiệu Hoá vẫn là một trong những vùng đất có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá.
- Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, khơng quá phức tạp, đại
đa số các xã đều là đồng bằng. Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn.
- Thiệu Hóa là huyện đồng bằng nhưng cũng xen kẽ một số núi đồi, sơng, hồ, mau, dọc. Địa hình có những vùng cao từ 6m trở lên so với mực nước biển, có vùng cao trung bình từ 3m đến dưới 6m, lại có cả những vùng thấp trũng và vùng bãi bồi ven Sơng Chu, Sơng Mã. Ngồi 2 dịng sơng lớn nhất xứ Thanh chảy qua địa bàn huyện là sơng Mã, sơng Chu, cịn có các sơng Cầu Chày, Mạo Khê, Sơng Dừa. Tài ngun khống sản chủ yếu của huyện có cát và đá xây dựng.
Tổng quỹ đất toàn huyện quản lý sử dụng là 17.547,52 ha, trong đó đã sử dụng 14.842,83 ha bằng 84,6% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện. Diện tích đất chưa sử dụng là 2.704,69 ha, bằng 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích sơng suối chiếm 1.702.87 ha bằng 10% diện tích đất tự nhiên.
- Đất nơng nghiệp: 11.045,06 ha chiếm 62,94% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: 130,70 ha chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng 2.644,28 ha chiếm 15,4 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất ở: 968,73 ha chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 2.704,69 ha chiếm 15,4% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất sám: 52,84 ha
35 - Nhóm đất tầng máng 119 ha.
Tóm lại đất đai của huyện Thiệu Hóa chủ yếu là nhóm đất phù sa có đặc tính lý hóa tốt, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.
- Nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sơng ngịi và lượng nước mưa tại chỗ. Loại nước này chủ yếu dùng cho việc tưới cho cây trồng nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, Chất lượng nước mặt của huyện Thiệu Hóa là tốt, chưa bị ơ nhiễm.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú. Theo tài liệu dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn, đất Thiệu Hóa thuộc trầm tích hệ thứ 4 có bề dầy trung bình 60m, có nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tích Plextoxen rất phong phú. Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khống hóa 1-2,2 g/l. Hiện nay nhân dân đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng nước nhìn trung khơng đồng đều về hàm lượng cacbonnát cao nhưng độ trong đáp ứng được yêu cầu vệ sinh. - Do chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát nên chưa phát hiện đầy đủ các loại khoáng sản tiềm năng trong lịng đất. Các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng được phân bố rải rác ở một số xã như Thiệu Dương, Thiệu Vũ, Thiệu Tiến, Thiệu Thành nhưng trữ lượng nhỏ. Các sông Chu trữ lượng khoảng 500.000 tấn. Đây là bải cát có chất lượng tốt trong xây dựng, đặc biệt là cát vàng dùng để đổ bê tơng. Sét làm gạch có trữ lượng lớn phân bố ở nhiều xã trong huyện.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Tuy bị ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài ngay từ đầu năm làm ảnh hưởng sản xuất, chậm lịch thời vụ, các cấp ủy đảng đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mùa vụ, chăm lo các mơ hình kinh tế mới, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp thuê đất, liên kết sản xuất kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ phát triển nên kinh tế tăng trưởng khá, 21/21 chỉ tiêu đều đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng ngành nông nghiệp
32,8 % (giảm 1,2%); công nghiệp - xây dựng 39,2%, dịch vụ 28 %. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,3 triệu đồng.
Trồng trọt được mùa cả 3 vụ. Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 21.481 ha, bằng 99,4% cùng kỳ; sản lượng lương thực đạt 122.701 tấn, tăng 6,7% kế hoạch và 0,6% cùng kỳ (CK). Giá trị sản phẩm trên một ha canh tác đạt 105 triệu đồng vượt 7 triệu đồng so với CK; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2754 tỷ đồng, tăng 5,5% CK.
Trong đó sản xuất Vụ Đơng 2015 - 2016:Tổng diện tích 3.025 ha, bằng 98,3% (CK), trong đó cây ngơ là 1.748 ha, tăng 20% KH, năng suất đạt 50,4 tạ/ha, sản lượng 8.815 tấn, tăng 30,6% KH; đậu tương 531,8 ha, bằng 96,7% KH, năng suất 14,5 tạ/ha, sản lượng 771 tấn.
Vụ Chiêm - Xuân: Tổng diện tích là 9.482 ha, bằng 99,7% CK. Trong đó diện tích lúa là 8.305 ha, bằng 97% KH; năng suất bình quân ước đạt 72,2 tạ/ha, tăng 2,7% CK, sản lượng 61.170 tấn, tăng 1,6% CK.
Vụ thu mùa: Tổng diện tích là 8.975 ha, bằng 99,5% cùng kỳ; trong đó diện tích lúa 8.255 ha, đạt 99,4% kế hoạch, năng suất ước đạt 61 tạ/ha, sản lượng ước đạt 51.716 tấn.
Cùng với việc tiếp tục duy trì vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao (6500 ha) và chỉ đạo mở rộng 06 mơ hình sản xuất rau an toàn tại Thị Trấn Vạn Hà, xã Thiệu Tân, Thiệu Hợp và Thiệu Phúc. Chỉ đạo triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện, đã thu hút được 14 doanh nghiệp vào liên kết sản xuất có bao tiêu sản phẩm với trên 400 ha (trong đó
165 ha mơ hình liên kết sản xuất với cơng ty CP Lam Sơn);
Tiếp tục triển khai mơ hình bị thịt chất lượng cao tại một số xã. Chăn nuôi và kinh tế trang trại tiếp tục được duy trì, phát triển,tính đến nay tổng đàn lợn tăng 19,3% CK; đàn trâu tăng 0,6%, đàn bò tăng 22,8% CK; đàn gia cầm tăng 9,8% CK; tồn huyện có 648 trang trại, gia trại trong đó có 71 trang trại, 577 gia trại. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh, tiêu độc khử trùng cơ bản được quan tâm, không để dịch bệnh xảy ra. Do tăng về tổng đàn, cùng với chu trình
37
chăn ni được rút ngắn nên giá trị chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế khá, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp ước đạt 45%. Sản lượng thủy sản tăng 4,2% CK, các mơ hình ni con đặc sản, ni cá bột, chim bồ câu được duy trì.
Chỉ đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX NN; tổ chức Đại hội thành viên HTX theo Luật HTX năm 2012.
Công nghiệp - TTCN, xây dựng và dịch vụ thương mại có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.457 tỷ 979 triệu đồng, tăng 16,7% so với CK; một số ngành tăng khá như: quần áo may sẵn, cát xây dựng, đúc đồng,... Kêu gọi Cơng ty CP mía đường Lam Sơn đầu tư trung tâm chế biến lương thực, nông sản cụm công nghiệp thị trấn Vạn Hà, doanh nghiệp Quang Minh đầu tư xưởng may mặc tại xã Thiệu Vũ. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 2046 tỷ đồng, tăng 2,7% so với CK, đã tập trung đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi cơng hồn thành đưa vào sử dụng như: đường giao thôn xã Thiệu Châu, sữa chữa đường tỉnh 502 (Thiệu Đô đi Thiệu Dương), đường tỉnh 515b (Thiệu Lý đi Đông Hồng), nhà máy nước sạch Thiệu Đơ...tiếp tục triển khai xây dựng đường Thiệu Phú đi Thiệu Quang, triển khai mới các cơng trình xây dựng như: trường Mầm non xã Thiệu Nguyên, sửa chữa đường tỉnh lộ 515 (Ba Chè đi Thiệu Toán), khu dân cư mới xã Thiệu Đô, đê tả Sông Dừa, đê tả sông Mậu Khê, nhà máy nước sạch (Thiệu Châu, Thiệu Tân, Thiệu Giao), Quy hoạch khu đô thị Tây Bắc thị trấn Vạn Hà.....chuẩn bị đầu tư xây dựng một số nhà máy nước sạch trên địa bàn huyện.
Chỉ đạo Hiệp hội Doanh nghiệp huyện tổ chức Đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 2016 - 2021, tính đến nay tồn huyện có 171 Doanh nghiệp, trong đó, thành lập mới 23 doanh nghiệp, 123 doanh nghiệp có doanh thu ước 989 tỷ đồng, giảm 0,2% so với cùng kỳ, nộp NSNN 9 tỷ 497 triệu đồng, 43 DN hoạt động khơng có doanh thu, 26 DN tạm ngừng hoạt động và 08 doanh nghiệp giải thể.
Mạng lưới dịch vụ thương mại được mở rộng tạo điều kiện cho nhân
dân mua bán thuận lợi, tồn huyện có 3053 hộ kinh doanh cá thể. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn ước đạt 2.477 tỷ đồng, tăng 15,6% so với CK, tổng giá trị xuất khẩu 8, 612 triệu USD, tăng 14,1% CK; Dịch vụ điện, vận tải, viễn thông tiếp tục phát triển khá cơ bản đáp ứng được sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thu, chi ngân sách và tín dụng đạt kết quả tốt. Tổng thu ngân sách 121 tỷ 96 triệu đồng, tăng 16% dự toán huyện giao và 34% dự tốn tỉnh giao; trong đó thu tiền sử dụng đất 75 tỷ đồng, tăng 28% dự toán huyện giao và tăng 67% dự tốn tỉnh giao; thu phí, lệ phí thu 1.958 triệu đồng, tăng 9% dự tốn giao; lệ phí trước bạ 14 tỷ đồng, tăng 23% dự toán giao….Tổng chi ngân sách 507 tỷ
842 triệu đồng, đạt 108% dự tốn, trong đó chi đầu tư phát triển 22 tỷ 474 triệu
đồng, chi thường xuyên 299 tỷ 890 triệu đồng, đạt 100 % dự tốn.
Dư nợ các ngân hàng, các quỹ tín dụng đều đạt cao, tổng dư nợ đạt 1.191 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn vay cho nhân dân và doanh nghiệp. Kho bạc huyện đã làm tốt việc kiểm soát các nguồn thu, chi đảm bảo tốt cho các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội quốc phịng - an ninh trên địa bàn.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản chuyển biến khá tốt; cơ bản đã xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động bơm hút cát dưới lịng sơng và lập bãi kinh doanh cát trái phép; hạn chế được tình trạng các doanh nghiệp khai thác quá sản lượng được giao. Đã thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất là 35,9 ha, trong đó 23 dự án đấu giá 14,6 ha. Cấp được 3.396 giấy CNQSDĐ, trong đó cấp tồn đọng 582 giấy, nâng tổng số giấy cấp lần đầu được 46.194/47.341 đạt 97,6%.
Công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão đươc làm tốt.Bổ sung đủ vật tư dự trữ theo phương án 4 tại chỗ. Triển khai đầu tư xây dựng các cơng trình, nâng cấp các tuyến đê điều…nạo vét, phá bỏ ách tắc, khơi thơng dịng chảy như: kè đê hữu sơng Chu xã Thiệu Tâm; dự án WB7, đê tả Sông Dừa, sông Mậu Khê, kênh tiêu Toán - Tâm, Ngọc - Vũ, Nguyên - Duy.....
hội được quan tâm đúng mức. Trong năm giải quyết việc làm cho 3.200 lao động, đạt 106% KH, xuất khẩu lao động 413 người, đạt 137% KH; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51%; các chế độ chính sách đối với người có cơng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, đồng bào sinh sống trên sông cơ bản được làm tốt. Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,03%, giảm 2,5%; hộ cận nghèo 9,37%.
Hiện nay huyện có 28 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 27 xã, 01 thị trấn) với 230 thôn, làng và tiểu khu.
- Tổng dân số 157.248 người, với 44.211 hộ (đến 30/6/2016), tốc độ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 0,6%. Dân số nam 77.523 người chiếm 49,3%, dân số nữ 79.725 người chiếm 50,7%. Dân cư phân bố khá đều trên toàn huyện dọc theo 2 bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Chu.
- Tổng số người trong độ tuổi lao động hiện nay là 96.8694 người chiếm 61,6% dân số toàn huyện, trong đó nam là 52.283 người, nữ là 44.581 người. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 44.266 người chiếm 45,7%; trong công nghiệp - xây dựng là 30.609 người chiếm 31,6%; trong các ngành dịch vụ là 21.989 người chiếm 22,7%.
2.2. Phân tích thực trạng đạo tạo nghề cho thanh niên nơng thơn huyện Thiệu Hóa
2.2.1. Tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm cho thanh niên nông thôn
Thực hiện Quyết định số 1956 QĐ/TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Ngày 17/01/2011 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 02/NQ/HU ( Khóa XVIII) về đào tạo nghề cho Lao động nông thôn giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến 2025. Căn cứ vào sự chỉ đạo của Thường trực huyện ủy, UBND huyện Thiệu Hóa đã xây dựng đề án đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn của huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025.
40
Những năm qua, huyện Thiệu Hố đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền và tư vấn học nghề đối với lao động nông thôn, giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nghề, để từ đó có ý thức chủ động, tự giác trong việc tham gia học nghề cũng như có sự lựa chọn nghề nghiệp với bản thân và nhu cầu của địa phương.