Một số dự báo về sự phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 122 - 126)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

3.1. Một số dự báo về sự phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam

định hướng chiến lược trong kinh doanh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty viễn thông Viettel thời gian tới.

3.1.1. Một số dự báo về thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam thời gian tới

Thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam trong những tương lai gần vẫn sẽ là một thị trường thế chân vạc với ba doanh nghiệp Nhà nước lớn trong nước chiếm thị phần chủ đạo là Viettel Telecom, MobiFone và VinaPhone, bất chấp việc các hiệp định WTO hay TPP tác động lên lĩnh vực viễn thông và CNTT. Dự báo, tăng trưởng doanh thu thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông trong thời gian tới khoảng 8.5%/năm. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin trực tuyến, các doanh nghiệp viễn thông sẽ chịu sức ép từ các dịch vụ OTT của các nhà khai thác dịch vụ như Facebook (Messenger, Whatsapp), Google, Viber… và cả OTT nội địa như Zalo. Theo đó, doanh thu của các dịch vụ như thoại, SMS sẽ tiếp tục suy giảm và các nhà mạng chuyển từ nhà khai thác viễn thông thuần túy sang nhà khai thác dịch vụ số và giải pháp CNTT, nhất là cung cấp các dịch vụ số.

Cuối năm 2021, ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông sẽ chứng kiến dịch vụ 5G được triển khai một cách thận trọng ở những nhà mạng và ở các đô thị, thành phố lớn trong nước. Tuy nhiên, chưa đến thời điểm bùng nổ 5G do giá thiết bị đầu cuối cho 5G và giá cước dịch vụ 5G còn cao so với mặt bằng chung của xã hội. Cùng với đó, các nhà khai thác viễn thông cũng sẽ chuẩn bị ráo riết cho việc áp dụng chính sách chuyển mạng giữ số MNP (Mobile Number Portability) dự kiến diễn ra vào năm 2017, tập trung vào chất lượng dịch vụ, cải tiến và nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng. Các công ty trong ngành sẽ ngày càng quan tâm một cách đặc biệt hơn đến công tác chăm sóc khách hàng, khi có những sự thay đổi về chất từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, mang lại trải nghiệm tốt đẹp hơn về dịch vụ dưới con mắt của khách hàng. Một số nhà mạng đã có chiến lược chăm sóc khách hàng với những bước đi táo bạo, tạo sự khác biệt.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong ngành, trong thời gian tới các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ IoT (Internet of Things - Internet kết nối với mọi vật), M2M (machine to machine, giao tiếp

giữa máy với máy) vào hoạt động kinh doanh, quản lý và cung cấp dịch vụ viễn thông của mình. So với thế giới, thị trường IoT, M2M của Việt Nam mới ở mức độ sơ khai và còn rất nhiều tiềm năng. Điều này sẽ mở ra có các nhà mạng nhiều dự án liên quan tới triển khai phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) trong việc tìm hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng để từ đó ra quyết định hợp lý và phản ứng kịp thời với thị trường, cũng như ưu tiên cho phát triển các dịch vụ về Video (VOD, Video Streaming) để đón đầu việc triển khai mạng 5G. Đây là dịch vụ hàng đầu được cung cấp trên nền tảng công nghệ 5G.

Về cơ bản, các xu hướng của thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông trong thời gian tới sẽ tập trung vào những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông truyền thống sẽ trở nên bão hòa. Lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam ghi nhận nhiều bước tiến trong việc hiện đại hóa và mở rộng hệ thống trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường viễn thông truyền thống trong thời gian tới sẽ khó có thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng cao, thậm chí sụt giảm doanh thu đáng kể do các hình thức liên lạc mới xuất hiện và phát triển như vũ bão. Ngoài ra, doanh thu từ dịch vụ viễn thông truyền thống cũng ảnh hưởng lớn bởi sự phổ biến của các ứng dụng OTT như Facebook, Tiktok, Zalo,... nhắn tin, gọi điện miễn phí. Việc đảm bảo có mức lợi nhuận dương từ thị trường viễn thông truyền thống sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, chuyển đổi số là một chiến lược quan trọng của quốc gia và 5G được coi là xương sống của chiến lược này. 5G không chỉ mang lại tốc độ kết nối di động cao hơn, mạnh hơn mà xa hơn sẽ mở ra sự kết nối hạ tầng số đáp ứng các nhu cầu xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam trong tương lai. Ông Alexander H.Rogers - Phó Chủ tịch điều hành, Tập đoàn Qualcomm, Mỹ cho rằng: "5G là nền tảng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cam kết thúc đẩy chuyển đổi từ 4G sang 5G của chính phủ Việt Nam sẽ mang lại lợi ích đáng kể cùng các điều kiện để Việt Nam tăng trưởng, phát triển trong tương lai”.

Thứ ba, theo dự báo nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco, đến năm 2025, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,3 triệu. Việc triển khai sớm dịch vụ 5G có thể giúp các nhà mạng di động Việt Nam tăng doanh thu thêm 300 triệu USD/năm, bắt đầu từ năm 2025. Thống kê của đơn vị GSMA Intelligence thuộc Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA), số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ chiếm khoảng 5% tổng số lượng thuê bao di động trong năm 2025. Mặt khác, việc triển khai sớm dịch vụ 5G cũng có thể sẽ

102

giúp doanh thu của các nhà mạng di động Việt Nam tăng thêm khoảng 300 triệu USD/năm từ năm 2025. Vào cuối năm 2020, Viettel Telecom, VinaPhone và MobiFone đang thử nghiệm thương mại 5G, dự kiến trong năm 2021 sẽ chính thức thương mại hóa dịch vụ. Công nghệ 5G đang được xem là nhân tố thay đổi hẳn cuộc chơi của các nhà cung cấp dịch vụ, tác động sâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quân sự của các quốc gia trên thế giới. Với ưu thế như vậy, rất khó đoán được tốc độ tăng trưởng của công nghệ mới này tại Việt Nam trong năm 2021

Thứ tư, nhu cầu về các ứng dụng trên nền dữ liệu không dây tăng cực nhanh. Thị trường Internet băng thông rộng cố định cáp quang tại Việt Nam những năm qua đang có những bước phát triển vượt bậc. Nếu như trong năm 2015, số lượng thuê bao Internet băng rộng cố định mới chỉ đạt 7.3 triệu thì tính đến hết tháng 11.2020 tổng số thuê bao đã lên tới hơn 16.5 triệu. Tốc độ tối đa cũng tăng từ 17.3Mbps năm 2015 lên hơn 54Mbps. Theo thống kê, tiềm năng phát triển internet băng rộng cố định được đánh giá là vẫn còn rất lớn khi tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định của Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 17.2 thuê bao/100 dân, tương đối thấp so với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương khoảng 23 thuê bao/100 dân. Tuy nhiên, một nguyên nhân ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ phát triển internet băng rộng cố định là công nghệ di động đang phát triển cực nhanh ở Việt Nam. Nhưng các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng vẫn rất lạc quan khi, Chính phủ vừa ban hành “Chương trình chuyển đổi số quốc gia” với nhiều mục tiêu phát triển chính phủ số, xã hội số, kinh tế số. Trong đó, hạ tầng số đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia và mục tiêu “Phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang” đến toàn dân. Mục tiêu đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang bao phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh,…Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nhà cung cấp dịch vụ khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh thị trường thoại, tin nhắn liên tục suy giảm cả về doanh thu và lợi nhuận thì Internet băng rộng cố định được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những điểm tựa vững chắc cho đà tăng trưởng của các nhà mạng trong năm 2021.

3.1.2. Định hướng chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Viettel Telecomthời gian tới thời gian tới

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, đạt doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025, Viettel Telecom đặt ra mục tiêu duy trì vị trí số một về thị phần di động và cố định băng rộng tại Việt Nam, đến

2025 kết nối Internet băng rộng và siêu băng rộng phủ đến 100% hộ gia đình; chuyển dịch Viettel Telecom thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ và trải nghiệm khách hàng số 1 Việt Nam; tiên phong về công nghệ 5G, IoT và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới; tập trung sáng tạo sản phẩm dịch vụ; số hóa hoạt động bán hàng, lấy khách hàng làm trung tâm; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý có chứng chỉ quốc tế về kinh doanh, quản lý, kỹ thuật và công nghệ thông tin…Trong thời gian tới, các định hướng chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Viettel Telecom tập trung vào các vấn đề như sau:

- Duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường viễn thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào mọi ngõ ngách của đời sống, phát triển mở rộng ngành nghiên cứu sản xuất sản phẩm, thiết bị viễn thông và CNTT.

- Tạo ra thị trường đủ lớn là yếu tố quyết định thành công: Sản xuất thiết bị CNTT và viễn thông trước mắt phục vụ cho thị trường và khách hàng của Viettel Telecom (đến 2025 dự kiến Viettel Telecom có thị trường 800 triệu khách hàng), góp phần phổ cập hóa các dịch vụ viễn thông. Với phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT, Viettel tập trung vào việc phát triển các dự án tổng thể, dài hạn và mang tính nền tảng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cũng như mọi người dân.

- Tập trung vào các dự án, chiến lược phổ cập hóa dịch vụ viễn thông nhắm đến khách hàng bình dân, do vậy chính sách giá và đối tượng khách hàng mà Viettel Telecom nhắm đến là các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Từ quan điểm trên, Viettel Telecom sẽ tiếp tục đẩy mạnh tập trung đầu tư cho các dự án sau: Dịch vụ giá trị gia tăng/ Sản xuất thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại) giá rẻ/ Các dự án CNTT có kết nối trực tuyến và triển khai trên diện rộng.

- Tạo cho khách hàng một giá trị tổng thể hướng tới dịch vụ trọn gói. Để đảm bảo cho

một ứng dụng cho khách hàng chạy được, cần rất nhiều yếu tố đảm bảo: trang bị phần cứng, giải pháp phần mềm, thiết bị đầu cuối, đường truyền kết nối, nội dung số, nhân lực khai thác và duy trì hệ thống... Nếu khách hàng sử dụng một vài dịch vụ đơn lẻ của Viettel Telecom, thì giá trị mà Viettel Telecom đem lại cho khách hàng sẽ hạn chế. Ngược lại, nếu khách hàng lựa chọn Viettel Telecom như nhà cung cấp dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ được hưởng lợi ích lớn hơn rất nhiều. Hay nói cách khác, trong thời gian tới Viettel Telecom sẽ tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ viễn thông hoàn chỉnh nhất cho khách hàng sử

104

dụng để tạo ra trải nghiệm mới và ưu việt hơn với khách hàng.

-Ưu tiên tập trung vào các khâu đem lại giá trị gia tăng cao. Để sản xuất ra một thiết

bị viễn thông, chẳng hạn như 5G, Viettel Telecom cần phải đầu tư vào rất nhiều khâu: thiết kế, sản xuất thử nghiệm, sản xuất đại trà, thương mại hóa sản phẩm. Trong chuỗi các công

đoạn đó thì việc sản xuất đại trà tốn nhiều nhân công và đầu tư nhất, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm là thấp nhất. Chính vì vậy, Viettel Telecom sẽ tập trung chủ yếu vào các khâu thiết kế, sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm. Cách đi này hoàn toàn khác với các công ty viễn thông khác ở Việt Nam đã từng áp dụng.

- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Kết hợp một cách hài hòa giữa các dự án chuyển giao công nghệ và tự nghiên cứu phát triển trong đó lấy tự nghiên cứu phát triển làm trọng tâm. Làm chủ từng bước để tiến tới mục tiêu người Viettel làm chủ hoàn toàn từ các công đoạn nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm.

- Các sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT của Viettel Telecom phải được nghiên cứu và thiết kế theo hướng cá thể hóa, dựa vào các thế mạnh của người Việt Nam (thông minh, sáng tạo, tự cường...) để tạo ra các sản phẩm được may đo riêng cho các phân khúc thị trường khác nhau, phù hợp văn hóa người Việt.

- Lấy các dự án dân sự làm nền tảng phát triển các dự án phục vụ quốc phòng. Với mảng sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT: làm chủ thiết kế, bắt đầu với các sản phẩm giúp phổ cập dịch vụ và đóng vai trò nòng cốt trong chiến lược đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về viễn thông, các sản phẩm thông minh hóa mạng lưới như thiết bị giám sát nhà trạm, bộ nguồn trạm BTS.

- Xây dựng giải pháp tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các khâu tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, sắp xếp, đánh giá cho đến tiền lương, chế độ đãi ngộ, thu hút và xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w