(Nguồn: ICT Việt Nam )
Năm 2020, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế
giới, năm vừa qua ngành Viễn thông vẫn phát triển, thậm chí doanh thu dịch vụ viễn thông
năm 2020 tăng trưởng nhẹ (hơn 0.3% so với năm 2019) với 130.280 tỷ đồng đồng doanh thu. Thuê bao băng rộng (cố định và di động) có sự tăng trưởng ấn tượng, bình quân giai đoạn tăng trưởng 15%/năm (băng rộng cố định), 22%/năm (băng rộng di động) và tiếp tục duy trì đà tăng ổn định. Đối với cơ cấu doanh thu dịch vụ di động, hiện vẫn dựa chủ yếu vào các loại hình dịch vụ truyền thống, đặc biệt là thoại, SMS (chiếm hơn 54% doanh thu dịch vụ viễn thông di động) trong khi những dịch vụ này đã ở vào trạng thái bão hoà (ARPU thấp). Doanh thu dữ liệu chỉ đạt 34% tổng doanh thu dịch vụ viễn thông di động (trung bình thế giới đạt trên 43%). Các doanh nghiệp viễn thông đang tích cực tìm kiếm nguồn doanh thu mới trong bối cảnh suy giảm doanh thu truyền thống, ước tính giảm 8% hàng năm.
b. Đối thủ cạnh tranh
Trong giai đoạn vừa qua, do có sự cạnh tranh cao giữa các nhà cung cấp viễn thông mà thị trường và khách hàng đã có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, đưa giá dịch vụ viễn thông di động, Internet băng rộng về mức tương đương và thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong ngành dịch vụ viễn thông di động, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ rất mạnh mẽ do sự ra đời của các mạng trong những năm gần đây, đặc biệt là sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và ảnh hưởng không nhỏ của các dịch vụ thay thế. Hiện nay có 3 nhà cung cấp lớn nhất là MobiPhone, VinaPhone (VNPT) và Viettel Telecom hiện đang chiếm giữ đến 96% thị phần, các mạng khác như EVN Telecom, Vietnamobile… chiếm thị phần không đáng kể.
Sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà cung cấp dịch vụ trong hai lĩnh vực di động đã tạo ra các vấn đề và xu hướng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này. Theo báo cáo về khảo sát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông của Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, các doanh nghiệp đã đưa ra những thông tin phản hồi đánh giá các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường viễn thông, kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cũng cho thấy: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến nhất trên thị trường viễn thông là “khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh”,
với 100% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã từng bị ảnh hưởng. Một nửa doanh nghiệp khảo sát cũng gặp phải các hành vi gây rối trực tiếp hoặc gây nhiễu loạn thông tin (“gây rối hoạt động kinh doanh”, “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”, “xâm phạm bí mật kinh doanh”). Có thể thấy rằng, trên thị trường hiện chứng kiến khá nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động và internet đua nhau hạ giá cước, cạnh tranh nhau về các DV giá trị gia tăng gây ra những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh, vi phạm pháp luật, các cuộc chiến về giá cước và hình thức khuyến mại cũng là các hành vi cạnh tranh chủ yếu trên thị trường hiện nay.
Trong nhiều năm liền, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất là Viettel Telecom, Vinaphone, MobiFone luôn chiếm trên 90%, năm 2019 tăng cao nhất, lên tới 96,2%, các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 3,8% thị phần. Năm 2020, thị phần của 3 doanh nghiệp này chiếm tới 96%, các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 4%. Trong tương lai gần, mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam được dự báo còn khốc liệt hơn khi thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa và trên thị trường xuất hiện thêm nhiều nhà
60
cung cấp dịch vụ mới theo lộ trình cam kết gia nhập WTO. Bên cạnh đó, với việc triển khai thử nghiệm kinh doanh 5G ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, có thể nói dịch vụ 5G là một địa hạt cạnh tranh mới của các nhà khai thác viễn thông trong những năm sắp tới. Điều đó cũng có nghĩa là mức độ cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông và việc xác định thị trường chiến lược của các doanh nghiệp viễn thông như Viettel Telecom, Vinaphone, MobiFone sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
(1). Về chất lượng dịch vụ viễn thông: Theo kết quả được công bố vào sáng 2 tháng
4 năm 2021 bởi Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) về chất lượng đo kiểm dịch vụ điện thoại và dịch vụ vụ truy cập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất trong Quý 4/2020 và Quý 1/2021. Lần đo kiểm lần này có 4 doanh nghiệp tham gia là MobiFone, VNPT, Viettel Telecom và Vietnamobile. Kết quả đo kiểm bao gồm các nhóm chỉ tiêu về kỹ thuật và dịch vụ.
- Đối với dịch vụ điện thoại di động, việc đo kiểm được Cục Viễn thông thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang. Kết quả cho thấy:
+ Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 100%, VNPT 99,99%, Viettel Telecom 100% và Vietnamobile 99,21%, cao hơn tiêu chuẩn (95%). Đối với tỷ lệ cuộc gọi bị rơi, kết quả đo kiểm của MobiFone là 0,39%, VNPT 0,42%, Viettel Telecom 0,24%, Vietnamobile 0,09%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (2%).
+ Về tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, tỷ lệ này của MobiFone là 99,97%, VNPT 99,85%, Viettel Telecom 99,97%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn (98%). Về số cuộc gọi có điểm chất lượng thoại lớn hơn hoặc bằng 3, tỷ lệ này của MobiFone là 99,85%, VNPT 99,82%, Viettel Telecom 99,94%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn (90%). Bên cạnh đó, các chỉ số về tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước sai, tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị lập hóa đơn sai đều ở trong mức quy chuẩn.
- Kết quả đo kiểm dịch vụ 3G: Đối với dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng 3G, việc đo điểm được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Kết quả cho thấy:
+ Tốc độ tải xuống trung bình của 4 nhà mạng là MobiFone (15,57 Mbps), VNPT (12,25 Mbps), Viettel Telecom (20,51 Mbps), Vietnamobile (5,83 Mbps). Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (2,61 Mbps), VNPT (2,41 Mbps), Viettel Telecom (3,69 Mbps), Vietnamobile (2,46 Mbps).
+ Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 99,3%, VNPT 99,58%, Viettel Telecom 99,8% và Vietnamobile 95,28%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
+ Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 4 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
+ Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 4,26 giây, VNPT 3,79 giây, Viettel Telecom 3,84 giây, Vietnamobile 4,33 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây). Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 100%, VNPT 99,21%, Viettel Telecom 99,89%, Vietnamobile 99,54%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
- Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G: Kết quả đo kiểm tại Bắc Ninh cho thấy:
+ Tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone (37,01 Mbps), VNPT (23,3 Mbps), Viettel Telecom (52,35 Mbps). Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (25,33 Mbps), VNPT (32,4 Mbps), Viettel Telecom (24,22 Mbps).
+ Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 98,23%, VNPT 99,98%, Viettel Telecom 99,98%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
+ Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
+ Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng
MobiFone là 1,65 giây, VNPT 1,79 giây, Viettel Telecom 1,72 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây). Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 98,8%, VNPT 95,1%, Viettel Telecom 98,69%,
cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Như vậy, có thể thấy chất lượng dịch vụ viễn thông mà Viettel Telecom đang cung cấp cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác như: Vinaphone, MobiFone và Vietnammobile.
(2). Về giá cước dịch vụ viễn thông: Giá cước dịch vụ viễn thông của Viettel Telecom với các đối thủ cạnh tranh chính là VinaPhone và MobiFone được thể hiện ở các bảng 2.2, 2.3 và 2.4 sau đây:
Bảng 2.2: So sánh giá cước của thuê bao trả trước của 3 nhà mạng: Viettel Telecom, VinaPhone và MobiFone
62
Các loại sim thông dụng nhất của 3 nhà mạng Sim MobiQ – Gọi nội mạng: 1.580 đồng/phút – Gọi ngoại mạng: 1.780 đồng/phút – SMS nội mạng: 200đ/sms – SMS ngoại mạng: 250đ/sms Sim MobiCard – Gọi nội mạng: 1.180đ/phút – Gọi ngoại mạng: 1.380 đ/phút – SMS nội mạng: 290đ/sms – SMS ngoại mạng: 350đ/sms
Bảng 2.3: So sánh giá cước thuê bao trả sau của 3 nhà mạng: Viettel Telecom, VinaPhone và MobiFone MobiFone – Gọi nội mạng: 880 đ/phút – Gọi ngoại mạng: 980 đ/phút – SMS nội mạng: 290 đ/sms – SMS ngoại mạng: 350 đ/sms – Cước SMS quốc tế: 2.500đ/sms
Bảng 2.4: So sánh giá cước 3G/4G của 3 nhà mạng: Viettel Telecom, VinaPhone và MobiFone
63
Gói cước 1. Gói
70K HD70:
– Ưu đãi: 3.8GB
– Cú pháp đăng ký:
ON HD70 gửi9084 ON M70 gửi9084
Gói cước 1. Gói cước M90 và HD90
90K
– Ưu đãi: 5.5GB
– Cú pháp:
ON M90 gửi9084 ON HD90 gửi9084
2. Gói cước C90 (Ngưng triển khai) -Ưu đãi: 60GB – Cú C90 gửi9084 3. Gói cước C90N – Ưu đãi: 120GB – Cú C90N gửi9084
Như vậy, theo các Bảng so sánh 2.2, 2.3 và 2.4 có thể dễ dàng thấy, đối với cả thuê bao trả trước, trả sau và dịch vụ 3G/4G của cả 3 nhà mạng Viettel Telecom, MobiFone và VinaPhone thì giá cước phí các dịch vụ này của Viettel Telecom không chênh lệch nhiều với hai đối thủ cạnh tranh còn lại. Tuy nhiên, hiện nay việc giá cước rẻ không phải là điều quyết định người dùng có sử dụng một mạng viễn nào đó hay không. Điều quan trọng nhất chính là chất lượng cuộc gọi, thái độ phục vụ & các tiện ích di động… Những khía cạnh dịch vụ này hiện đang là thế mạnh của Viettel Telecom so với hai đối thủ còn lại.
c. Khách hàng
Kinh tế trong nước phát triển đã nâng cao dần tiêu chuẩn sống của người dân Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu kết nối của khách hàng trong xã hội đang gia tăng từng ngày, với mức độ phức
64
dần trở thành một vật phẩm cơ bản cần thiết cho cuộc sống, cũng như là một món đồ thể hiện cho phong cách riêng của chính bản thân.
Theo báo cáo về “Thị trường ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95% và trung bình họ dùng 3 giờ 18 phút để sử dụng Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến. Nhờ giá thành rẻ, dễ tiếp cận với giá khoảng 260.000 VNĐ/tháng, cùng với đó là chất lượng Internet ngày càng được cải thiện, hiện nay đã đạt tới 60,88 Mbps, tăng khoảng 40,7% so với năm 2019 đã khiến Internet được phủ sóng rộng rãi. Thực tế này đã đưa Việt Nam nằm trong TOP 12 những quốc gia có giá thành Internet rẻ nhất trên toàn cầu và đứng thứ 2 Đông Nam Á về tốc độ Internet trên di
động. Cũng theo báo cáo của Appota, cụ thể thời gian trung bình mỗi ngày sử dụng di động
đã có mức tăng trưởng trong năm 2020 là 25%, từ 4 giờ/ngày lên 5,1 giờ/ngày. Lý do tác động lớn nhất dẫn đến sự gia tăng này là do tác động của COVID-19 và khoảng thời gian giãn cách xã hội trước đó đã làm thay đổi thói quen và gia tăng thời gian tương tác với thế giới thông qua smartphone. Nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại di động cao và tỷ lệ hấp thụ tốt, các ứng dụng tại Việt Nam đang có được thuận lợi trong việc phân phối với lượt tải mỗi ứng dụng nhiều hơn 170% so với mức trung bình toàn cầu.
Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 4 năm 2021, Việt Nam có xấp xỉ gần 127 triệu thuê bao điện thoại, đạt mật độ 141,1 thuê bao/100 dân, theo đó nhu cầu của khách hàng với dịch vụ viễn thông là rất lớn. Trong đó, có khoảng 70 triệu thuê bao viễn thông di động có sử dụng dữ liệu (3G, 4G, 5G) và khoảng 57 triệu thuê bao chỉ sử dụng dịch vụ thoại, tin nhắn. Tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định tính cho đến tháng 4 năm 2021 là 17.716.613 thuê bao; tổng số thuê bao Internet băng rộng di động là 68.351.281 thuê bao; tổng số thuê bao truy nhập Internet băng rộng 5.664.923 thuê bao. Theo quan sát những diễn biến trên thị trường có thể mô tả các đặc tính của những khách hàng này như sau:
- Đa số khách hàng của ngành viễn thông Việt Nam còn rất trẻ, số lượng khách hàng dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 66%. Những khách hàng này có khả năng tiếp tục sử dụng các dịch vụ viễn thông thêm ít nhất 20 năm nữa. Vì thế, ngành viễn thông Việt Nam cần có chính sách
ưu tiên giữ chân những khách hàng hiện có của mình.
- 70% khách hàng của ngành viễn thông Việt Nam có mức cước sử dụng điện thoại hàng tháng dưới 300.000 đồng (tương đương với 3.600.000 đồng/năm hay tương đương 160 USD/năm). Những khách hàng sử dụng điện thoại từ 600.000 đồng/tháng trở lên chỉ chiếm 10%. Như vậy, sức mua của khách hàng còn rất thấp. Ngành viễn thông cần có chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng điện thoại nhiều hơn thông qua việc tăng cường cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng.
- 87% khách hàng viễn thông Việt Nam là cá nhân, chỉ có 13% là đối tượng doanh
nghiệp và cơ quan Nhà nước, điều này lý giải tại sao mức cước sử dụng điện của khách hàng rất thấp. Do mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp nên các cá nhân chưa
thể chi quá nhiều cho các dịch vụ viễn thông. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, do nhu cầu công việc nên những đối tượng này sẽ sử dụng dịch vụ viễn thông nhiều hơn. Như vậy, ngành viễn thông Việt Nam cần quan tâm phát triển và giữ chân các khách hàng là doanh nghiệp và các cơ quan. Đây chính là những đối tượng mang lại nguồn doanh thu lớn cho ngành.
2.2.3. Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường nội tại của Tổng công ty viễn thôngViettel a. Nguồn lực tài chính Viettel a. Nguồn lực tài chính
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn của Tổng công ty viễn thông Viettel
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Vốn kinh doanh
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng
chiếm đa số vốn kinh doanh của Tổng công ty viễn thông Viettel, nguyên nhân chủ yếu là năm 2019 và 2020, Viettel Telecom đầu tư rất mạnh tay cho cơ sở hạ tầng để nâng cấp chất lượng dịch vụ 3G, 4G và phát triển dịch vụ 5G. Chính vì vậy, giá trị đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cần thiết cho lâu dài sẽ lớn hơn lượng tài sản lưu động ngắn hạn. Nợ phải trả của Viettel