THỜI GIAN LẶP LẠI HIỆN TƯỢNG.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG KHÍ HẬU ( Phan Văn Tân - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - Chương 1 ppsx (Trang 31 - 32)

Thời gian lặp lại hiện tượng (ký hiệu bằng T) là khoảng thời gian cần thiết

để hiện tượng có thể xuất hiện trở lại sau khi đã xuất hiện. Trong khí hậu, tuỳ

theo các khái niệm xác suất được dùng mà thời gian lặp lại T có những ý nghĩa khác nhau:

• Nếu p là tần suất xuất hiện hiện tượng khí hậu A nào đó thì:

T p

=1 (1.8.1)

47

Nếu P(aj,bj) là xác suất các khoảng trị số thì T là thời gian cần thiết để đại lượng khí hậu X nhận giá trị trong khoảng (aj,bj):

T = 1

P a b( , )j j (1.8.2)

Nếu khái niệm xác suất là suất bảo đảm Φ(aj) thì T là thời gian cần thiết để đại lượng khí hậu X nhận giá trị không nhỏ hơn aj:

T = 1

Φ( )aj (1.8.3)

Nói chung có thể hiểu T là chu kỳ lặp lại của hiện tượng khí hậu. Cần chú ý rằng:

− Nói chung các thành phần kế cận của chuỗi số liệu khí hậu thường cách nhau một năm nên đơn vịđo của T là năm.

− Giá trị của T được xét trên phương diện thống kê, do đó không nhất thiết là cứ

T năm hiện tượng tương ứng đều phải xảy ra.

Ví dụ 1.8 Suất bảo đảm để nhiệt độ trung bình tháng 7 ở một địa điểm vượt quá 32oC là 0.04, tức là Φ(32) = P(t ≥ 32) = 0.04. Vậy T = 1/0.04 = 25 (năm). Ở đây t là nhiệt độ, T là thời gian lặp lại. Giá trị T = 25 năm có nghĩa là nếu hiện tượng t≥32 đã xuất hiện thì nó có thể lặp lại sau 25 năm nữa. Tuy nhiên không nhất thiết đúng 25 năm sau hiện tượng mới xuất hiện trở lại.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG KHÍ HẬU ( Phan Văn Tân - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - Chương 1 ppsx (Trang 31 - 32)