7. Kết cấu luận văn
1.3. Nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Theo Nghiêm Văn Lợi (2015), “Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài
khoản kế toán cần sử dụng. Hệ thống tài khoản kế toán được dùng để phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế theo từng đối tượng kế tốn”[8].
Từ những quan điểm trên có thể thấy rằng việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán cần được xây dựng trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực sẽ làm cho thơng tin kế tốn cung cấp có tính dễ hiểu và có thể so sánh được, các tài khoản có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện ghi chép, phản ánh, kiểm soát thường xuyên, liên tục có hệ thống các đối tượng kế tốn như tình hình tài sản, tiếp nhận, sử dụng kinh phí, các khoản thu, chi hoạt động; kết quả hoạt động, các khoản thanh toán…tại các đơn vị SNCL.
* Nội dung tổ chức hệ thống tài khoản
-Xây dựng danh mục tài khoản kế toán
Hiện nay, các đơn vị SNCL căn cứ vào hệ thống tài khoản kế tốn ban hành quy định tại Thơng tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp, quy định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 [4].
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán được quy định tại Phụ lục số 02 thơng tư 107/2017/TT-BTC.
-Vận dụng TK vào kế tốn các giao dịch chủ yếu:
+ Tài khoản trong bảng: gồm các tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản).
+ Tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (khơng hạch tốn bút tốn đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có) và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nước.
+ Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngồi; nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế tốn vừa phải hạch tốn kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch tốn các tài khoản ngồi bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.
Đối với tài khoản phục vụ mục đích lập báo cáo quyết toán Ngân sách: các đơn vị sự nghiệp cơng lập thực hiện quyết tốn Ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống Mục lục Ngân sách Nhà nước. Hệ thống mục lục NSNN hiện nay gồm các nội dung sau: Mã số danh mục các Chương: đây là hệ thống ký hiệu phản ánh mã số hóa các đơn vị thuộc tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương. Chương dùng để phân loại thu, chi ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền. Mã số danh mục các Loại, khoản của mục lục NSNN bao gồm các ký hiệu các loại, khoản được chia thành các ngành như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, giáo dục, y tế...
Mục dùng để phân loại các khoản thu chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu chi ngân sách nhà nước. Hệ thống ký hiệu của các Nhóm, Tiểu nhóm phản ánh các khoản thu, chi NSNN. Các mục, tiểu mục là cách phân loại các khoản thu, chi một cách chi tiết hơn phục vụ cho công tác lập, phân bổ dự toán ngân sách và kiểm soát các khoản thu chi NSNN. Các quy định khác về tài khoản kế tốn được quy định cụ thể ở Điều 4 Thơng tư 107/2017/TT-BTC.
Sơ đồ kế toán một số phần hành chủ yếu trình bày tại phụ lục:
Phụ lục 1.1: Kế tốn tiếp nhận và sử dụng nguồn thu hoạt động từ NSNN cấp
Phụ lục 1.2. Kế toán tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngồi
Phụ lục 1.3. Kế tốn thu phí, lệ phí và sử dụng nguồn thu phí được khấu trừ, để lại
Phụ lục 1.4. Kế toán doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ Phụ lục 1.5. Kế toán giá vốn hàng bán
Phụ lục 1.6. Kế toán chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Phụ lục 1.7. Kế tốn doanh thu hoạt động tài chính
Phụ lục 1.8. Kế tốn các nghiệp vụ chi phí hoạt động tài chính Phụ lục 1.9. Kế tốn các khoản thu khác
Phụ lục 1.10. Kế toán các khoản chi khác