Xác định nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải bách việt (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Xác định nhu cầu của người lao động

Theo Maslow, con người bị chi phối bởi 5 nhu cầu từ thấp đến cao, tuy nhiên nhu cầu cao nhất ở thời điểm hiện tại sẽ tạo ra động lực thúc đẩy con người hành động. Hành vi của người lao động thực hiện cũng luôn hướng tới mục tiêu cá nhân được thỏa mãn như có mức lương cao, có cơ hội thăng tiến, được người khác tôn trọng. Chính vì thế tạo động lực cho người lao động trước hết phải xác định được nhu cầu, mong muốn của họ là gì để tìm cách thỏa mãn nó.

Trong tập thể mỗi người lao động là những cá nhân khác nhau về tuổi tác, giới tính, tính cách, trình độ,… vì vậy mà nhu cầu của họ cũng không giống nhau. Nhu cầu của người lao động có thể được xác định thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi với hệ thống câu hỏi đã được thiết kế sẵn hoặc thông qua phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với người lao động. Trên cơ sở kết quả thu thập được sẽ tiến hành phân tích và lựa chọn các nhu cầu để đáp ứng.

 Xác định nhu cầu tài chính:

- Nhu cầu về tiền lương: đây là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình họ trang trải mọi chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết. Nếu doanh nghiệp trả lương để người lao động đủ sống thì có thể tính đến các động lực kích thích khả năng làm việc của họ sau đó. Còn nếu doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu này thì sẽ mất đi những người lao động tốt bởi họ sẽ tìm đến những doanh nghiệp trả mức lương tốt hơn - Nhu cầu về tiền thưởng: tiền thưởng góp phần bổ sung thêm vào thu nhập của người lao động, là công cụ quan trọng trong việc kích thích lao động, thôi thúc con người sự hãnh diện, niềm tự hào được tôn vinh, sự nổi trội trước cộng đồng. Tiền thưởng đúng lúc, đúng cách sẽ thôi thúc con người lòng nhiệt huyết, sự cố gắng để làm việc tốt hơn.

- Nhu cầu về phúc lợi, dịch vụ: là nhu cầu góp phần nâng cao và đảm bảo đời sống, chất lượng sống cho người lao động, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với đời sống và sự phát triển toàn diện của người lao động. Phúc lợi càng cao thì khả năng người lao động gắn bó với công việc, với doanh nghiệp càng lớn.

 Xác định nhu cầu phi tài chính:

- Nhu cầu về ổn định việc làm: không người lao động nào không mong muốn có được sự ổn định trong công việc. Sự ổn định có thể là mức lương phù hợp với yêu cầu công việc, cũng có thể là sự gắn bó với doanh nghiệp, môi trường làm việc, từ đó giúp cho người lao động có thể yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

- Nhu cầu về đào tạo, thăng tiến: người lao động có nhu cầu được cấp

trên đánh giá cao khi hoàn thành tốt nhiệm vụ và được đánh giá cao kết quả làm việc của họ.

- Nhu cầu được giao lưu, học hỏi, được giao tiếp, tổ chức phục vụ nơi làm việc: có những người lao động làm việc vì đam mê, vì sở thích. Họ

cho doanh nghiệp, hoặc họ cũng thích công việc tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp, khách hàng.

Nhu cầu tài chính và nhu cầu phi tài chính có mối quan hệ qua lại. Do vậy trong quản lý lao động, các nhà quản lý không được xem nhẹ nhu cầu nào mà phải biết kết hợp một cách hài hòa, đan xen để kích thích, động viên người lao động làm việc hăng say và tích cực.

Một số biện pháp có thể sử dụng để xác định nhu cầu của người lao động như: Phát phiếu khảo sát người lao động, phỏng vấn các nhân viên, công ty xây dựng hòm thư góp ý. Trong các cuộc họp, đối thoại giữa nhân viên và cấp trên có thể tìm hiểu mong muốn nguyện vọng của nhân viên. Các biện pháp trên có thể thực hiện hàng tháng hoặc quý. Tuy nhiên phải kịp thời với mong muốn của nhân viên, không để nhân viên có tinh thần đi xuống thấp, hoặc xảy ra tình trạng nghỉ việc nhiều mới tìm hiểu nguyên nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải bách việt (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w