Đánh giá thỏa mãn nhu cầu tạo động lực của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải bách việt (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.3. Đánh giá thỏa mãn nhu cầu tạo động lực của người lao động

Không phải bất cứ việc đáp ứng nào của doanh nghiệp cũng đúng và thỏa mãn được nhu cầu của người lao động. Vì vậy, sau khi ra các biện pháp đáp ứng, các doanh nghiệp phải tổ chức đánh giá lại xem mức độ thỏa mãn người lao động như thế nào, để từ đó đìều chỉnh lại các biện pháp cho tốt hơn. Để làm được việc này, các doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của người lao động, lập bảng hỏi, tham khảo ý kiến của đại diện người lao động (Công đoàn, Đoàn thanh niên, phụ nữ, các hiệp hội,...) có xem xét đến những biến động bên ngoài liên quan đến việc gia tăng nhu cầu chung. Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp không quan tâm đến những xu hướng chung về nhu cầu xã hội nhất là không tính đến những công bằng trong cũng như công bằng ngoài, đặc biệt là biện pháp của đối thủ cạnh tranh. Việc tiến hành đánh giá sẽ cho phép doanh nghiệp biết được những bất cập, sự không tương thích

của các biện pháp để đưa ra xem có thực sự còn phù hợp nữa không. Theo quy luật chung thì nhu cầu của con người là vô hạn, luôn gia tăng, mỗi thời điểm, điều kiện nhất định và tương đối khác nhau đều có nhu cầu khác nhau. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tổng kết đánh giá để điều chỉnh mức độ, cũng như các bỉện pháp đáp ứng cho phù hợp. Điều này cũng lý giải tại sao có doanh nghiệp chỉ chi phí một lượng tiền rất ít nhưng lại rất hiệu quả, mọi người rất phấn khởi, rất hài lòng với doanh nghiệp. Sự phấn khích, tính tích cực trong công việc nhiều khi là do thái độ ứng xử, phong cách của người lãnh đạo đối với nhân viên. Vì thế, khi đánh giá cũng cần có các tiêu chí liên quan đến phong cách, phẩm chất của người lãnh đạo hay từ phía người lãnh đạo đối với người lao động.

Như vậy, việc đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu người lao động cần phải được thực một cách khoa học và khéo léo, như thế mới tạo được động lực lớn cho người lao động. Một số tiêu chí đánh giá mức đọ thỏa mãn của công tác tạo động lực lao động như:

- Kết quả thực hiện công việc: Nếu người lao động thỏa mãn nhu cầu thì kết quả thực hiện công việc sẽ tốt lên, năng suất lao động tăng, biểu hiện là số lượng sản phẩm làm ra, hay doanh số sẽ tăng lên, thời gian lao động cho một sản phẩm giảm đi.

- Tỷ lệ nghỉ việc: Tỷ lệ thôi việc thấp hoặc thậm chí bằng 0 cho thấy doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt. Điều này thể hiện sự thiếu việc làm trong khu vực, hoặc những ràng buộc về tài chính khiến người lao động gắn bó với công ty. Cũng có thể do công ty có đội ngũ nhân viên đã già, họ không muốn thay đổi môi trường làm việc mới nữa.

- Tỷ lệ luân chuyển người lao động: là việc chuyển đổi người lao động từ vị trí việc làm này sang vị trí việc làm khác tương đương hoặc thấp hơn vị trí hiện tại, nhằm thực hiện mục tiêu chung của công ty. Người lao động khi làm thuần thục một công việc sẽ dần đến tình trạng nhàm chán trong công việc. do vậy việc luân chuyển công việc cũng là một biên pháp làm mới công

việc, giúp họ phát huy năng lực sáng tạo bản thân. Ngược lại khi người lao động không phù hợp với vị trí công việc, năng suất thấp, để tận dụng nguồn nhân lực công ty có thể luận chuyển vị trí phù hợp hơn với người lao động. - Tỷ lệ vi phạm kỷ luật lao động: khi người lao động được thỏa mãn với các nhu cầu của mình họ sẽ cố gắng làm việc và ít vi phạm các quy định của công ty hơn, họ làm việc vì mục tiêu phát triển công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải bách việt (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w