7. Kết cấu của luận văn
2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực tại Cơng ty Cổ phần Sản xuất Vật
2.2.3. Lựa chọn biện pháp tạo động lực lao động thơng qua các kích thích tinh
thích tinh thần
2.2.3.1. Thi đua, khen thưởng
Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện khuyến khích bằng các phần thưởng là các danh hiệu thi đua, khen thưởng :
Danh hiệu thi đua cá nhân: Lao động tiên tiến, anh hùng lao động... Danh hiệu thi đua tập thể: Tập thể lao động tiên tiến, đơn vị quyết thắng, tập thể lao động xuất sắc..
Các hình thức khen thưởng: Huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen,...
- Cụ thể là năm 2020 đã có nhiều tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc được hội đồng thi đua khen thưởng của công ty đề nghị và được cấp khen thưởng như sau:
+ Về tập thể: 21 lượt Tổ được công nhận là tổ lao động tiên tiến + Về cá nhân: Lao động tiên tiến có 120 cá nhân được khen thưởng Bên cạnh đó, Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, Công ty đã thành lập Ban chấp hành Cơng đồn ln chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ cơng nhân viên (CBCNV), đồn viên và người lao động. Đặc biệt, Công ty đã thành lập Câu lạc bộ quần vợt vật liệu xây dựng thu hút đông đảo thành viên tham gia tập luyện và thi đấu tham gia các giải do Liên đoàn quần vợt tỉnh Cao Bằng tổ chức.
2.2.3.2. Đào tạo
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch đào tạo của công ty, công ty sẽ trích từ tổng quỹ lương dành cho công tác đào tạo nhằm hỗ trợ CBCNV nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, bao gồm đào tạo nội bộ, đào tạo bên ngoài và tổ chức các đợt tham quan, học tập tại các tỉnh khác.
Tiêu biểu như vào năm 2018-20120, công ty đã đầu tư số tiền hơn 200 triệu đồng trích từ chi phí quản lý doanh nghiệp để đưa cán bộ công nhân viên
đi đào tạo và đào tạo lại tại các nhà máy có cùng cơng nghệ và sản phẩm tại tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Quảng Ninh.
Các điều kiện tiêu chuẩn của CBCNV khi tham gia các khóa học được quy định tại quy chế đào tạo của công ty. CBCNV đăng ký tham dự các chương trình đào tạo được cơng ty tài trợ, nếu không tham dự phải bồi thường 100% chi phí; Nếu học khơng đạt u cầu cần phải tự đóng tiền học lại. CBCNV phải thực hiện việc cam kết thời gian phục vụ sau đào tạo theo hợp đồng đào tạo, nếu vi phạm sẽ bồi thường chi phí theo tỷ lệ thời gian cam kết phục vụ. Công ty xem xét, hỗ trợ một phần hoặc tồn bộ học phí cho các khóa học.
Điều kiện để hỗ trợ học phí:
CBCNV khối gián tiếp, bán gián tiếp có thời gian làm việc liên tục cho cơng ty ít nhất từ 01 năm trở lên.
Chương trình đăng ký đào tạo phù hợp với yêu cầu cơng việc. Có cam kết tuân thủ quy định về đào tạo và bồi thường. Hồ sơ đề nghị cấp học phí cần được đánh giá, xác nhận bởi cấp quản lý trực tiếp trước khi chuyển về phòng nhân sự.
Hàng năm, nhân viên phụ trách đào tạo gửi phiếu xác nhận nhu cầu đào tạo cho các phòng ban, đơn vị trong tồn cơng ty, rồi gửi lên liên đoàn lao động tỉnh để xác nhận. Sau đó trưởng các phịng ban sẽ xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị mình, điền vào phiếu yêu cầu đào tạo về phòng tổ chức tổng hợp, rồi đưa ra kế hoạch đào trình bày trước hội đồng cơng ty.
Mục tiêu đào tạo của công ty trong giai đoạn 2018-2020 đưa ra không rõ ràng khá chung chung, khơng có mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng hay từng thời gian nhất định. Ví dụ như:
Đào tạo nâng bậc cơng nhân nhằm khuyến khích, động viên tạo điều kiện cho công nhân công nhân hăng hái học tập, nâng cao trình độ tay nghề.
Khóa học đào tạo vệ sinh an toàn lao động nhằm nâng cao kiến thức hiểu biết về an tồn lao động cho tồn đội ngũ cơng nhân viên trong công ty.
Hàng năm công ty đều lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các khóa tập huấn kỹ năng, kỹ thuật định kỳ đối với cán bộ phịng kỹ thuật - cơng nghệ và công nhân kỹ thuật cũng như bộ phận phụ trợ, phục vụ sản xuất; các lớp đào tạo bổ sung/nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn dành cho cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban, bộ phận. Ngoài ra cịn có các khóa huấn luyện kỹ năng an toàn vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy, huấn luyện qn sự,… cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên của nhà máy. Để xác định nhu cầu đào tạo, nhà máy chủ yếu dựa vào các yếu tố sau:
Định hướng, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và nhà máy trong tương lai do ban lãnh đạo công ty đề ra.
Từ nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm hoặc từng kỳ (3 hoặc 6 tháng), phân tích tình hình lao động hiện tại của nhà máy để xác định đối tượng và nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực.
Căn cứ vào sự thay đổi của kỹ thuật- công nghệ, cải tiến dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất dẫn đến việc cần đào tạo bổ sung, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ, công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng u cầu cơng việc.
Dựa vào tiêu chuẩn vị trí, chức danh cơng việc và những địi hỏi về mặt chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên đảm nhiệm để kịp thời đào tạo bổ sung, đào tạo lại, tập huấn cho phù hợp với công việc.
Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, Trưởng các phòng ban, bộ phận sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể chuyển về phòng Tổ chức của nhà máy để tập hợp và trình lên Giám đốc nhà máy phê duyệt. Phòng Tổ chức sẽ phối hợp với các bộ phận, đơn vị liên quan để tổ chức và triển khai các kế hoạch đào tạo hàng năm đã được phê duyệt.
Bảng 2.9: Số khóa đào tạo, lƣợt ngƣời lao động đƣợc đào tạo trong 3 năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
LĐTT LĐGT LĐTT LĐGT LĐTT LĐGT
Số khóa đào tạo Khóa 10 5 10 6 12 7
Số lượt NLĐ đào tạo Lượt người 220 150 240 182 261 192 Kinh phí đào tạo Triệu đồng 141 82 145 96 180 110 Nguồn: Phịng TC-HC
Qua bảng trên có thể thấy công tác đào tạo đã được ban lãnh đạo công ty quan tâm và đầu tư một khoản kinh phí hàng năm khá lớn. Nội dung các khóa đào tạo chủ yếu là bồi dưỡng tay nghề cho công nhân kỹ thuật, tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ quản lý và nhân viên các phịng ban, tập huấn về văn hóa doanh nghiệp và an toàn vệ sinh lao động. Phương pháp đào tạo được sử dụng chủ yếu là tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn ngay tại nơi làm việc, kèm cặp chỉ dẫn, hội nghị, hội thảo hoặc cử đi học có hỗ trợ kinh phí.
2.2.3.3. Thăng tiến
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng có lực lượng lao động là 229 người lao động, nhưng trong cơng ty lại ít có sự biến động về nhân sự. Sự thăng tiến thường rất chậm. Cơng ty cũng khơng có tiêu chí, quy trình thăng tiến cụ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích cho sự ra đi của những người lao động đã có kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng tốt.
2.2.3.4. Bố trí cơng việc hợp lý
Cơng ty cổ phần vật liệu xây dựng Cao Bằng có thực hiện quy trình thực hiện phân tích nhiệm vụ và tiêu chuẩn công việc. Sau đây là quy trình phân tích cơng việc tại cơng ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng
Phân tích cơng việc là một hoạt động rất quan trọng, nó giúp cho người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình một cách cụ thể đối với người
lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó và nhờ đó người lao động hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ trách nhiệm của mình trong cơng việc, từ đó có động lực lao động thúc đẩy nâng cao năng suất, hiệu quả cho công ty. Công ty đã tổ chức thực hiện công tác phân tích cơng việc kể từ khi chính thức thành lập và đi vào hoạt động. Hoạt động này được công ty rất chú trọng. Cơng tác phân tích cơng việc được cơng ty thực hiện như sau:
Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc điều hành chỉ đạo phòng tổ chức - hành chính phối hợp với các phịng ban khác trong cơng ty thực hiện cơng tác phân tích cơng việc để đảm bảo sự phân công rõ ràng trong nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữ những người lao động làm các công việc khác nhau, để giúp cho người lao động làm các công việc khác nhau, để giúp cho người lao động hiểu rõ mình phải thực hiện những nhiệm vụ gì và có trách nhiệm như thế nào.
Phịng tổ chức - hành chính sẽ có cơng văn đề nghị các trưởng phịng, ban khác trong cơng ty thực hiện cơng tác phân tích cơng việc cho tất cả các cơng việc của phịng ban đó. Trong đó có hướng dẫn, tại mỗi cơng việc cần nêu rõ cho người lao động cần phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và có những quyền hạn nào. Các trưởng phòng, ban khác chủ yếu bằng kiến thức chuyện môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ, bằng sự hiểu biết công việc, bằng kinh nghiệp bản thân trong lĩnh vực đó, một phần kết hợp với thông qua hằng ngày làm việc với người lao động, trao đổi, thảo luận với họ để bổ sung thông tin về những nhiệm vụ, trách nhiệm cần thực hiện... Để từ đó các trưởng phịng ban, trực tiếp có văn bản phân tích cơng việc. Văn bản đó sẽ được bàn giao cho phịng tổ chức - hành chính rồi sẽ được đưa trình phó tổng giám đốc điều hành cơng ty duyệt. Sau khi được thơng qua văn bản phân tích cơng việc sẽ được gửi tới các phòng, ban và lưu lại tổ chức nhân sự. Mỗi vị trí cơng việc cơng ty có bản mơ tả công việc, bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc riêng.
Mỗi bản này lại được chia thành 3 loại đó là cán bộ quản lý, nhân viên và công nhân. Trong bản này, công ty tập trung một số nội dung như: Phần xác định công việc bao gồm chức danh cơng việc, phần tóm tắt các nhiệm vụ thuộc về công việc, các yêu cầu của công việc đối với người thực hiện như trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm cần có của người lao động đó.
- Tổ chức các phong trào thi đua
Hiện nay lao động tồn Cơng ty là 229 người. Với lực lượng lao động như vậy, nhưng quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động luôn được duy trì một cách hài hịa và ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Công ty trong hơn nửa thế kỷ qua. Một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất mang lại thành công cho Công ty chính là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa lãnh đạo Công ty và tập thể Ban Chấp hành Cơng đồn Cơng ty. Cơng đồn Cơng ty đã góp phần kết nối giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhằm đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Để thực hiện mục tiêu, công tác triển khai các phong trào thi đua phải luôn đi trước một bước. Do đó, Cơng đồn Cơng ty đã thực hiện tốt Quy chế phối hợp hoạt động giữa Tổng Giám đốc và Ban Chấp hành Cơng đồn để tổ chức các phong trào thi đua góp phần hồn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Một là, Cơng đồn Cơng ty đã chủ động xây dựng “Quy chế phối hợp
giữa Ban Chấp hành Cơng đồn với Tổng Giám đốc Công ty”. Để Quy chế gắn liền với trách nhiệm, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, BCH Công đồn Cơng ty đã nghiên cứu, tìm hiểu về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Cơng đồn Việt Nam cũng như các văn bản quy định của Cơng đồn cấp trên. Ngồi ra, việc đánh giá tình hình thực tế doanh nghiệp cũng như tìm hiểu tâm lý, tình cảm của lãnh đạo Công ty,
tâm tư, nguyện vọng của người lao động cũng là những cơ sở quan trọng trong việc đưa ra những nội dung trong Quy chế phối hợp có tính sát thực và dễ thi hành trên thực tế.
Hai là, nội dung xây dựng và triển khai các phong trào thi đua trong
Quy chế phối hợp được coi là một nội dung quan trọng, xuyên suốt đồng thời gắn liền với hoạt động sản xuất- kinh doanh của Cơng ty. Có thể thấy rằng, khi một chủ trương được lãnh đạo đưa ra mà khơng có sự đồng thuận của tập thể người lao động thì chủ trương đó thực hiện rất khó khăn và hiệu quả khơng cao. Vì vậy, sự hưởng ứng của người lao động thông qua các phong trào thi đua là hết sức cần thiết và trực tiếp quyết định sự thành công của doanh nghiệp và người lãnh đạo. Trong thời gian qua, hoạt động SXKD của Công ty gặp nhiều khó khăn. Song, tại Công ty, các phong trào thi đua vẫn được duy trì thường xun, tích cực, trở thành động lực quan trọng giúp người lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, yên tâm công tác và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban lãnh đạo Cơng ty. Có được điều này, mỗi cán bộ cơng đồn cơng ty đã thực sự là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người lao động phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trên từng cương vị công tác.
Ba là, trong thực hiện Quy chế phối hợp, Ban Chấp hành Cơng đồn
Cơng ty đã chủ động tham mưu, đề xuất với Tổng Giám đốc Công ty nhiều hình thức, nội dung phong trào thi đua đa dạng, phong phú, đồng thời luôn tổ chức các hoạt động tổng kết, đánh giá, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc một cách kịp thời. Qua hoạt động tổng kết và biểu dương các tập thể, cá nhân đã khơi dậy tinh thần hăng hái thi đua trong lao động sản xuất và công tác, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua của đông đảo người lao động trong tồn Cơng ty.
Đặc biệt, trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, thực hành tiết kiệm, Ban Chấp hành Cơng đồn Cơng ty đã chủ động đề
xuất xây dựng tổ hỗ trợ sáng kiến từ cơ sở nhằm phát động nhiều sáng kiến, thực hành tiết kiệm, đề xuất nhiều giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho lao động.
Trong phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, Cơng đồn Cơng ty đã chủ động tham mưu xây dựng các thiết chế văn hoá phù hợp điều kiện của doanh nghiệp; củng cố, sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị, các cơng trình văn hố thể thao, thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ thể thao quần chúng như câu lạc bộ: Bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng và tennis. Đặc biệt Công ty đã trang bị các dụng cụ tập luyện thể thao lắp đặt tại sân vận động, khu tập thể công nhân thu hút hàng trăm lượt người tham gia luyện tập hàng ngày, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao chào mừng các ngày lễ lớn trong năm với các mơn: Bóng đá nam, bóng chuyền nam - nữ, bóng bàn, cầu lơng, quần vợt. Tổ chức hội diễn văn nghệ công nhân lao động mừng ngày truyền thống Công ty. Tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng ngành Công Thương, tham gia Hội thi nấu ăn với chủ