Cải thiện yếu tố tâm sinh lý lao động

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc tại công ty cổ phần sách và thiết bị trường học hà nội (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Nội dung và biện pháp cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp

1.2.2. Cải thiện yếu tố tâm sinh lý lao động

1.2.2.1. Cải thiện mệt mỏi trong lao động

Mệt mỏi là trạng thái phức tạp của cơ thể xảy ra sau một quá trình làm việc biểu thị bằng sự suy giảm khả năng lao động và có cảm giác khó chịu. Hay mệt mỏi là do rối loạn các chức năng điều hòa phối hợp của hệ thần kinh trung ương dẫn đến làm giảm hoặc ngừng hoạt động của tất cả các hệ thống.

Mệt mỏi được chia làm nhiều loại như:

- Mệt mỏi thần kinh gây ra bởi sự căng thẳng của chức năng thần kinh vận động.

- Mệt mỏi tâm lý gây ra bởi lao động trí óc.

- Mệt mỏi mắt gây ra bởi sự căng thẳng của cơ quan thị giác. - Mệt mỏi gây ra bởi công việc đơn điệu hoặc cơ quan thị giác. - Mệt mỏi mãn tính gây ra bởi nguyên nhân khác nhau và kéo dài. Mệt mỏi trong lao đông làm giảm năng suất lao động, dễ bị xảy ra tai nạn lao động…. Khi mệt mỏi, người lao động cảm giác khó chịu, buồn chán công việc. Nếu được nghỉ ngơi, các biểu hiện trên mất dần, khả năng lao động được phục hồi. Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi thì không còn là hiện tượng sinh lý bình thường mà đã chuyển sang tình trạng bệnh lý do sự tích chứa mệt mỏi làm rối loạn các chức năng thần kinh và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây mệt mỏi trong lao động, dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu như: ngồi làm việc liên tục và kéo dài, giữa ca làm việc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, những công việc có tính chất đơn điệu, kích thích đều đều gây buồn chán, nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại như tiếng ồn, môi trường làm việc bị ô nhiễm, nhiệt độ ánh sáng không hợp lý..., làm việc ở tư thế gò bó: đứng ngồi bắt buộc…, ăn uống không đảm bảo khẩu phần về năng lượng cũng như về sinh tố, các chất dinh dưỡng cần thiết..., bố trí công việc quá khả năng hoặc sức khoẻ mà phải làm những việc

cần gắng sức nhiều..., do căng thẳng quá mức của cơ quan phân tích như thị giác, thính giác, tổ chức lao động thiếu khoa học, những nguyên nhân về gia đình, xã hội ảnh hưởng đến tình cảm tư tưởng của người lao động.

Biện pháp cải thiện:

- Tự cho mình thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. - Ăn uống đa dạng, hợp lý hơn.

- Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhằm loại trừ các yếu tố có hại.

- Bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không kéo dài thời gian làm việc quá mức quy định, không bố trí làm việc thêm giờ quá nhiều.

- Rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường nghỉ ngơi tích cực.

- Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu ngành nghề, lao động tự giác, tăng cường các biện pháp động viên tình cảm, tâm lý nhằm loại những nhân tố tiêu cực dẫn đến mệt mỏi về tâm lý, tư tưởng.

- Tổ chức tốt các khâu về gia đình, xã hội nhằm tạo ra cuộc sống vui tươi lành mạnh để tái tạo sức lao động, đồng thời ngăn ngừa mệt mỏi.

1.2.2.2. Cải thiện tư thế lao động

Tư thế bắt buộc trong lao động là tư thế lao động mà người lao động phải cố gắng duy trì, giữ mãi một tư thế mới đảo bảo được quy trình làm việc. Có thể là những tư thế làm việc gò bó không thoải mái là tư thế đứng, ngồi quá lâu, khom lưng, vặn mình hay công việc làm cho cơ thể chịu đựng quá tải và dụng cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể với hình dạng, trọng lượng, kích thước… Có thể sẽ đè lên bộ phận của cơ thể khi làm việc thường xuyên và lâu dài. Do yêu cầu sản xuất, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tư thế riêng. Người ta chia tư thế làm việc thành hai loại tư thế là tư thế lao động đứng bắt buộc và tư thế lao động ngồi bắt buộc:

- Có thể làm vẹo cột sống, làm dãn tĩnh mạch ở kheo chân. Chân bẹt là một bệnh nghề nghiệp rất phổ biến do tư thế đứng bắt buộc gây ra.

- Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu gối bị biến dạng có thể bị bệnh khuỳnh chân dạng chữ O hoặc chữ X.

- Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nữ, gây ra sự tăng áp lực ở trong khung chậu làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh hoặc gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt.

 Tư thế lao động ngồi bắt buộc:

- Nếu ngồi lâu ở tư thế bắt buộc sẽ dẫn đến biến dạng cột sống.

- Làm tăng áp lực trong khung chậu và cũng gây ra các biến đổi vị trí của tử cung và rối loạn kinh nguyệt.

- Tư thế ngồi bắt buộc còn gây ra táo bón, hạ trĩ. - So với tư thế đứng thì ít tác hại hơn.

Biện pháp cải thiện:

- Sử dụng bàn ghế phù hợp với thể trạng của mỗi cá nhân. - Hạn chế mang, vác nhưng đồ dùng, trang thiết bị cồng kềnh.

- Cải tiến thiết bị và công cụ lao động để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.

- Rèn luyện thân thể để tăng cường khả năng lao động và khắc phục mọi ảnh hưởng xấu do nghề nghiệp gây ra, còn có tác dụng chỉnh hình trong các trường hợp bị gù vẹo cột sống và lấy lại sự thăng bằng do sự đè ép căng thẳng quá mức ở bụng.

- Tổ chức lao động hợp lý: bố trí ca kíp hợp lý, nghỉ ngơi thích hợp để tránh tư thế ngồi và đứng bắt buộc quá lâu ở một số ngành nghề.

1.2.2.3. Cải thiện nhịp độ lao động

Nhịp độ lao động là tần số lặp đi lặp lại các thao tác của người lao động. Nếu nhịp độ làm việc quá nhanh hay quá chậm thì đều ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất lao động. Ngày nay, con người đang được làm việc

trong môi trường công nghiệp hóa hiện đại hóa, được làm việc dưới những máy móc công nghệ tiên tiến, dưới những dây chuyền hiện đại đòi hỏi phải làm việc với tần suất nhất định.

Tuy nhiên, con người không thể làm việc với cùng một tần suất trong thời gian dài, nó sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe, gây mệt mỏi về chân tay cũng như tinh thần, gây chán nản trong công việc dẫn tới ảnh hưởng trong năng suất lao động.

Biện pháp cải thiện:

- Cần có những thời gian giải lao nhỏ trong thời gian làm việc để nghỉ ngơi tái tạo sức lao động.

- Tạo lịch trình làm việc cụ thể, phân chia công việc phù hợp.

- Động viên tinh thần người lao động hay trong quá trình lao động cho người lao động được nghe những bản nhạc phù hợp vừa là để thư dãn vừa tạo động lực làm việc...

1.2.2.4. Cải thiện tính đơn điệu trong lao động

Khi công việc đòi hỏi phải phân chia nhỏ quá trình làm việc dẫn đến sự chuyên môn hóa trong lao động thì tính đơn điệu trong lao động tất yếu sẽ xảy ra. Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi, tại văn phòng làm việc thì lại càng không thể thiếu, nó phản ánh phần nào hoạt động tư duy của con người, thúc đẩy khả năng sáng tạo và năng lực trí tuệ. Tiến bộ khoa học đã khơi sâu thêm sự phân hóa lao động và lao động được chuyên môn hóa thành những thao tác cơ bản. Bên cạnh tiến bộ của khoa học kỹ thuật là sự đơn điệu trong lao động. Điều này ảnh hưởng đến sự sáng tạo và phát triển nhân cách người lao động, tạo sự nhàm chán, mệt mỏi trước thời gian, có thể gây ức chế cho người lao động.

Ảnh hưởng của tính đơn điệu: Làm mất hứng thú trong công việc; Gây ảo giác hay sự nhận biết nhầm lẫn về độ dài thời gian; Gây buồn ngủ, ức chế thần kinh.

Biện pháp cải thiện:

- Hợp nhất nhiều thao tác có tính đơn lẻ.

- Luân phiên công nhân làm các thao tác khác nhau trong một ca sản xuất. - Thay đổi nhịp độ của máy móc.

- Tổ chức khen thưởng vật chất và tinh thần hơp lý.

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc tại công ty cổ phần sách và thiết bị trường học hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)