Giá trị nồng độ tối đa cho phép hạt bụi

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc tại công ty cổ phần sách và thiết bị trường học hà nội (Trang 26 - 28)

Nhóm bụi Hàm lƣợng Silic Nồng độ bụi toàn phần (hạt/cm3) Nồng độ bụi hô hấp Lấy theo ca Lấy theo thời điểm Lấy theo ca Lấy theo thời điểm 1 Lớn hơn 50 đến 100 200 600 100 300 2 Lớn hơn 20 đến 50 500 1000 250 500 3 Lớn hơn 5 đến 20 1000 2000 500 1000 4 Nhỏ hơn hoặc bằng 5 1500 3000 8000 1500

(Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 5509 – 1991)

Biện pháp cải thiện:

- Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn gây bụi, phun nước làm giảm lượng bụi lơ lửng trong không khí, dùng các thiết bị hút bụi... Trước hết là bụi hô hấp gây bệnh bụi phổi, tăng cường vệ sinh công nghiệp bằng máy hút bụi, đặc biệt quan tâm đến các bụi dễ gây ra cháy, nổ.

- Sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Thường xuyên vệ sinh văn phòng bằng các chất tẩy rửa tự nhiên, hạn chế các thành phần hóa học có độc tố như NH3. Lau chùi các hệ thống thông khí, thông gió, điều hòa, quạt trần để ngăn chặn sự tích tụ lâu ngày của bụi bẩn.

- Mở cửa sổ để đón bầu không khí tự nhiên bên ngoài môi trường cũng như để tăng sự lưu thông không khí.

- Tạo môi trường làm việc xanh với cây cối.

1.2.1.4. Về tia bức xạ, tia hồng ngoại, ion hóa và cường độ chiếu sáng

Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.

Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.

Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ: bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi; tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tăng năng suất lao động. Khi chiếu sáng không cần đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động… Về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc tại công ty cổ phần sách và thiết bị trường học hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)