7. Kết cấu của đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc trong doanh nghiệp
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1. Chính sách Nhà Nước
Ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các văn bản pháp luật cũng như hệ thống các văn bản có liên quan quy định về vấn đề đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh đã ra đời và dần từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế. Việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật như: Luật Công đoàn (2012), Luật Lao động (2012), Luật An toàn vệ sinh Lao động (2015), Luật bảo hiểm xã hội (2014), Luật bảo vệ môi trường (2014)… Mặc dù mỗi văn bản pháp lý đề cập với mức độ khác nhau, song nhìn chung đều toát lên một nội cung cơ bản là công nhận quyền được đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn và vệ sinh của người lao động, cũng như quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, người sử dụng lao động và những tổ chức có liên quan đến việc
hạn chế ô nhiễm môi trường lao động sản xuất và bảo vệ người lao động. Ngoài ra, Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động, quy phạm quản lý đối với từng loại máy, thiết bị, công trình, kho tàng, hóa chất, nơi làm việc; người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn. Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện. Khi người lao động phải tiếp xúc với môi trường làm việc bị ô nhiễm và hóa chất độc hại thì vấn đề an toàn và sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn. Những gì mà con người chúng ta làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đó là do các nhà quản lý đã không tự giác ý thực đảm bảo điều kiện công việc tốt cho người lao động của mình. Họ không làm tốt công tác an toàn và sức khỏe một phần do thiếu hiểu biết về những nguy hiểm đang tiềm ẩn trong chính những điều kiện làm việc không đảm bảo. Nhưng cũng có lúc họ hiểu biết rõ ràng đầy đủ về mối hiểm họa đó mà vẫn không cải thiện được tình hình.
Các tổ chức, doanh nghiệp đều chịu sự tác động và quản lý của nhà nước bằng pháp luật và các chủ trương, chính sách. Nếu nhà nước có sự tác động hợp lý, hay có cách quản lý hiệu quả tạo điều kiện cho doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, làm tốt công tác an toàn và vệ sinh lao động, tăng hiệu quả làm việc, tạo môi trường làm việc thoải mái, bầu không khí tâm lý không căng thẳng, tăng năng suất lao động, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài ra Nhà nước cũng nên tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn cho người lao động. Và nên thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện những sai sót của các doanh nghiệp khi không thực hiện hoặc thực hiện chống đối việc cải thiện điều kiện môi trường làm việc để nhanh chóng tìm cách giải quyết, tạo môi trường làm việc đảm bảo cho người lao động.
1.3.2.2. Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu,thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ,
bảo quản hàng hoá, đặc biệt là sức khỏe người lao động. Nước ta có 2 mùa rõ rệt là mùa đông với khí hậu lạnh giá và mùa hè khô nóng vì vậy doanh nghiệp phải có những biện pháp giảm thiểu, khắc phục ảnh hưởng của thời tiết gây ra đối với sức khỏe lao động và năng suất lao động. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng có sẵn của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối… Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố đinh mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng… Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh… Nếu thế mạnh đó tốt sẽ tăng doanh thu và doanh nghiệp sẽ có nguồn tài chính hơn đầu tư cho điều kiện người lao động.
1.3.2.3. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
Ngoài ra, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác cũng tác động một phần đến việc cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ canh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường, cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn. Có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhà quản trị, nhà lãnh đạo phải nâng cao chất lượng về mọi mặt để sản phẩm được hoàn thiện hơn, và để làm được điều đó thì phải thu hút được nhân lực chất lượng cao có tri thức, có kinh nghiệm và sáng tạo không ngừng…doanh nghiệp phải có những đãi ngộ về điều kiện lao động, lương thưởng. Đó như môt cuộc tranh đua về mặt điều
kiện đãi ngộ cho công nhân thu hút nhân tài để mang về lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp khác thực hiện cải thiện điều kiện lao động mà doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của công người lao động, có sự so sánh lợi ích làm việc từ đó ảnh hưởng tới quá trình lao động.
1.4. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp tƣơng đồng về cải thiện