Các biện pháp kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 32 - 35)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.3.5. Các biện pháp kiểm soát rủi ro

Biểu đồ 1.3. Mô hình tháp kiểm soát rủi ro

Các giải pháp kiểm soát rủi ro được xắp xếp theo thứ tự ưu tiên, bao gồm: *Các giải pháp loại ỏ: Loại bỏ các công việc, quá trình, máy móc, nguyên vật liệu gây nguy hại ra khỏi quá trình sản xuất;

*Các giải pháp thay thế:

- Thay thế công việc, quá trình hay nguyên vật liệu bằng công việc, quá trình hay nguyên vật liệu khác ít nguy hại hơn;

- Thiết kế lại quá trình sản xuất sao cho đảm bảo an toàn và vệ sinh hơn. *Các giải pháp kỹ thuật ao gồm:

- Cách li, cô lập, bao kín nguồn để cho người lao động không tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy hại;

- Cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất gây nguy hại;

- Hấp thụ các mối nguy hại (ví dụ: sử dụng các tấm vật liệu xốp che chắn xung quanh máy đột dập, máy phát điện,.. để hấp thụ tiếng ồn);

- Thu bắt và xứ lý các mối nguy hại (ví dụ: bố trí hút bụi, hơi khí độc tại các nguồn phát thải, dẫn ra thiết bị xử lý trước khi thải ra môi trường);

- Pha loãng các chất độc hại nhằm giảm tác hại của mối nguy hại (Ví dụ: trong phân xưởng may, bụi bông lơ lửng trên toàn phân xưởng chúng ta tổ chức

thông gió chung theo sơ đồ thổi-hút toàn phân xưởng để pha loãng nồng độ bụi trong không gian nhà xưởng ).

*Các giải pháp quản lý hành chính ao gồm: - Áp dụng qui trình làm việc an toàn;

- Giám sát, tập huấn cho người lao động nhận biết và biết cách phòng tránh các mối nguy hại;

- Bố trí làm việc luân phiên để giảm bớt tác hại của các mối nguy hại; - Sử dụng rào chắn ngăn chặn các mối nguy hại;

- Vệ sinh nhà xưởng, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; - Vệ sinh cá nhân.

*Giải pháp s dụng các phương tiện ảo vệ cá nhân:

- Đây là giải pháp cuối cùng theo thứ tự ưu tiên được sử dụng khi không thể áp dụng được các giải pháp khác hay khi cần sử dụng bổ sung. PTBVCN được thiết kế, chế tạo nhằm mục đích dành cho người lao động mặc hay đeo vào người khi làm việc, có chức năng bảo vệ người lao động chống lại một hay nhiều mối nguy hại.

Tiểu kết chƣơng 1

Điều kiện lao động là khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố như: yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa; yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics; yếu tố môi trường lao động; yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, TNLĐ.

Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung vào các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra TNLĐ trên 1 công trường xây dựng nên nội dung chính chỉ chú trọng nghiên cứu các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, TNLĐ bằng phương pháp đánh giá rủi ro.

Các chính sách quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở các quốc gia;các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; các thống kê, báo cáo, hồ sõ về tình hình ATVSLĐ các năm, các giai đoạn của các Bộ, ngành có giá trị tham khảo cả về lý luận lẫn thực tiễn cho tác giả khi thực hiện luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG T C AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)