Quá trình hoàn thiện

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 52)

2.6. Đánh giá rủi ro các mối nguy hiểm của một số giai đoạn thi công

 Đánh giá rủi ro của một số giai đoạn thi công:

Bảng 2.1. Đánh giá rủi ro của một số giai đoạn thi công

TT

Mối nguy

Rủi ro ATSKNN

Đánh giá rủi ro

Mô tả Nguyên nhân

Tần suất (T) Mức độ (M) Mức độ rủi ro R= M*T Cấp độ

A Giai đoạn: Ép cọc bê tông, ép cừ larsen

1

Tai nạn giao thông

- Xe chuyên dụng chở robot ép cọc, xe chở cọc bê tông, xe chở cọc cừ larsen, máy cẩu ra vào công trường gây tai nạn.

Tử vong,

chấn thương 2 5 10 IV

2 Vật rơi - Cọc, vật tư, đối trọng bị rơi trong quá trình cẩu, nâng, hạ do đứt cáp, tuột cáp.

Tử vong,

chấn thương 3 5 15 V

3 Đổ sập - Đổ sập robot ép cọc do nền đất yếu, do đối trọng không cân bằng.

Tử vong,

chấn thương 2 5 10 IV

4 Giật điện

- Công nhân bị điện giật khi vận hành robot ép cọc;

- Công nhân bị điện giật khi hàn nối đầu cọc Tử vong, chấn thương 2 5 10 IV 5 Bỏng nhiệt - Công nhân bị bỏng do mạt thép từ máy cắt, máy mài, xỉ từ máy hàn.

Chấn

thương phần mềm

4 1 4 II

6 Cháy nổ

- Cháy nổ do tia lửa nhiệt trong quá trình hàn điện.

- Cháy nổ do chập cháy điện trong quá trình vận hành robot ép cọc, hàn điện

Chấn

TT

Mối nguy

Rủi ro ATSKNN

Đánh giá rủi ro

Mô tả Nguyên nhân

Tần suất (T) Mức độ (M) Mức độ rủi ro R= M*T Cấp độ

B Giai đoạn: Đào đất, vận chuyển đổ thải

1

Tai nạn giao thông

- Xe chở máy đào, xe chở đất thải ra vào công trường gây tai nạn.

Tử vong, chấn thương gãy tay chân, phần mềm 2 5 10 IV 2 Đổ sập

- Đổ máy đào trong quá trình di chuyển từ xe chuyên dụng xuống; - Lật xe chở trong quá trình máy đào di chuyển từ xe chuyên dụng xuống; - Máy đào hoặc xe chở đất đổ, lật do đứng gần miệng hố, sạt lở đất do không đảm bảo độ dốc khi đào hoặc sạt lở do nền đất yếu. Tử vong, chấn thương gãy tay chân, phần mềm 2 5 10 IV

3 Va đập - Cần, gầu máy đào va vào công nhân đang thi công xung quanh

Chấn thương gãy tay chân, phần mềm 2 4 8 III 4 Ngạt khí

- Công nhân đào móng thủ công trúng túi khí gas ngầm.

Tử vong,

chấn thương 1 5 5 III

5 Vấp ngã

- Công nhân ngã xuống hố móng, hố gas, hố thang máy;

- Công nhân ngã xuống mặt bằng móng khi di chuyển trên mặt đất;

- Vấp ngã trong quá trình di chuyển,

Chấn thương gãy

tay chân, phần mềm

TT

Mối nguy

Rủi ro ATSKNN

Đánh giá rủi ro

Mô tả Nguyên nhân

Tần suất (T) Mức độ (M) Mức độ rủi ro R= M*T Cấp độ vận chuyển đất thải.

C Giai đoạn: Thi công móng

1

Tai nạn giao thông

- Xe chở vật tư, thiết bị ra vào công trường gây tai nạn.

Tử vong, chấn thương gãy tay chân, phần mềm 2 5 10 IV 2 Vấp ngã

- Vấp ngã khi di chuyển trên mặt bằng móng;

- Vấp ngã khi vận chuyển vật tư, vật liệu bằng xe cải tiến;

- Vấp ngã xuống hố gas, hố thang máy.

Chấn thương gãy tay chân, phần mềm 3 3 9 III 3 Văng bắn - Chấn thương khi cắt sắp, thép bằng máy cắt cầm tay;

- Lưỡi hoặc mảnh vỡ của lưỡi máy cắt văng, bắn vào công nhân.

Chấn

thương 2 3 6 III

4 Giật điện

- Điện giật khi sử dụng các thiết bị điện hàn, cắt mài, đầm, khoan, đục, trộn bê tông v.v..

Tử vong,

chấn thương 2 5 10 IV

5 Cháy nổ - Nổ bình khí nén khi thi công đập đầu cọc

Tử vong,

chấn thương 3 5 10 V

6 Cháy nổ

- Cháy nổ do tia lửa nhiệt trong quá trình hàn, cắt, mài;

- Cháy nổ do chập cháy điện trong quá trình sử dụng các thiết bị điện.

Chấn

TT

Mối nguy

Rủi ro ATSKNN

Đánh giá rủi ro

Mô tả Nguyên nhân

Tần suất (T) Mức độ (M) Mức độ rủi ro R= M*T Cấp độ

D Giai đoạn: Thi công phần thân

1

Tai nạn giao thông

- Xe chở vật tư ra vào công trường không có người xi nhan, đường công vụ lộn xộn dẫn đến tai nạn

Tử vong,

chấn thương 2 5 10 IV

2 Vật rơi

- Cẩu, nâng hạ vật tư, xi măng, sắt thép bị đứt cáp, tuột cáp;

- Quá trình lắp dựng, tháo dỡ coppha, ván khuôn để rơi xuống dưới;

- Rơi vật tư, thiết bị từ trên cao.

Tử vong, chấn thương 3 5 15 V 3 Đổ sập - Sập đổ hệ đà giáo, cốt thép sàn, dầm, cột sau khi lắp dựng. - Sập đổ hệ đà giáo, cốt thép sàn, dầm, cột sau khi đổ bê tông.

Tử vong,

chấn thương 5 5 25 VI

4 Đổ sập - Đổ sập hệ giàn giáo bao che trong quá trình thi công phần thân.

Tử vong,

chấn thương 2 5 10 IV

5 Ngã cao

- Công nhân bị ngã từ trên cao khi thi công sát mép biên, lỗ mở, hố thông tầng, thi công trên giàn giáo v.v…

Tử vong,

chấn thương 3 5 15 V

6 Văng bắn

- Sử dụng máy cắt cầm tay không có vành bảo vệ khiến lưỡi cắt hoặc mảnh lưỡi vỡ văng ra.

Chấn

thương 2 3 6 III

7 Vấp ngã

- Vấp ngã trong quá trình di chuyển khi thi công, vận chuyển vật tư bằng xe thô sơ, vận chuyển vật tư bằng tay;

- Vấp ngã khi thi công đổ bê tông vách

Chấn thương gãy

tay chân, phần mềm

TT

Mối nguy

Rủi ro ATSKNN

Đánh giá rủi ro

Mô tả Nguyên nhân

Tần suất (T) Mức độ (M) Mức độ rủi ro R= M*T Cấp độ tầng hầm do không có sàn thao tác để di chuyển. 8 Bỏng nhiệt - Do mạt thép từ máy cắt, xỉ từ máy hàn;

- Không sử dụng PTBVCN (găng tay).

Chấn thương phần mền 4 1 4 II 9 Giật điện - Sử dụng các thiết bị hàn, cắt, đầm, khoan, đục để dây dẫn bừa bãi, dễ bị đứt, rò điện;

- Không kiểm tra thiết bị, thiết bị không đạt yêu cầu, không nối đất; - Không sử dụng PTBVCN (găng tay, giầy, ủng).

Tử vong,

chấn thương 2 5 10 IV

10 Dập, kẹp

- Dập, kẹp tay khi gia công ván khuôn, coppha, cốt thép;

- Không sử dụng PTBVCN (găng tay).

Chấn

thương 4 1 4 II

11 Cháy nổ

- Cháy nổ do tia lửa nhiệt trong quá trình hàn, cắt, mài;

- Cháy nổ do chập cháy điện trong quá trình sử dụng các thiết bị điện.

Chấn

thương 2 3 6 III

E Giai đoạn: Hoàn thiện

1

Tai nạn giao thông

- Xe chở vật tư ra vào công trường không có người xi nhan, đường công vụ lộn xộn dẫn đến tai nạn

Tử vong,

chấn thương 2 5 10 IV

2 Vật rơi - Cẩu, nâng hạ vật tư bị đứt cáp, tuột cáp, quá tải;

Tử vong,

TT

Mối nguy

Rủi ro ATSKNN

Đánh giá rủi ro

Mô tả Nguyên nhân

Tần suất (T) Mức độ (M) Mức độ rủi ro R= M*T Cấp độ

- Thi công trên giàn giáo để rơi vật tư, thiết bị xuống dưới.

3 Vật rơi

- Trong quá trình vận chuyển, thi công vách kính mặt dựng; phôi gia công cửa sổ, kính bị rơi từ trên cao xuống;

- Lắp đặt không đúng quy trình dẫn đến kính không chắc chắn, không chịu được áp lực gió rơi xuống.

Tử vong,

chấn thương 3 5 15 V

4 Đổ sập - Đổ sập hệ giàn giáo bao che trong quá trình thi công hoàn thiện.

Tử vong,

chấn thương 2 5 10 IV

5 Ngã cao

- Công nhân bị ngã cao do đổ sập giàn giáo treo Gondola trong quá trình thi công vách kính mặt dựng, sơn tường.

Tử vong,

chấn thương 3 5 15 V

6 Ngã cao

- Thi công sát mép biên, lỗ mở, hố thông tầng v.v… không sử dụng dây an toàn hoặc không móc dây an toàn vào các vị trí chắc chắn cố định;

- Thi công xây, trát tường, hoàn thiện trần thạch cao trên giàn giáo, thang A không sử dụng dây an toàn, không có lan can, sàn thao tác không đảm bảo.

Tử vong,

chấn thương 3 5 15 V

7 Giật điện

- Sử dụng các thiết bị hàn, cắt, đầm, khoan, đục để dây dẫn bừa bãi, dễ bị đứt, rò điện;

- Không kiểm tra thiết bị, thiết bị không đạt yêu cầu, không nối đất;

Tử vong,

TT

Mối nguy

Rủi ro ATSKNN

Đánh giá rủi ro

Mô tả Nguyên nhân

Tần suất (T) Mức độ (M) Mức độ rủi ro R= M*T Cấp độ

- Không sử dụng PTBVCN (găng tay, giầy, ủng).

8 Cháy nổ

- Cháy nổ do tia lửa nhiệt trong quá trình hàn, cắt, mài;

- Cháy nổ do chập cháy điện trong quá trình sử dụng các thiết bị điện.

Chấn

thương 2 3 6 III

9 Vấp ngã

- Vận chuyển, khuân vác vật tư bằng tay, xe vận chuyển thô sơ không đúng phương pháp;

- Do thiếu ánh sáng;

- Không bố trí lối đi, vật tư đê bừa bãi.

Chấn

thương 3 3 9 III

(Nguồn: Tác giả)

 Ngoài các giai đoạn chính nêu trên, còn nhiều giai đoạn thi công nhỏ khác được triển khai tuy nhiên khả năng phát sinh mất ATLĐ là không đáng kể nên tác giả không đề cập đến.

2.7. Các yếu tố có hại trong quá trình thi công công trình Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định

Công ty chưa tổ chức quan trắc môi trường, tuy nhiên dựa vào trực quan và sử dụng máy để đo một số yếu tố có hại, tác giả có thể nhận xét trong quá trình thi công ngoài các yếu tố nguy hiểm gây TNLĐ người lao động còn tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với các yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp như sau:

* Bụi:

Nguồn gốc bụi:

- Khoan, cắt, đục, mài bê tông;

- Trộn xi măng, vữa; bả tường, cột v.v…

- Vận chuyển vật liệu cát đá, xi măng, đất thải v.v…

Hình 3.1. Kết quả đo nồng độ bụi trong 01 ca làm việc tại công trƣờng

Nhận xét: Từ kết quả đo trong 1m³ không khí tại công trường trong 01 ca phá dỡ nhà cũ cho thấy lượng bụi toàn phần TSP (37.563) và bụi PM10 (28.470) có nồng độ khá cao.

- Thành phần chính của các loại bụi trên là bụi mịn, bụi silic, bụi amiang, đây là tác nhân gây ra bệnh về đường hô hấp như: bệnh Bụi phổi silic, bệnh Bụi phổi amiang v.v... Các bệnh trên gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, u tủy, ung thư máu v.v…

- Gây bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;

- Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, gây các bệnh ngoài da, các bệnh về mắt v.v…

 Thực trạng tại công trường: NLĐ chưa được trang bị khẩu trang, chưa áp dụng các biện pháp giảm bụi.

* Tiếng ồn:

 Nguồn gốc tiếng ồn:

- Thi công phá dỡ công trình cũ, đào đất bằng máy đào; - Khoan, cắt, đục, mài bê tông; cắt sắt;

- Trộn, đổ bê tông; tháo dỡ coppha, ván khuôn;

- Tiếng ồn từ xe, máy chuyên dùng, thiết bị cầm tay khác.  Tác hại, nguy cơ mắc các BNN:

- Gây bệnh điếc nghề nghiệp; - Làm suy giảm thính lực;

- Gây mệt mỏi toàn thân, mất ngủ và gây Stress một cách toàn diện; - Ảnh hưởng đến năng suất lao động, có khả năng gây TNLĐ.

 Thực trạng tại công trường:

- NLĐ chưa được trang bị PTBVCN chống ồn như nút tai, bịp tai; - Chưa được bố trí thời gian nghỉ xen kẽ hợp lý;

- Tại công trường chưa bố trí các phòng yên tĩnh để NLĐ nghỉ ngơi. - Chưa tổ chức quan trắc môi trường, đo kiểm tra tiếng ồn

Hình 3.2. Đo tiếng ồn tại 2 ca làm việc sáng và chiều tại công trƣờng

(Nguồn: Tác giả)

* Độ rung:

 Nguồn gốc rung động:

- Rung cục bộ: NLĐ sử dụng máy đầm cóc để đầm đất, máy uốn cắt sắt thép, máy khoan, sử dụng búa căn khí nén đục bê tông, đập đầu cọc, sử dụng máy cưa, máy mài v.v…

- Rung toàn thân: NLĐ vận hành xe, máy xây dựng như máy ủi, máy xúc, máy cẩu, xe trộn bê tông v.v…

 Tác hại, nguy cơ mắc các BNN: • Rung toàn thân:

- Tiếp xúc với rung tần số cao gây tổn thương cơ bắp, tác động đến thành mạch, ngăn cản sự lưu thông máu, lâu dài có thể gây tổn thương mạch máu trong cơ thể. Rung toàn thân gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là hệ thần kinh thể dịch, tiếp xúc lâu dài sẽ gây biến đổi các tổ chức tế bào và rối loạn dinh dưỡng. Rung ở tần số cao 30-80Hz tác động đến thị giác làm thu hẹp thị trường, giảm độ rõ nét, giảm độ nhạy cảm màu và gây tổn thương tiền đình.

• Rung cục bộ:

- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ;

- Tác động của rung cục bộ gây tổn thương xương và các khớp xương, NLĐ thấy đau các khớp xương, cử động hạn chế ở cổ tay, khuỷu tay thường xuất hiện sau buổi làm việc hoặc bắt đầu làm việc. Nặng có thể gây viêm xương, tổn thương khớp, bệnh nhân có thể bị mất sức lao động hoàn toàn. Gây rối loạn tuần hoàn mao mạch ở đầu chi, ngón tay có cảm giác tê cứng, ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt, sau một thời gian đau dấm dứt có thể đau dữ dội. Làm tổn thương gân cơ, thần kinh, có thể gây teo cơ. Đối với lao động nữ còn tác động đến cơ quan sinh dục, lệch tử cung, sa âm đạo.

 Thực trạng tại công trường:

- NLĐ hầu như không sử dụng PTBVCN (găng tay);

- Chưa được bố trí thời gian nghỉ xen kẽ hợp lý, chưa bố trí luân phiên thay đổi lao động cho 1 công việc.

* Vi khí hậu:

Vi khí hậu bao gồm các thông số của môi trường không khí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí và bức xạ nhiệt. Tuy nhiên ở trên công trường xây dựng, các yếu tố vi khí hậu tác động chủ yếu lên NLĐ là nhiệt độ và bức xạ nhiệt của mặt trời. Do tiến độ thi công công trình là 540 ngày và thường xuyên làm việc trên cao nên NLĐ sẽ làm việc trong cả điều kiện vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh.

- NLĐ làm việc trong điều kiện trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nắng nóng gay gắt kéo dài, liên tục có thể dẫn đến các hiện tượng mất nước, mất cân bằng điện giải (các khoáng chất như i-ốt, Ca, Na, K, các vitamin B, C, PP v.v…) để giúp cơ thể cân bằng nhiệt; điều này cũng khiến cho tốc độ phản xạ chậm hơn, giảm quá trình kích thích, giảm sự chú ý. Nhiệt độ cao có thể gây đau thắt cơ ngực, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, say nóng thậm chí là choáng nhiệt. Các ảnh hưởng trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNLĐ. Ngoài ra ánh nắng mặt trời với cường độ mạnh có thể gây các vấn đề về mắt; tia UV có thể gây các ảnh hưởng xấu tới da như dị ứng, tổn thương mô thậm chí gây ung thư da v.v…

- NLĐ làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh giá, kéo dài sẽ khiến nhịp tim, nhịp thở giảm nhưng mức tiêu thụ oxy lại tăng do gan và các cơ phải hoạt động nhiều hơn để giữ ấm cơ thể. Điều này khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về phổi, phế quản như ho, khó thở, dị ứng; nặng hơn có thể bị giảm nhịp tim, hạ thân nhiệt, choáng nhiệt; đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 52)