Thi công ép cọc bằng robot 150T

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 44 - 48)

 Giai đoạn thi công ép cừ larsen:

Sơ đồ 2.5. Quá trình thi công ép cừ larsen

(Nguồn: Tác giả)

*Nguy cơ trong quá trình ép cọc cừ larsen:

Xe chở robot ép cọc, cọc cừ ra vào công trường tự do, không có người làm nhiệm vụ phân làn, đường công vụ lộn xộn dễ dẫn đến tai nạn giao thông. (IV)

Toàn bộ quá trình này do đơn vị cung cấp cọc cừ thi công, công nhân lái cẩu, công nhân vận hành robot, công nhân móc cáp, buộc cáp không sử dụng PTBVCN.

Việc móc cáp, nâng hạ robot, nâng hạ cọc, nâng hạ cục đối trọng không được kiểm soát an toàn, không kiểm tra cáp cẩu. Khi cần trục cẩu cọc lên để đưa vào đầu kẹp không khoanh vùng cảnh báo, công nhân buộc cáp xong không di chuyển tới nơi an toàn, dây cáp có sợi bị bục. (V)

 Giai đoạn thi công đào đất, vận chuyển đổ thải:

Sơ đồ 2.6. Quá trình thi công đào đất, vận chuyển đổ thải

(Nguồn: Tác giả)

* Nguy cơ trong quá trình đào đất, vận chuyển đổ thải:

Xe chuyên dụng vận chuyển máy đào, xe tải vận chuyển đất thải ra vào công trường tự do, không có người làm nhiệm vụ phân làn, đường công vụ lộn xộn dễ dẫn đến tai nạn giao thông. (IV)

Máy đào di chuyển từ trên xe chuyên dụng xuống không có người xi nhan, xe chuyên dụng không có chân chống lật để tạo độ nghiêng khi xuống máy có thể dẫn đến đổ, lật xe và máy đào. (IV)

Máy đào làm việc sát miệng hố có thể dẫn đến đổ, sập máy. Khu vực đào không có biển cảnh báo, công nhân làm việc dưới khu vực tay quay của cần trục. (IV)

Quá trình vận chuyển đất thải ra khỏi công trường thùng xe che đậy không kín thùng khiến đất đá rơi gây bụi, trơn trượt, lốp xe không được vệ sinh khi ra đường.

 Giai đoạn thi công móng

Sơ đồ 2.7. Quá trình thi công móng

(Nguồn: Tác giả)

* Nguy cơ trong quá trình thi công móng:

Xe vận chuyển xi măng, sắt thép, vật liệu ra vào công trường tự do, không có người làm nhiệm vụ phân làn, đường công vụ lộn xộn dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Quá trình đổ bê tông không có người phụ trách an toàn giao thông xi- nhan cho xe ra vào công trường, khu vực xe trộn và xe bơm bê tông không có biển báo nguy hiểm. (IV)

Sử dụng điện để vận hành máy không tuân thủ Quy chuẩn QCVN 18:2014/BXD, dây dẫn điện của các thiết bị cầm tay để bừa bãi trên mặt bằng móng, nhiều đoạn đã cũ, các mối nối dây tạm bợ, NLĐ không có chuyên môn về điện tự ý đấu, ngắt các thiết bị khỏi lưới điện. (IV)

Sử dụng búa căn khí nén và máy nén khí để đập đầu cọc: Công nhân không kiểm tra an toàn bình khí nén trước khi vận hành, thân bình đã có dấu hiệu rỉ sét, khi di chuyển bình khí nén không cắt nguồn điện và xả hết áp suất trong bình. (V)

Nhiều công nhân không sử dụng PTBVCN, không đeo găng tay khi gia công coppha, cốt thép; không đi giày, ủng, không đội mũ bảo hộ khi làm việc;

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên công trường xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng công trình nam đô (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)